Mới đây trên PhoneArena, cựu CEO Google, Eric Schmidt đã có những bình luân xoay quanh câu chuyện vì sao Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào Danh sách đen, ngăn cản công ty tiếp cận với chuỗi cung ứng tại Mỹ.
Chia sẻ thông tin với chính phủ Trung Quốc
Năm ngoái, Mỹ đã cảnh báo các đồng minh của mình rằng họ không được sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống mạng 5G tại các quốc gia đó. Trong số này, một số quốc gia đã làm theo là Nhật Bản và Úc, trong khi một số đã từ chối (Đức hay Vương quốc Anh). Năm nay, để siết chặt Huawei hơn, Bộ Thương mại Mỹ đã thay đổi quy tắc xuất khẩu khi bất kỳ xưởng đúc nào sử dụng công nghệ Mỹ đều không thể gửi chip cho Huawei mà không nhận được giấy phép từ Mỹ.
Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy Huawei sử dụng cửa hậu cài sẵn trong các thiết bị của mình cho mục đích gián điệp nhưng ông Schmidt nói rằng “nhà sản xuất Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh rõ ràng”.
Ông Schmidt hiện làm chủ tịch Ủy ban Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc tuyên bố với BBC Radio rằng: “Không có bằng chứng nào về việc Huawei đã tham gia vào một số hoạt động không được chấp nhận liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ. Không có bằng chứng nào về việc thông tin từ các bộ định tuyến Huawei cuối cùng chuyển về tay chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra và chúng tôi chắc chắn điều đó đã xảy ra”.
Huawei đã nhiều lần phủ nhận những lời buộc tội giống như cáo buộc của ông Schmidt. Tuyên bố từ người đứng đầu Huawei Vương quốc Anh, Victor Zhang, tiếp tục phủ nhận rằng Huawei gần gũi với chính phủ Trung Quốc. Ông Wang nói: “Những cáo buộc được đưa ra bởi Eric Schmidt, hiện đang làm việc cho chính phủ Mỹ, đơn giản là không đúng sự thật và như với những khẳng định tương tự trong quá khứ, chúng không được thể hiện bằng bằng chứng. Huawei độc lập với bất kỳ chính phủ nào, kể cả chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi luôn xem việc áp dụng các tiêu chuẩn trên toàn cầu đảm bảo sự đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh và mang lại lợi ích cho mọi người”.
Mặc dù vậy, một đạo luật ở Trung Quốc được cho là có thể buộc Huawei cung cấp thông tin tình báo liên quan đến người dùng và các tập đoàn mà họ cung cấp nếu chính phủ Trung Quốc yêu cầu.
Mỹ cần tạo những sản phẩm như Huawei sản xuất
Ý kiến ông Schmidt thực sự ám chỉ Huawei đã vi phạm một số vấn đề để gây ra mối đe dọa đối với an ninh Mỹ, tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng vấn đề thực sự mà các nhà lãnh đạo Mỹ đang gặp là đụng phải Huawei – một công ty Trung Quốc có tên tuổi trên toàn thế giới và đang tạo ra các sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, mang đến người dùng nhiều lựa chọn.
Theo ông Schmidt, việc Mỹ trừng phạt Huawei vì thành công của họ sẽ không giúp ích gì cho người tiêu dùng nước nhà. Thay vào đó, ông Schmidt tuyên bố rằng “Câu trả lời tốt nhất của Mỹ cho Huawei là sự cạnh tranh bằng cách tạo ra một dòng sản phẩm tốt nhất có thể”.
Bên cạnh đó, một phần lý do tại sao các nhà lãnh đạo Mỹ không muốn thấy Huawei phát triển mạnh là do những định kiến cũ mà chính ông Schmidt thừa nhận đã có trong tâm trí nhiều người Mỹ. Những định kiến này là gì? “Rằng họ (Huawei) rất giỏi trong việc sao chép mọi thứ, rằng họ rất giỏi trong việc sắp xếp mọi thứ, rằng họ thu hút được rất nhiều người đến với mình. Nhưng họ không làm gì mới cả, bởi họ rất giỏi ăn cắp những thứ của chúng tôi”. Ông Schmidt cho rằng những định kiến đó cần phải được loại bỏ, bởi người Trung Quốc cũng giỏi và có thể giỏi hơn trong các lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới công nghệ quan trọng như phương Tây. “Nếu đặt Huawei theo một cách khác, nơi chính phủ định hướng theo cách khác với phương Tây, chúng ta cần phải cùng nhau hành động để cạnh tranh”, ông nói thêm.
Ông Schmidt chỉ ra rằng Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác với nhau khi nói đến công nghệ và rằng Mỹ có lợi khi cả hai nước đang làm việc trên cùng một nền tảng. Ông nói thêm rằng Trung Quốc có tiền, tài nguyên và công nghệ để thống trị. Ông lưu ý: “Câu hỏi đặt ra là họ hoạt động trên nền tảng toàn cầu hay họ hoạt động trên nền tảng riêng của họ? Các nền tảng càng tách biệt thì càng nguy hiểm. Bởi lợi ích mà phương Tây hướng đến là mọi nền tảng công nghệ đều có sự đóng góp của phương Tây trong đó”.
An Nhiên
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông), Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay.
Đại hội cổ đông thường niên 2020, VNG dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 6.714 tỷ đồng, tăng 20% nhưng lợi nhuận dành cho cổ đông là 299 tỷ đồng, giảm so với 2019 do dự phòng ảnh hưởng phát sinh của dịch Covid-19 và chiến lược đầu tư
Synology vừa tiếp tục tung ra thế hệ Series NAS Plus mới với 2-bay và 4-bay, được thiết kế như một giải pháp quản lý dữ liệu tập trung cho cả môi trường gia đình và doanh nghiệp.
Ngay trong tháng 6/2020 này, ví điện tử MoMo sẽ được đưa vào Hệ thống thanh toán của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện.
Cơ quan chống độc quyền của Ủy ban Châu Âu (EC) đã chính thức mở hai cuộc điều tra đối với Apple liên quan đến hành vi chống cạnh tranh trên App Store và Apple Pay, có thể khiến công ty phải nộp phạt tới 10% doanh thu hàng năm.
Mặc dù lệnh cấm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của Huawei với Google và các công ty Mỹ khác nhưng dữ liệu mới nhất tiết lộ, Huawei cuối cùng đã đạt được mục tiêu mà mình mong muốn, ít nhất là tạm thời.
Một tòa án ở Đài Loan vừa ra phán quyết rằng các kỹ sư của United Microelectronics Corp (UMC) đã đánh cắp bí mật thương mại từ Micron Technology – công ty Mỹ sản xuất chip lưu trữ và bộ nhớ như RAM, chip nhớ flash và các loại khác.
Thông qua quỹ AMD COVID-19 HPC Fund, AMD cùng các đối tác hỗ trợ những hệ thống máy tính hiệu năng cao xây dựng trên nền tảng AMD cho các trung tâm nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19.
Kaspersky vừa giới thiệu giải pháp Kaspersky Threat Attribution Engine cung cấp thông tin tình báo mối đe dọa cho các nhà phân tích SOC và đội ứng phó sự cố bằng cách đối chiếu mã độc với mẫu phần mềm độc hại đã từng được phát tán bởi các nhóm APT.
Dưới sự chủ trì của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), 4 nhà mạng là Viettel, MobiFone, VNPT và GTel Mobile đã ký kết thỏa thuận dùng chung hạ tầng viễn thông, cùng chia sẻ việc sử dụng và khai thác hơn 1.300 trạm BTS.