Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế số lớn nhất thế giới, dữ liệu cá nhân được trao đổi dự kiến sẽ vô cùng lớn, các doanh nghiệp hiện đại hầu như không thể hoạt động mà không có dữ liệu. Chính vì vậy, khu vực này đang trở thành mục tiêu béo bở cho tội phạm mạng ngày càng gia tăng trên những dark web.
“Dark web” là một phần của Internet nhưng không có trong chỉ mục của các công cụ tìm kiếm. Truy cập vào nó cần phải có phần mềm đặc biệt, cho phép người dùng ẩn dấu danh tính và hoạt động thực của mình phía sau nhiều lớp mã hóa. Do tính ẩn danh này, ước tính có hơn 50% các trang web trong dark web hiện nay được sử dụng cho các hoạt động tội phạm. Mặc dù có nhiều mối liên quan giữa dark web với các giao dịch ma túy hay cổ vật bị đánh cắp bất hợp pháp, nó cũng tràn ngập việc công khai buôn bán các thông tin số quan trọng, như tên người dùng tài khoản, địa chỉ email và mật khẩu. Những thông tin này thường được rao bán bởi tội phạm mạng do đã có quyền truy cập tới các thông tin nhạy cảm như dữ liệu tài chính hay chăm sóc y tế.
Phân tích tiềm năng đi kèm cảnh báo những nguy cơ, ông Nguyễn Văn Giáp, Tổng Giám đốc, Lenovo Việt Nam cho biết, với hơn 2.007 tỉ người dùng Internet, việc ứng dụng công nghệ nhanh chóng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã dẫn tới số lượng thiết bị gia tăng chưa từng có. Mặc dù cộng đồng dark web tại châu Á còn tương đối nhỏ so với châu Âu, nhưng sự bùng nổ của dữ liệu và thiết bị đang là mối đe dọa đặc biệt nếu người dùng, tổ chức và doanh nghiệp không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Ông Giáp lưu ý, các doanh nghiệp cần lưu ý chống lại mối đe dọa thất thoát dữ liệu. Theo một nghiên cứu khác của Cisco năm 2018, hơn một nửa trong số các cuộc tấn công mạng ở Đông Nam Á đã gây thiệt hại hơn 1 triệu đô-la Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp, tổ chức còn đang phải đối mặt với chi phí cơ hội do bị ảnh hưởng tới danh tiếng của mình – khách hàng nào đó rời bỏ do mất niềm tin chẳng hạn.
An ninh mạng giờ đây không chỉ tập trung vào sản phẩm riêng lẻ, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, một phương thức tiếp cận toàn diện, được tính toán kỹ lưỡng và nghiêm ngặt hơn đối với thiết bị. Điều này đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên của lực lượng lao động di động, nơi công việc không còn giới hạn trong bốn bức tường của văn phòng, và các mối đe dọa mạng đang ngày càng bùng phát.
Các tổ chức cần chủ động để đảm bảo các giải pháp bảo mật đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Đối với bảo mật thiết bị, tội phạm mạng đang ngày càng nhắm tới chuỗi cung ứng để đưa lỗ hổng bảo mật vào thiết bị ngay trong giai đoạn sản xuất và trước khi xuất xưởng. Do đó, cần phải lựa chọn đúng đối tác mà có thể cung cấp các thiết bị được bảo đảm an toàn ngay từ giai đoạn đầu tiên của chuỗi cung ứng sản xuất.
Trong bảo mật định danh, hiện có khoảng 81% các vụ tấn công dữ liệu liên quan tới nguyên nhân mật khẩu yếu, để mặc định hoặc bị đánh cắp, và các cuộc tấn công lừa đảo đã tăng 65% mỗi năm. Xóa bỏ thông tin định danh bằng các cách đăng nhập không dùng mật khẩu an toàn hơn, nhiều lớn xác thực và quét vân tay là những cách thức mới không phức tạp nhưng vẫn đảm bảo định danh được bảo mật. Một phương thức xác thực tích hợp sẵn trong máy tính tuân thủ theo chuẩn mực Liên minh FIDO là một lợi thế cho bảo mật thiết bị.
Một kết nối không bảo mật sẽ giống như việc mở cửa mời kẻ trộm tấn công thiết bị và công ty của bạn. Vì vậy trong khâu bảo mật trực tuyến, cần trang bị cho thiết bị những giải pháp bảo mật hiệu quả, như Mạng riêng ảo (VPN) để phát hiện những mối đe dọa và cảnh báo tới người dùng khi họ định kết nối vào các mạng không dây không an toàn.
Riêng với công việc bảo vệ dữ liệu trong thời kỳ mới đòi hỏi một giải pháp bảo mật toàn diện, độ khả mở cao để luôn vượt lên trước tội phạm mạng trong không gian ảo.
Ô Lâu
Từ 29/08/2019, Phong Vũ đã chính thức mở bán thêm mặt hàng smartphone sau các mặt hàng máy tính, điện lạnh, điện gia dụng, an ninh…
Bất chấp việc không sử dụng hệ điều hành Android chính thức và các ứng dụng được sử dụng rộng rãi như Google Maps nhưng Huawei vẫn sẽ cho ra mắt dòng smartphone cao cấp mới, Mate 30 tại ở châu Âu trong tháng 9 năm nay.
Google được cho là đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất smartphone Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam trong bối cảnh chi phí lao động tăng và cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc leo thang.
Đó là thông tin đáng báo động được đưa ra tại hội thảo “Tầm quan trọng của chứng thư số trong giao dịch trực tuyến tại Việt Nam” do công ty Derasoft và tập đoàn Digicert (Mỹ) tổ chức ngày 27/8 tại TP.HCM, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam triển khai dịch vụ mạng Wi-Fi trên máy bay, cho phép hành khách lướt Facebook, gửi email hay gọi điện ở độ cao 10.000m.
Ngày 28/8 tại Singapore, Grab công bố sẽ đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Khoản đầu tư này sẽ được sử dụng để triển khai các dịch vụ mới tại Việt Nam và mở rộng mạng lưới các dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử, đồng thời phát triển các giải pháp mới về công nghệ di động, công nghệ tài chính và logistics.
Huawei được cho là đang bắt đầu đàm phán với Nga để cài đặt hệ điều hành Aurora của Nga trên 360.000 máy tính bảng của mình nhằm mục đích phục vụ điều tra dân số Nga vào năm tới. Đây được xem là một dự án thí điểm và mở màn cho kế hoạch triển khai hệ điều hành của Nga trên các thiết bị Huawei trong tương lai.
Trong Q2 2019, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 16.017 mã độc tống tiền (ransomware) – bao gồm cả những ransomware thuộc 8 họ mã độc mới. Số lượng ransomware mới này tăng hơn gấp đôi so với Q2 2018 (7.620 trường hợp).
Chiều tối 26/8, đoàn xe biển xanh 80A chở theo một số cán bộ mặc áo Viện Kiểm sát và thường phục đã đến tòa nhà MobiFone trên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội).
Realme 5 và 5 Pro hai sản phẩm mới nhất vừa được Realme giới thiệu tại Ấn Độ và sắp lên kệ thị trường. Điểm nhấn của dòng sản phẩm này là hệ thống 4 camera sau, hỗ trợ sạc nhanh VOOV 3.0 20W và mức giá hấp dẫn trong tầm giá.