Hàng trăm sinh viên các ngành máy tính, tin học, CNTT của các trường đại học khu vực phía Nam như: Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin…đã tập trung về trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 24/11 để nghe các chuyên gia của Công ty CSC Việt Nam giới thiệu, chia sẻ những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence...
Ông Ngô Hùng Phương, Tổng Giám đốc Công ty CSC cho biết, ngay từ 2004, CSC đã tìm đến các trường Đại học lớn ở khu vực phía Nam để hợp tác với nhà trường nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT và các công nghệ mới nhất của CSC Tập đoàn đến với các em sinh viên, để qua đó sinh viên được trau dồi, học hỏi thực tế. Qua đó đã giúp CSC tìm kiếm ra được nhiều tài năng về làm việc cho công ty của mình. Tuy nhiên, ở những lần chia sẻ này, CSC thường kết hợp với nhiều đơn vị khác cùng lĩnh vực tổ chức và không tránh khỏi việc phải chia sẻ nhân sự.
Ông Ngô Hùng Phương
Để tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn nữa và việc chia sẻ công nghệ của doanh nghiệp sâu, sát, thực tế hơn đến sinh viên, lần đầu tiên CSC đã đứng ra tổ chức “Ngày hội Công nghệ 2012” này. “Đây còn là trách nhiệm xã hội của CSC” ông Phương nói.
Ông Phương cho biết, những công nghệ mà CSC giới thiệu như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence…
là những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay, đây là những công nghệ mà sinh viên năm cuối rất cần quan tâm, vì nó sẽ giúp ích cho sinh viên định hướng được nghề nghiệp cũng như những nơi mình muốn đến làm việc khi ra trường.
Rất đông sinh viên học CNTT từ các trường Đại học tại TPHCM đến tham dự
TS.Nguyễn Hứa Phùng, Phó trưởng Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM rất vui khi có những công ty CNTT lớn như CSC tìm đến trường chia sẻ những công nghệ mới.
TS.Nguyễn Hứa Phùng
Nhà trường chỉ cung cấp được cho sinh viên kiến thức nền tảng, cái lõi để các em tự trau dồi, học hỏi và phát triển theo những hướng công nghệ mà các em yêu thích, thích nghi với thực tế bên ngoài. Do vậy, những chương trình thực tế mà doanh nghiệp đưa đến là điều kiện tốt các em sinh viên nên tận dụng nắm bắt.
Diệu Hạnh
Theo báo cáo Cisco Global Cloud Index (2011-2016) vừa công bố, đến năm 2016, lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần, và lưu lượng lưu trữ đám mây sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 2011.
Ngày 20.11, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ công bố đạt chứng nhận xếp hạng quốc tế Ba sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới . Đặc biệt, FPT còn là trường ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS và được trao chứng nhận tại Hội nghị Giáo dục Quốc tế QS APPLE ở Indonesia ngày 16/11 vừa qua.
Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp “nóng” nhất trong thời gian qua. Hàng trăm ngàn ứng dụng đã được cung cấp cho người sử dụng, đem lại cơ hội kiếm tiền cho các nhà phát triển và các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào thị trường này, việc tìm hiểu các bước chuẩn bị và bí quyết thành công sẽ cần thiết cho doanh nghiệp này chinh phục thị trường toàn cầu.
Chị Trần Thị Nguyên Ngọc hiện là Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn P.A.T, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý hệ thống thông tin cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ vị trí của một lập trình viên, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng và tìm được hướng đi mới, chị đã thành công với vai trò là một chuyên gia tư vấn cao cấp. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với chị về hành trình chị đến với công việc khó khăn nhưng lắm thú vị này.
Google đã chính thức bắt đầu đưa dịch vụ cáp quang Google Fiber vào sử dụng lần đầu tiên tại các khu dân cư của thành phố Kansas.
Dù kinh tế suy thoái nhưng năm 2011 công nghiệp phần mềm (PM) vẫn tăng trưởng mức 10%, với doanh thu đạt 1,17 tỷ USD. Điều này nhờ DN ứng dụng đã dần thông hiểu hơn về phần mềm mình sử dụng, chủ động tìm đến nhà cung cấp giải pháp. Ngược lại, nhà cung cấp giải pháp cả nội và ngoại đã có những nghiên cứu, thấu hiểu những yêu cầu của DN để đưa ra những gói giải pháp phù hợp, bắt kịp xu hướng công nghệ phù hợp với người dùng. Sự thông hiểu lẫn nhau đang tạo ra cơ hội tốt cho PM trong nước và việc CNTT hóa của các DN phát triển.
Các doanh nghiệp nhỏ thường ít khi quan tâm xây dựng hệ thống điện thoại tốt cho doanh nghiệp của mình dù đây là thiết bị hỗ trợ kinh doanh quan trọng. Vậy những điều nào là đáng quan tâm cho doanh nghiệp của bạn khi muốn trang bị hệ thống điện thoại phục vụ cho công việc kinh doanh và phát triển lâu dài với giá thành hợp lý.
ĐTĐM đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực như khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục và đang là động lực trực tiếp của sự phát triển, hứa hẹn một cuộc cách mạng về năng suất và bảo mật không những cho các doanh nghiệp mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa trong mọi mặt đời sống
Trong nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách đưa CNTT ứng dụng vào các hoạt động ngành và bước đầu có kết quả tốt. Mới đây, vào cuối tháng 9/2012, VietNam Finance diễn ra một lần nữa khẳng định CNTT chính là cốt lõi để xây dựng Tài Chính điện tử nói riêng và Chính phủ điện tử nói chung.
Tinh thần của quyết định 1755/QĐ-Ttg “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” thể hiện rõ 2 mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh phát triển CNTT-TT phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cuối 2011 – 2020 và từng bước tiến ra thị trường quốc tế với những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam. Để đạt được mục đích này cần thực hiện nhiều việc nhiệm vụ quan trọng, trong đó xây dựng một hệ thống các khu công nghiệp CNTT tập trung (dưới đây viết tắt là khu CNTT) mang tính liên hoàn, tương tác hỗ trợ lẫn nhau đóng vai trò chủ lực của ngành kinh tế CNTT-TT.