Khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Kaspersky cho thấy, 79% doanh nghiệp tại Đông Nam Á chú trọng cải thiện và có kế hoạch tăng cường bảo mật an ninh mạng. Tuy nhiên, hơn 10% doanh nghiệp sử dụng phần mềm bảo mật miễn phí và gần 20% doanh nghiệp sử dụng giải pháp bảo mật dành cho gia đình.
Theo kết quả phỏng vấn các nhà lãnh đạo kinh doanh CNTT trên toàn cầu, bao gồm gần 300 doanh nghiệp tại Đông Nam Á cho thấy, 96% các máy trạm trong khu vực Đông Nam Á đã cài đặt các giải pháp bảo mật điểm cuối, cao hơn một chút so với mức trung bình của khu vực châu Á Thái Bình Dương – với 92%, và tỷ lệ trung bình toàn cầu là 87%.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nhận định, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong khu vực đang nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường chống lại các cuộc tấn công mạng, kéo theo mức độ sẵn sàng đầu tư vào bảo mật mạng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vẫn còn một số doanh nghiệp sử dụng giải pháp bảo mật điểm cuối miễn phí hoặc giải pháp chỉ dành cho gia đình.
Các giải pháp điểm cuối miễn phí có thể bảo vệ doanh nghiệp chống lại các loại virus phổ biến, nhưng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dễ bị tấn công bởi các mối đe dọa tinh vi và ngày càng phức tạp hơn. Hệ thống mạng của tổ chức kinh doanh có độ phức tạp cao hơn so với hệ thống internet tại nhà, cùng lượng lớn thông tin mật và dữ liệu phức tạp ở cả SMB cũng như các công ty lớn. Nên việc sử dụng các giải pháp phần mềm miễn phí và dành cho cá nhân có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho toàn bộ hệ sinh thái Công nghệ Thông tin của doanh nghiệp – ông Yeo nói thêm.
Ngoài ra, 42% doanh nghiệp ở Đông Nam Á không nắm chắc về các chiến lược hiệu quả để chống lại những mối đe dọa phức tạp.
, giúp tập trung các tính năng đa lớp trong một giải pháp cho một lần mua, bao gồm bảo vệ chống khai thác lỗ hổng an ninh và tấn công sử dụng mã độc không dùng tệp.
Ô Lâu
Nhà mạng tiếp tục có khuyến cáo khách hàng một số dấu hiệu nhận biết cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo và biện pháp phòng tránh.
Ngày 2/3, VMware công bố việc bổ nhiệm ông Venkatesh Murali là Giám đốc Phát triển Đối tác, khu vực các thị trường đang phát triển (Nascent) và Việt Nam.
Keysight Technologies vừa giới thiệu Breach Defense, một nền tảng vận hành bảo mật được thiết kế để nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống bảo mật. Một bộ phận của nền tảng mới này là Threat Simulator – giải pháp mô phỏng hành vi tấn công và khai thác lỗ hổng trên mạng thực tế.
Hai ông lớn trong ngành công nghệ Hàn Quốc là Samsung và LG đã đóng cửa các nhà máy của họ ở Hàn Quốc sau khi một công nhân thử nghiệm được phát hiện dương tính với virus Corona.
Tim Cook cho rằng các nhà máy nên hoạt động lại vì Trung Quốc đã kiểm soát được dịch. Được biết Apple là một trong những hãng công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Trong 3 ngày, từ 29/02 – 02/03/2020 khi đặt trước Samsung Galaxy A80 tại Di Động Việt, người dùng sẽ được giảm trực tiếp 6,6 triệu đồng.
Nhóm phụ trách thương hiệu Honor tại Việt Nam vừa chính thức phát đi thông báo cho biết, ngày 28/2/2020 là ngày làm việc cuối cùng của đội ngũ nhân viên Honor tại Việt Nam.
Chương trình Grab Ventures Ignite sẽ chọn ra tối đa 5 startup thắng cuộc, mỗi startup thắng cuộc có cơ hội nhận được khoản đầu tư 150.000 USD. Đối tác đầu tư của chương trình là Quỹ đầu tư mạo hiểm Gobi Partners.
Cổ phiếu của 5 công ty Big Tech đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 tăng mạnh trong những ngày gần đây, càng làm gia tăng nỗi lo về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Phó Chủ tịch Android và Google Play, Sameer Samat, vừa cho biết với DPA rằng Google đã nộp đơn lên Chính phủ Mỹ đề nghị tiếp tục được giao dịch kinh doanh lại với Huawei.