Dán nhãn năng lượng – Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân

Nhiều DN trong nước đến nay hiện vẫn đủng đỉnh trước quy định về dán nhãn năng lượng trên sản phẩm. Đặc biệt nhóm thiết bị văn phòng bắt buộc dán nhãn vào năm 2014 nhưng hầu hết doanh nghiệp hoàn toàn không biết có Luật này. Sự “lệch pha” này khiến các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với một mức phạt rất cao và bị động trong sản xuất và kinh doanh.

Quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện được Bộ Công thương (BCT) triển khai trong tháng 10/2011. Ngay sau đó, tháng 11/2011 các doanh nghiệp (DN) nước ngoài thuộc nhóm thiết bị gia dụng đã nhanh chân tiến hành ngay các thủ tục cần phải làm như thử nghiệm sản phẩm để được cấp nhãn năng lượng.


Dán nhãn năng lượng - Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân - 5ogz9zmq


Những nhóm thiết bị bắt buộc

Ông Đặng Hải Dũng, Vụ Khoa học Công nghệ & Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm đến nay, Bộ này cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo để thông tin các quy định dán nhãn đến doanh nghiệp, nhà sản xuất, cơ quan kiểm định… Mới đây Bộ Công thương cũng đã ban hành Thông tư số 07/2012/TT-BCT TT quy định dán nhãn năng lượng cho trang thiết bị sử dụng năng lượng theo quy định của Luật sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, nhóm thiết bị gia dụng chỉ còn vài tháng nữa bắt buộc phải dán nhãn năng lượng, gồm: đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình. Tiếp đến đầu năm 2014, quy định bắt buộc dán nhãn đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại và nhóm thiết bị công nghệp gồm: máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện. Với nhóm thiết bị này Bộ Công thương khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện dán nhãn bắt đầu từ bây giờ. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống) áp dụng bắt buộc dán nhãn vào năm 2015 và khuyến khích dán nhãn tự nguyện từ 2013. Các thiết bị khác như: đèn chiếu sáng công cộng, máy điều hoà nhiệt độ có công suất lớn hơn 28 kW làm lạnh bằng nước và những loại thiết bị cần thiết khác lộ trình dán nhãn và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu do Bộ Công thương quy định. Bộ Công thương khuyến khích các doanh nghiệp nhóm này tự nguyện dán nhãn để nâng cao cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Trong quá trình thực hiện dán nhãn, Bộ Công thương sẽ cùng các cơ quan quản lý tiêu chuẩn của thiết bị tiêu thụ điện năng như: Bộ KHCN, bộ Xây dựng, Bộ giao thông…sẽ hoàn thiện các tiêu chuẩn dán nhãn và bổ sung thêm danh mục các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng.  

Dán nhãn năng lượng - Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân - may tinh bo


Dán nhãn là lợi thế cạnh tranh

Ông Đặng Hải Dũng cho biết, ngay sau khi Bộ triển khai Quyết định 51/2011 đến các DN thuộc nhóm thiết bị gia dụng, các hãng tủ lạnh, máy giặt nước ngoài như: Sanyo, Toshiba, Mitsubishi, Hitachi… đã đem sản phẩm của mình đi thử nghiệm tại Thái Lan và Malaysia, để có chứng nhận về hiệu suất năng lượng sản phẩm. Trong đó, Sanyo là đơn vị tiên phong.

Ông Dũng đánh giá, các DN nước ngoài theo dõi và nắm bắt rất nhanh nhạy tác động chính sách pháp luật đến các hoạt động của mình. Họ không chỉ nhanh nhạy trong việc nắm bắt chính sách Luật dán nhãn năng lượng mà nắm bắt hầu hết các chính sách khác rất sát. Chính sự nhanh nhạy này đã và đang tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho họ khi tung sản phẩm ra thị trường. Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Tư pháp cho rằng: “Tâm lý người đi mua hàng, khi đứng trước hai sản phẩm một đã dán nhãn có hiệu suất năng lượng cao và một sản phẩm chưa dán nhãn, giá cả của hai sản phẩm chênh nhau không nhiều, chắc chắn người tiêu dùng sẽ chọn mua sản phẩm đã dán nhãn. Do vậy, DN phải hiểu dán nhãn là một biện pháp nhưng đồng thời cũng là lợi ích gắn liền với cạnh tranh thương hiệu trên thương trường…”. Thế nhưng, với doanh nghiệp nội, theo ông Lương Văn Phan, Chuyên gia dự án Bresl, Bộ Công thương, mặc dù BCT đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích DN thực hiện tiết kiệm năng lượng trên tinh thần tự nguyện từ nhiều năm nay nhưng các DN nội thường để “nước đến chân mới nhảy”… Sau nhiều năm, chỉ lèo tèo (3 – 4 doanh nghiệp lớn) sản phẩm đã được DN trong nước tự nguyện dán nhãn năng lượng như: bóng đèn Điện Quang, Rạng Đông dù số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuộc nhóm thiết bị gia dụng rất nhiều, chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có vài trăm DN, ở TPHCM con số này còn lớn hơn rất nhiều.

Dán nhãn năng lượng - Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân - Nhansosanh


Sẽ nâng dần tiêu chuẩn

Chuyên gia Phan cho biết, ban đầu nhãn năng lượng được thiết kế “năm chìm bảy nổi”, chẳng ai biết đến để nhận diện. Sau đó nhãn đã được thiết kế lại, đến nay có 2 nhãn được ban hành gồm: nhãn xác nhận và nhãn so sánh. Hai loại nhãn này dễ nhận diện và được các DN chú ý. Trong đó, nhãn xác nhận là một dạng của nhãn năng lượng được sử dụng để dán cho các sản phẩm có hiệu suất cao (HEPS) theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Nhãn này hiện đang được sử dụng cho các loại bóng đèn và chấn lưu.

Nhãn so sánh là một dạng của nhãn năng lượng được sử dụng để dán cho các sản phẩm có hiệu suất năng lượng tương ứng với các cấp (1,2,3,4,5) theo tiêu chuẩn quốc gia (TCQG). Cấp 5 là cấp có hiệu suất năng lượng cao nhất (ứng với nhãn 5 sao). Nhãn này hiện tại đang được sử dụng cho các loại thiết bị điện gia dụng: quạt điện điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện…

Ông Phan chia sẻ, khi triển khai dán nhãn này đã xuất hiện nhiều tư duy của DN là phải cố gắng làm sao đó phấn đấu sản phẩm của mình đủ tiêu chuẩn dán được nhãn 5 sao. Mức 1 sao rất kém sức cạnh tranh trên thương trường. Và ông cho rằng, đây là hiệu ứng tốt để kích thích các DN cải tiến thiết kế, sử dụng vật liệu sao cho thích hợp, tạo ra sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao…

Dán nhãn năng lượng - Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân - Mayphotocoppy


Bước đầu các quy chuẩn đối với các sản phẩm tiêu thụ năng lượng của Việt Nam thấp hơn so với thế giới nhưng sẽ được nâng dần để tiêu chuẩn ngang tầm khu vực, nhằm hạn chế các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn của nước ngoài không có “cửa” vào Việt Nam. Một số tiêu chuẩn cho nhóm thiết bị gia dụng đã sẵn sàng gồm: một số sản phẩm liên quan đến thiết bị chiếu sáng, nồi cơm điện, quạt điện, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, máy biến áp phân phối. Nhóm thiết bị văn phòng như: màn hình máy vi tính, máy thu hình, máy photo coppy, máy in đang trong quá trình xây dựng của Bộ Khoa học Công nghệ. Các tiêu chuẩn này sẽ sớm được công bố trong năm nay nhằm phục vụ cho lộ trình dán nhãn tự nguyện cũng như bắt buộc đối với nhóm này vào đầu năm 2014.

Mức phạt cao và chuyện đã rồi

Ông Dũng nhấn mạnh, quy định dán nhãn đã được ban hành và đã được truyền thông đến các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị tiêu thụ điện năng từ cách đây 1 năm nên nếu những trường hợp nào cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ.   

Dán nhãn năng lượng - Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân - 4u9ivunm


Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tư pháp cho biết các mức xử phạt vi phạm không dán nhãn như sau:

Không thực hiện dán nhãn năng lượng cho sản phẩm bắt buộc sẽ bị cảnh cáo lần vi phạm 1, vi phạm lần 2 phạt từ 10 – 20 triệu đồng, và từ 30 – 50 triệu đồng vi phạm lần 3; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng với cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm phải dán nhãn năng lượng và sử dụng dán nhãn sai quy cách phạt phạt từ 5 – 10 triệu đồng và đình chỉ nhãn năng lượng; tiếp tục dán nhãn năng lượng cho sản phẩm khi giấy chứng nhận đã hết hạn phạt từ 10 – 30 triệu đồng, đình chỉ nhãn năng lượng; dán nhãn năng lượng không đúng cho sản phẩm được chứng nhận hoặc cho sản phẩm chưa được chứng nhận phạt từ 50 đến 70 triệu đồng, thu hồi nhãn năng lượng; cung cấp thông tin sai trên nhãn năng lượng so với giấy chứng nhận phạt từ 30 đến 50 triệu đồng; sản xuất nhập khẩu các sản phẩm thuộc danh mục bị loại bỏ phạt từ 50 đến 70 triệu đồng và buộc tiêu hủy, tái xuất cấm lưu hành; Trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định thanh, kiểm tra phạt từ 10 đến 20 triệu đồng… Các mức xử phạt này có thể sẽ được điều chỉnh theo chiều hướng tăng lên để nhằm răn đe các hành vi vi phạm về dán nhãn năng lượng.

Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt gồm: thanh tra viên ngành công thương; chánh thanh tra sở công thương; chánh thanh tra Bộ Công thương; chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh, các cõ quan khác theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

Tại hội thảo “Quản lý Nhà nước đối với nhãn năng lượng và xúc tiến dán nhãn năng lượng bắt buộc” diễn ra giữa tháng 8/2012, ông Dũng nhấn rất mạnh rằng, “Chúng tôi đã triển khai Luật dán nhãn năng lượng từ hơn một năm nay. Từ đầu năm 2012 đến nay Bộ Công thương liên tiếp tổ chức các hội thảo để triển khai Luật này đến các DN”. Tuy nhiên, khi trao đổi với ông Nguyễn Phước Hải, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Điện tử Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH máy tính CMS khá ngỡ ngàng. Ông nói: “Hiệp hội Điện tử có liên quan rất nhiều đến quy định này nhưng không hiểu Bộ Công thương triển qua đường nào? Các DN trong Hiệp hội cũng chưa có DN nào nghe nói đến, có thể Bộ coi máy tính chỉ là một trong những danh mục nhỏ, lại do Bộ TTTT quản lý.  Để xây dựng tiêu chuẩn dán nhãn năng lượng rất cần đóng góp của Hiệp hội chúng tôi. Nhìn chung, chủ chương chúng tôi không phản đối, nhưng áp dụng như thế nào phải có quy định cụ thể. Nếu Luật được áp dụng từ 2014, trong năm 2013 các quy chuẩn phải hoàn thiện rồi thì DN mới kịp áp dụng! ”

Ông Hải chia sẻ thêm, trong ngành Green IT có 2 yếu tố các DN sản xuất máy tính đặc biệt phải quan tâm đó là: loại bỏ những chất độc hại theo chuẩn Ross của quốc tế, tức là loại bỏ những kim loại nặng. Quy định này DN có thể dễ dàng áp dụng, có thể chuyển hướng đặt mua thiết bị, linh kiện có chứng nhận tại nguồn, hoặc đã được các nước công nhận lẫn nhau. Yếu tố thứ 2 dó là Quy định ưu tiên sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Để áp dụng quy định này thực sự sẽ lúng túng, thế nào là tiết kiệm năng lượng? Cái gì so với cái gì và cái gì là chuẩn khi công nghệ thay đổi liên tục…?

Các quy định và tiêu chuẩn dán nhãn

Quy định về hiệu suất năng lượng đối với bóng đèn huỳnh quang ống thẳng áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 8249:2009, chấn lưu sắt từ áp theo tiêu chuẩn TCVN 8248:2009, chấn lưu điện tử áp theo TCVN 7897:2008, bóng đèn huỳnh quang COMPACT theo tiêu chuẩn TCVN 7896:2008, điều hoà không khí (TCVN 7830:2007), tủ lạnh và tủ đông lạnh TCVN 7828:2007, nồi cơm điện áp theo TCVN 8252:2009…

Hiện có hai phương thức đánh giá để dán nhãn năng lượng cho DN nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, DN nhập khẩu phải thực hiện thử mẫu đại diện, xem xét hồ sơ, chứng nhận theo từng lô, dán nhãn năng lượng. Hoặc DN xuất khẩu cũng có thể chứng nhận tại nguồn cho sản phẩm trong vòng 3 năm nếu sản phẩm đó không có thay đổi gì về mẫu mã, thiết kế, hiệu suất… DN sản xuất phải thử mẫu điển hình và các đánh giá hoạt động sản xuất tại DN để cơ quan cấp nhãn xem xét hồ sơ, cấp giấy chứng nhận. Nhãn năng lượng có hiệu lực 3 năm.

Sau khi được cấp nhãn, DN tự dán lên sản phẩm của mình. Phía cơ quan cấp nhãn sẽ đăng tải toàn bộ những sản phẩm đã được cấp nhãn lên website của Bộ Công thương để làm cơ sở căn cứ đối chiếu cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra xử phạt khi có vi phạm.


Người bán lẻ không ôm vạ

“Bộ Công thương hiện đang có kế hoạch, tổ chức tập huấn đào tạo cho người bán lẻ. Một số hãng sản xuất cũng sẽ đào tạo cho khách hàng là những người bán lẻ bao gồm: các cửa hàng, siêu thị để phổ biến các quy định của nhà nước. Khi thông tin đến với người bán lẻ, chắc chắn sau đó họ sẽ không lấy hàng của những hãng sản xuất sản phẩm không dán nhãn năng lượng. Họ sẽ không dại rước vạ vào thân! Các nhà bán lẻ sẽ lo tập trung giải quyết hết những hàng cũ còn tồn kho và họ sẽ chỉ nhập về những lô hàng có dán nhãn để cung cấp cho thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm nào dán nhãn trước sản phẩm đó sẽ sớm có ưu thế với người tiêu dùng” ông Lương Văn Phan.


Hải Thanh
Tin học & Đời sống 165 – Tháng 9.2012

Mai Nguyên Luxury ra mắt phiên bản website dành cho mobile

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng mọi lúc mọi nơi, Mai Nguyên Luxury đã cho ra mắt phiên bản website m.mainguyen.vn dành cho điện thoại di động có sử dụng hệ điều hành.

Độc đáo sản phẩm Mỹ do người Việt R&D

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Công ty Misfit Wearables do Sonny Vũ (Việt Kiều Mỹ) và Jonhn Sculley (cựu CEO của Pepsi và Apple) sáng lập, có trụ sở tại Mỹ vừa cho ra đời sản phẩm Misfit Shine – Một thiết bị đo mức độ vận động cơ thể.

Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây

“Điện toán đám mây (ĐTĐM) là giải pháp được hầu hết các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Hoa Kỳ ứng dụng. Hiện ĐTĐM là giải pháp giúp các DN, các cơ quan Chính phủ tiết giảm chi phí hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ứng dụng giải pháp này thành công, đòi hỏi phải có những đảm bảo an ninh, an toàn cho các dữ liệu khi đưa lên “mây”. Bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa…” đó là chia sẻ của ông Kent Craig, phụ trách mảng Quản trị Tài sản Phần mềm tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

Samsung không còn sản xuất pin iPad, MacBook cho Apple

Do quyết định này được đưa ra trực tiếp từ phía hãng Hàn Quốc nên Apple buộc phải tìm nhà cung cấp thay thế.

CSC chia sẻ thông tin về công nghệ mới đến sinh viên CNTT

Hàng trăm sinh viên các ngành máy tính, tin học, CNTT của các trường đại học khu vực phía Nam như: Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin…đã tập trung về trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 24/11 để nghe các chuyên gia của Công ty CSC Việt Nam giới thiệu, chia sẻ những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence…

Lưu lượng “đám mây” sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2016

Theo báo cáo Cisco Global Cloud Index (2011-2016) vừa công bố, đến năm 2016, lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần, và lưu lượng lưu trữ đám mây sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 2011.

Trường đại học FPT được xếp hạng Ba sao theo chuẩn QS Stars

Ngày 20.11, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ công bố đạt chứng nhận xếp hạng quốc tế Ba sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới . Đặc biệt, FPT còn là trường ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS và được trao chứng nhận tại Hội nghị Giáo dục Quốc tế QS APPLE ở Indonesia ngày 16/11 vừa qua.

Kinh doanh ứng dụng di động – Làm giàu không khó

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp “nóng” nhất trong thời gian qua. Hàng trăm ngàn ứng dụng đã được cung cấp cho người sử dụng, đem lại cơ hội kiếm tiền cho các nhà phát triển và các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào thị trường này, việc tìm hiểu các bước chuẩn bị và bí quyết thành công sẽ cần thiết cho doanh nghiệp này chinh phục thị trường toàn cầu.

Trần Thị Nguyên Ngọc – Chuyên gia tư vấn cao cấp CNTT: “Một nửa thông tin không là thông tin”

Chị Trần Thị Nguyên Ngọc hiện là Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn P.A.T, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý hệ thống thông tin cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ vị trí của một lập trình viên, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng và tìm được hướng đi mới, chị đã thành công với vai trò là một chuyên gia tư vấn cao cấp. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với chị về hành trình chị đến với công việc khó khăn nhưng lắm thú vị này.

Google Fiber chính thức đi vào hoạt động

Google đã chính thức bắt đầu đưa dịch vụ cáp quang Google Fiber vào sử dụng lần đầu tiên tại các khu dân cư của thành phố Kansas.