Dịch vụ công trực tuyến – Băn khoăn hiệu quả sử dụng

Từ đầu năm đến nay rất nhiều dịch vụ công đã được triển khai áp dụng vào đời sống người dân như: cấp chứng minh nhân dân điện tử, thu thuế qua mạng, cấp hóa đơn điện điện tử, cấp phép họp báo, hội thảo… Đây được xem là những động thái tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc tiến gần hơn đến Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, những động thái tích cực này vẫn chưa thực sự đồng bộ nên đã gây ra những bất cập nếu không giải quyết sớm sẽ là cản trở lộ trình hướng đến Chính phủ điện tử!

Dịch vụ công trực tuyến - Băn khoăn hiệu quả sử dụng - 6rp12vry

Dịch vụ mới khổ kiểu mới!

Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà… từ những cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp. Các dịch vụ công như cấp chứng minh nhân dân điện tử, thu thuế qua mạng, cấp phép họp báo, hội thảo qua mạng, áp dụng hóa đơn điện điện tử… ra đời cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, những dịch vụ này trong quá trình triển khai thí điểm vẫn còn xảy ra những bất cập gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp!

Cụ thể, việc áp dụng chứng minh nhân dân điện tử mới được Bộ Công an có kế hoạch triển khai trong năm 2012 và 2013 ở Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phòng. Việc áp dụng dịch vụ mới này đã được thực hiện từ tháng 9/2012. Người dân đã bắt đầu sử dụng chứng minh nhân dân vào trong cuộc sống để giao dịch với ngân hàng, bảo hiểm, y tế… Thế nhưng sự thuận lợi của việc sử dụng chứng minh mới này chưa thấy người dân nêu nhưng đã thấy vướng mắc, rắc rối! Nhiều người sử dụng chứng minh nhân dân mới để giao dịch ở ngân hàng đã bị nhân viên ngân hàng yêu cầu phải có thêm giấy xác nhận (chứng minh nhân dân cũ 9 số và chứng minh nhân dân mới 12 số) của cơ quan Công an thì mới chấp nhận giao dịch. Việc lấy giấy xác nhận này cũng được cơ quan Công an gợi ý nếu người sử dụng chứng minh nhân dân mới gặp khó khăn trong quá trình sử dụng. Nhìn chung, cả yêu cầu của Ngân hàng và gợi ý của Công an đều là đang gây thêm những rắc rối, phiền toái, mất công sức, thời gian, chi phí đi lại của người dân, đi ngược mục tiêu đề ra là đem đến sự thuận tiện, tiết kiệm…

Hay việc triển khai thu thuế qua mạng của cơ quan Thuế TPHCM cũng là một dịch vụ công khiến nhiều DN bức xúc. Mặc dù, chưa có một văn bản nào yêu cầu buộc các DN phải kê khai thuế qua mạng mà mới chỉ đang trong giai đoạn khuyến khích nhưng đã có cán bộ Thuế hành “dọa” DN: “Nếu không kê khai sẽ đến DN kiểm tra…!”  Trong khi đó, bản thân các DN đều rất muốn được khai thuế, nộp thuế qua mạng để tránh phải tiếp xúc với cơ quan công quyền, thế nhưng do đường truyền của cơ quan Thuế luôn trong tình trạng quá tải, nghẽn mạch. Sự kết nối giữa cơ quan Thuế và DN chưa được chặt chẽ… buộc DN vẫn phải chạy tìm đến cơ quan Thuế làm thủ tục theo kiểu truyền thống.

Dịch vụ công trực tuyến - Băn khoăn hiệu quả sử dụng - image00116


Đầu tư trăm triệu, vài người dùng

Ngoài các dịch vụ tiêu biểu trên, theo số liệu thống kế của Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TTTT cho thấy, gần đây đã có rất nhiều cơ quan Nhà nước công bố hiện trạng và kế hoạch triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 – 4 nhằm tăng tính công khai, minh bạch khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Hai địa phương được xem là có nhiều dịch vụ công đạt mức 3 nhất là An Giang (139/2.006 dịch vụ) và Đà Nẵng (74/ 1.353 dịch vụ). Số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2012 cho thấy cả nước đã có 860 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 11 dịch vụ công mức 4 (8 dịch vụ do cấp UBND tỉnh, thành phố cung cấp, và 3 dịch vụ do cấp Bộ triển khai), trong khi năm 2008 mới chỉ có 30 dịch vụ công mức 3…

Dịch vụ công trực tuyến - Băn khoăn hiệu quả sử dụng - ns0lfe0u
 


Năm 2011, Cục Ứng dụng CNTT – Bộ TTTT cũng đã tiến hành khảo sát mức độ người dân tham gia các hoạt động dịch vụ công trực tuyến cho thấy, có tới gần 60% người dân nói rằng chưa từng sử dụng dịch vụ công trực tuyến và một nửa trong số đó không biết tới dịch vụ công trực tuyến. Mặc dù đến nay chưa có số liệu thống kê mới về mức độ người dùng dịch vụ công nhưng khác nhiều cán bộ, lãnh đạo phụ trách CNTT trong các cơ quan Nhà nước khẳng định, không ít dịch vụ công trực tuyến vẫn “vắng” người dùng (ngoại trừ những trường hợp cá biệt như thủ tục hành chính về thuế, hải quan…). Trong khi đó, để đầu tư xây dựng một dịch vụ công trực tuyến, nhất là những dịch vụ mức 3 – 4 việc đầu tư cho các dịch vụ này rất tốn kém chi phí, thời gian và công sức. Thậm chí, có Sở đã đầu tư hơn 200 triệu đồng/dịch vụ công nhưng sau cả năm chỉ có vài người truy cập.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này không cần thống kê hay khảo sát của bất cứ cơ quan nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy được rất rõ đó là, trình độ sử dụng máy tính cũng như trang thiết bị của người dân vô cùng hạn chế. Ngay trong Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2012 cũng cho thấy, năm 2011, cả nước mới có 16,2% hộ gia đình có máy vi tính. Rất nhiều người dân chưa từng biết máy vi tính, Internet là gì? Nếu không giải quyết được bài toán này thì dù Nhà nước có cố gắng phát triển cho thật nhiều dịch vụ công tốt thì cũng chỉ để đó mà trưng! Bên cạnh đó còn có những lý do, lo ngại về sự mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công, hoặc sự chưa rõ ràng về cơ quan có thẩm quyền chứng thực cho các hồ sơ pháp lý trên mạng… Trong thực tế, một số doanh nghiệp phần mềm có cung cấp dịch vụ công đã từng tiếp xúc với địa phương và người dân trong quá trình triển khai dịch vụ chia sẻ, họ cảm thấy khó khăn khi triển khai các dự án mà không có người sử dụng. Dự án phải chạy thì địa phương cũng như Nhà triển khai mới biết chỗ nào đã được chỗ nào chưa, còn vướng mắc gì? Đằng nào triển khai xong đắp chiếu để đó!  Điều này khiến cả địa phương và doanh nghiệp triển khai dịch vụ cảm thấy nản!

Dịch vụ công phải đi cùng trình độ sử dụng của dân

Bài toán để giải quyết thực trạng này chỉ có cách là Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào cuộc hỗ trợ đào tạo, nâng cấp trình độ sử dụng máy tính cho người dân; hỗ trợ để mỗi gia đình có được một chiếc máy tính sử dụng riêng; có các điểm truy cập Internet công cộng hoặc cho người dùng sử dụng Wi-Fi miễn phí để họ truy cập bằng điện thoại di động. Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, điểm lại các dịch vụ công trực tuyến hiện nay vẫn chưa có nhiều dịch vụ mang tính “an sinh” hàng ngày để thực sự phục vụ người dân. Các dịch vụ hiện tại chủ yếu là phục vụ cho mục đích kinh doanh. Muốn người dân hào hứng hơn, tham gia vào dịch vụ công trực tuyến nhiều hơn ngoài nâng cao trình độ sử dụng máy tính cho họ, hỗ trợ trang thiết bị cho họ thì các cơ quan Nhà nước cần đẩy mạnh điện tử hóa các dịch vụ liên quan đến đất đai, tài sản, ngân hàng, mua – bán, thuế, hải quan, y tế, giáo dục…


Hải Thanh
Tin học & Đời sống 168 – Tháng 12.2012

Thương mại điện tử, vấp váp và thời cơ

Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì sự sụp đổ của một số website thương mại điện tử (TMĐT) thời gian qua không có nghĩa là lĩnh vực này không phát triển mà qua sự sàng lọc, đã thấy người dùng cần một thị trường trong sạch và hiệu quả.

Biến dữ liệu khổng lồ thành cơ hội kinh doanh

Theo các chuyên gia ước tính, trung bình các dữ liệu kinh doanh tại một công ty sẽ tăng gấp đôi sau 18 tháng. Cụ thể đối với một vài ứng dụng chuyên ngành như bản kê chi tiết cuộc gọi trong ngành viễn thông, dữ liệu có thể tăng gấp 4 lần trong 18 tháng… Dữ liệu đầy lên và nằm rải rác khiến cho việc truy xuất số liệu để phân tích trong kinh doanh đã và sẽ khiến cho nhiều DN mất rất nhiều thời gian mà vẫn không thể chính xác…

Hatachi Data Systems dự báo Top 10 xu hướng CNTT 2013

Ngày 26/12/2012, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ của Hitachi Data Systems, ông Hu Yoshida đã chia sẻ những dự đoán của mình về Top 10 xu hướng CNTT sẽ diễn ra trong năm 2013.

Facebook đang kiếm tiền của bạn như thế nào?

Bất chấp thế nào, thì năm 2012 Facebook đang thực sự đặt ra một dấu hiệu thu lời đối với người sử dụng.

20 năm sáng tạo dịch vụ viễn thông – CNTT

VNPT TPHCM vừa tổ chức kỷ niệm “Sắc màu 20 năm phát triển dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin”. Với tiền thân là dịch vụ viễn thông của Bưu điện TPHCM, VNPT TPHCM đã đi qua 20 năm với khá nhiều thành tích và sáng tạo..

Mobile marketing – nhiều dịch vụ để lựa chọn

Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng. Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

CRM giúp ngân hàng chiều “thượng đế”

Công nghệ đã và đang làm thay đổi cách phục vụ cũng như cung cấp dịch vụ của ngân hàng (NH) đối với khách hàng (KH). Kiểu phục vụ truyền thống của NH là ngồi tại chỗ và KH tự tìm đến. KH phải vất vả qua nhiều cửa ải rồi mới tiếp cận được dịch vụ NH mình cần. Nhưng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và của thời thế kinh tế, KH sẽ không phải di chuyển mà cứ ngồi tại chỗ sẽ có nhân viên của NH cầm ipad đến chào mời, thực hiện các giao dịch ngay tại chỗ.

5 bài học quản lý lớn nhất 2012

Năm 2013 đang đến rất gần, đã đến lúc cùng nhìn lại những điển hình quản lý đáng học tập của năm 2012 vừa qua.

“Quản trị niềm tin” cho phát triển bền vững

Có nhiều cách mà các doanh nhân vẫn thường làm để tăng lợi nhuận như mua rẻ bán đắt, chủ động tấn công, tăng thu giảm chi, tiếp thị ào ạt để tranh giành khách hàng, v.v… nhưng hầu hết trong số họ vẫn thường trăn trở tìm hướng đi cho sự “phát triển bền vững”.

5 phương án để Yahoo tìm lại chính mình

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý ba của Yah, vị giám đốc điều hành mới – Marissa Mayer đã đưa ra tầm nhìn mới của cô dành công ty trong tương lai. “Những ngày tháng tươi đẹp vẫn còn ở phía trước”.