“Điện toán đám mây” (ĐTĐM) là công nghệ hiện đang “nổi” được các doanh nghiệp (DN) phần mềm, cung cấp hạ tầng, dịch vụ, sao lưu dữ liệu chú trọng phát triển. Đến nay, hạ tầng, dịch vụ cho ĐTĐM đều đã được các DN chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ chính sách và sự thay đổi nhận thức của người dùng. Đó là chia sẻ của nhiều DN tại buổi gặp gỡ với báo chí do HCA lần đầu tiên tổ chức nhân sự kiện Business Matching vào giữa tháng 9.
Nỗ lực chưa ngừng
Chia sẻ của đại diện các công ty Fast, Lạc Việt, Sao Bắc Đẩu, Pythis, Vinacis, EXA cho thấy, các DN này đều đã và đang rất tích cực đón đầu xu hướng công nghệ ĐTĐM. Ông Trần Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm giải pháp kinh doanh, Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt chia sẻ, năm 2010 Lạc Việt đã hợp tác với IBM, Dell, Microsoft để xây dựng hạ tầng, cơ sở cho nền tảng ĐTĐM. Mục tiêu hợp tác này của Lạc Việt không tập trung vào cho thuê dịch vụ hạ tầng mà nhằm phục vụ cho chính những giải pháp phần mềm hiện có của mình như: kế toán, tài chính… Lạc Việt chưa có chủ trương đưa phần mềm ERP lên “mây”, bởi những hạn chế về bảo mật, an ninh cho khách hàng.
Cùng hướng đi với Lạc Việt, Pythis cũng đã có những hợp tác với Công viên phần mềm Quang Trung về thuê hạ tầng, máy chủ, ảo hóa đưa giải pháp ERP của mình lên “mây”. Ông Đinh Thái Hoàng, Giám đốc kinh doanh giải pháp của Pythis chia sẻ, Pythis đã có giải pháp lên “mây” và đã có khách hàng (ở TPHCM và Hà Nội) ứng dụng giải pháp này. “ĐTĐM là xu hướng công nghệ tất yếu mà tất cả các DN làm giải pháp đều phải hướng đến. Fast cũng đang chuẩn bị nền tảng, hạ tầng để đưa phần mềm của mình lên “mây”. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp hạ tầng, đường truyền… đang là một bài toán khó”, Ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Fats nói.
Để đưa được các dịch vụ, phần mềm lên “mây” không thể không nói đến các đơn vị sao lưu dữ liệu như: Sao Bắc Đẩu, EXA và đơn vị cung cấp hạ tầng như Vinacis. Các DN này cũng đã có những hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp hạ tầng nước ngoài như Cisco để có hạ tầng, công nghệ tốt nhất cung cấp cho các DN trong nước.
“Bắt tay” chặt hơn trên hành lang pháp lý
Qua chia sẻ của các DN, nhìn chung, sự chuẩn bị cho một xu hướng ứng dụng các dịch vụ, giải pháp trên nền tảng ĐTĐM đều đã và đang được các DN chuẩn bị ráo riết. Tuy nhiên, các nhà cung cấp hạ tầng, sao lưu dữ liệu, phần mềm… vẫn chưa biết nhiều về nhau để tìm đến nhau hợp tác để có công nghệ hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu ứng dụng. Ông Giáp Hùng Cường, Giám đốc công ty Vinacis cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm muốn đưa giải pháp của mình lên “mây” nhưng họ không biết gửi cho ai. Vinacis là nhà cung cấp hạ tầng nhưng cũng chưa nhiều người biết đến. Dù hạ tầng có được chuẩn bị tốt đến đâu mà không có các ứng dụng thì cũng xem như không có gì cả.
Cùng cảnh ngộ như Vinacis, ông Vũ Thái Hà, giám đốc Công ty EXA và ông Võ Quốc Thảo, Phó giám đốc Công ty Sao Bắc Đẩu (đơn vị cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu) nói, rất ít người biết và hiểu về sao lưu, ảo hóa dữ liệu. Hoặc có thể họ biết lợi ích của việc sao lưu, ảo hóa dữ liệu nhưng họ vẫn đứng xa xa nhìn chứ chưa tham gia vào triển khai. Chúng tôi đã và đang cố gắng nỗ lực hết mình để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và chúng tôi chờ sự thay đổi nhận thức của người dùng!” ông Hà nói. Còn ông Thảo thì cho rằng, các DN như DN của ông và ông Hà, ông Cường… hiện nay thiếu sự liên kết với nhau để có hạ tầng, softwer trên nền ĐTĐM đưa vào ứng dụng thực tế. Ngay như Lạc Việt, là đơn vị đã triển khai đưa phần mềm lên “mây” để cung cấp cho khách hàng nhưng khi đối diện với các câu hỏi: “ông lấy gì để đảm bảo dữ liệu của công ty tôi không bị mất, bị chia sẻ khi tôi đem dữ liệu, tài sản của mình gửi cho ông?!” cũng lúng túng vì “để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này là rất khó!”, ông Nghĩa chia sẻ. Họ e dè với các dịch vụ ĐTĐM là bởi chưa có hành lang pháp lý giúp họ tự tin hơn khi đến với công nghệ này!
Ông Cường trấn an: “chúng ta không nên phức tạp hóa quá về ĐTĐM. Nó không khó khăn như mọi người suy nghĩ. Nó có thể ứng dụng dễ dàng. DN có thể chỉ phải bỏ ra chi phí 1.000 đồng cũng đã có thể thuê được máy chủ trong vòng 1 tiếng. Thực tế, VinaCIS và EXA đã phối hợp cho ra mắt dịch vụ hạ tầng ĐTĐM “trueCloud Server”. TrueCloud Server là hệ thống máy chủ ĐTĐM thế hệ mới, có hạ tầng máy chủ khổng lồ với khả năng mở rộng không hạn chế. Chi phí sử dụng trueCloud Server chỉ từ 1.000 đồng/giờ cho một tùy chọn cấu hình máy, với các nhu cầu DN nhỏ, theo cơ chế “dùng đến đâu tính tiền đến đấy”.
Thực tế, không chỉ các nhà cung cấp giải pháp Việt Nam cần cơ chế, pháp lý cho công nghệ ĐTĐM mà ngay cả các nhà cung cấp giải pháp nước ngoài cũng đang chờ đợi. Cách đây vài năm, khi ĐTĐM đến với Việt Nam, các nhà cung cấp giải pháp nước ngoài rất hăm hở với thị trường này. Vì, họ nhận thấy Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Điều kiện của các DN Việt Nam đa phần là vừa và nhỏ, hạn chế trong việc đầu tư các giải pháp CNTT lớn, chỉ có giải pháp ĐTĐM là phù hợp cho nhu cầu “đầu tư công nghệ chi phí thấp đem lại hiệu quả”. Dự định là thế, nhưng khi thâm nhập thực tế có vẻ như họ đang giảm bớt sự hồ hởi bởi lý do “Việt Nam chưa có hành lang pháp lý thúc đẩy thị trường”. “Hiện nay, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra bảo hộ cho các hợp đồng về ĐTĐM. Các cam kết mới chỉ được thực hiện giữa các nhà cung cấp với nhau và giữa các nhà cung cấp với người dùng, khi xảy ra sự cố các bên không biết “kêu” ai! Các DN cung cấp giải pháp, cũng như người dùng đều mong chờ nhà nước sớm có cơ chế, chính sách đảm bảo cho công nghệ ĐTĐM phát triển, khi đó người dùng sẽ tin dùng công nghệ này và ứng dụng rất mạnh” ông Nghĩa khẳng định.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký HCA cho biết: HCA sẽ tăng cường tổ chức các cuộc gặp gỡ như thế này để giúp các Dn biết về nhau nhiều hơn…
Ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Fast
Ông Võ Quốc Thảo, phó giám đốc Công ty sao Bắc Đẩu
Ông Trần Trọng Nghĩa, PGĐ kinh doanh giải pháp Lạc Việt
Ông Giáp Hùng Cường, Giám đôc Vinacis
Ông Vũ Thái Hà, giám đốc Công ty EXA
Diệu Hạnh
Tin học & Đời sống 167 – Tháng 11.2012
Nhiều DN trong nước đến nay hiện vẫn đủng đỉnh trước quy định về dán nhãn năng lượng trên sản phẩm. Đặc biệt nhóm thiết bị văn phòng bắt buộc dán nhãn vào năm 2014 nhưng hầu hết doanh nghiệp hoàn toàn không biết có Luật này. Sự “lệch pha” này khiến các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với một mức phạt rất cao và bị động trong sản xuất và kinh doanh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng mọi lúc mọi nơi, Mai Nguyên Luxury đã cho ra mắt phiên bản website m.mainguyen.vn dành cho điện thoại di động có sử dụng hệ điều hành.
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Công ty Misfit Wearables do Sonny Vũ (Việt Kiều Mỹ) và Jonhn Sculley (cựu CEO của Pepsi và Apple) sáng lập, có trụ sở tại Mỹ vừa cho ra đời sản phẩm Misfit Shine – Một thiết bị đo mức độ vận động cơ thể.
“Điện toán đám mây (ĐTĐM) là giải pháp được hầu hết các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Hoa Kỳ ứng dụng. Hiện ĐTĐM là giải pháp giúp các DN, các cơ quan Chính phủ tiết giảm chi phí hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ứng dụng giải pháp này thành công, đòi hỏi phải có những đảm bảo an ninh, an toàn cho các dữ liệu khi đưa lên “mây”. Bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa…” đó là chia sẻ của ông Kent Craig, phụ trách mảng Quản trị Tài sản Phần mềm tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).
Do quyết định này được đưa ra trực tiếp từ phía hãng Hàn Quốc nên Apple buộc phải tìm nhà cung cấp thay thế.
Hàng trăm sinh viên các ngành máy tính, tin học, CNTT của các trường đại học khu vực phía Nam như: Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin…đã tập trung về trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 24/11 để nghe các chuyên gia của Công ty CSC Việt Nam giới thiệu, chia sẻ những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence…
Theo báo cáo Cisco Global Cloud Index (2011-2016) vừa công bố, đến năm 2016, lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần, và lưu lượng lưu trữ đám mây sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 2011.
Ngày 20.11, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ công bố đạt chứng nhận xếp hạng quốc tế Ba sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới . Đặc biệt, FPT còn là trường ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS và được trao chứng nhận tại Hội nghị Giáo dục Quốc tế QS APPLE ở Indonesia ngày 16/11 vừa qua.
Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp “nóng” nhất trong thời gian qua. Hàng trăm ngàn ứng dụng đã được cung cấp cho người sử dụng, đem lại cơ hội kiếm tiền cho các nhà phát triển và các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào thị trường này, việc tìm hiểu các bước chuẩn bị và bí quyết thành công sẽ cần thiết cho doanh nghiệp này chinh phục thị trường toàn cầu.
Chị Trần Thị Nguyên Ngọc hiện là Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn P.A.T, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý hệ thống thông tin cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ vị trí của một lập trình viên, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng và tìm được hướng đi mới, chị đã thành công với vai trò là một chuyên gia tư vấn cao cấp. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với chị về hành trình chị đến với công việc khó khăn nhưng lắm thú vị này.