Oracle vừa ra mắt trên toàn cầu danh mục máy chủ SPARC mới với bộ vi xử lý được xếp vào top mạnh và nhanh hiện nay. Đó là SPARC T5 và M5 (thuộc dòng máy chủ SPARC tầm trung và tầm cao), chạy hệ điều hành Oracle Solaris.
SPARC T5
Các máy chủ SPARC T5 và M5 của Oracle cùng với các máy chủ SPARC T4 đã hoàn thiện hóa dòng máy SPARC mới của Oracle trên cả ba cấp độ cơ bản, tầm trung và tầm cao. Máy chủ SPARC T5 mới của Oracle đã xác lập 17 kỷ lục thế giới và là nền tảng tốt dành cho điện toán doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cho các ứng dụng dữ liệu và ứng dụng doanh nghiệp. Theo thử nghiệm của hãng nghiên cứu độc lập bên thứ ba đánh giá, SPARC T5-8 của Oracle là máy chủ đơn chạy cơ sở dữ liệu Oracle Database và chạy phần mềm lớp giữa Oracle Middleware với tốc độ nhanh, tiết giảm chi phí cả phần cứng và mềm. Trong khi đó, máy chủ tầm cao SPARC M5-32 tiết kiệm 2,5 lần chi phí so với hệ thống tương tự của đối thủ, với công suất I/O lớn và năng lực bộ nhớ rộng, đáp ứng các công việc và tập hợp ứng dụng phức tạp. Máy chủ SPARC M5-32 mới chạy nhanh gấp 10 lần sản phẩm thế hệ trước với phạm vi phần cứng (hardware domaining) và khả năng sửa chữa (RAS) vượt trội.
Các máy chủ SPARC T5 và M5-32 bao gồm khả năng ảo hóa không phụ tải thông qua Oracle VM Server for SPARC và quản lý hệ thống đồng nhất thông qua Oracle Enterprise Manager Ops Center 12c với chi phí gần như bằng không. Chương trình bảo hành của Oracle cho các vấn đề về tương thích nguồn hay tương thích nhị phân luôn sẵn sàng để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông John Fowler, Phó Chủ tịch điều hành, bộ phận Hệ thống của Oracle cho biết, giải pháp này giúp các doanh nghiệp cần sức mạnh điện toán để khai thác nguồn Dữ liệu lớn (Big Data) nhằm tối đa hóa lợi thế kinh doanh, sử dụng số liệu phân tích để tìm kiếm cơ hội và đánh giá sự tăng trưởng, nhận biết xu hướng xã hội và biến nó thành thông tin hữu ích cho kinh doanh.
Ô Lâu
Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến vừa làm “Lễ công bố Đại Đồng Tiến hoàn tất ứng dụng giải pháp SAP ERP vào quản lý”. Dự án do Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) triển khai.
Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp Mỹ… để trong năm 2013, phần mềm “quản trị nguồn vốn nhân lực” có thể “tung hoành” trên đất Mỹ. Dù bận rộn nhưng Tổng giám đốc Công ty Lạc Việt, ông Hà Thân đã rất cố gắng chia sẻ với Tin học và Đời sống về kế hoạch lớn này.
IDC vừa công bố kết quả kinh doanh của các hãng cung cấp máy chủ ở thị trường Việt Nam. Theo đó, Hãng HP đã nắm giữ vị trí Nhà cung cấp máy chủ x86 dẫn đầu ở thị trường Việt Nam, với thị phần trên thị trường đạt mức 44%. Cụ thể, ở phân khúc thị trường máy chủ phiến, HP dẫn đầu với 54,6% thị phần, hơn 38,1 đối thủ cạnh tranh gần nhất; Dẫn đầu phân khúc thị trường máy chủ Rack với 43,4% thị phần, hơn đối thủ gần nhất 17,1 điểm.
Intel có thể xem là hãng công nghệ nước ngoài luôn đồng hành với ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và có nhiều đóng góp rõ nét nhất trong các chương trình phổ cập tin học đến cộng đồng.2012 là một năm mà Intel Việt Nam đã ghi dấu nhiều mốc son thành công đó. TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam để cùng nhìn lại một năm qua cũng như hướng tới mục tiêu chiến lược năm tới.
Cúp vàng Teckmart Việt Nam năm 2012, công trình được giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất do một tờ báo uy tín trong lĩnh vực công nghệ của Úc bình chọn cho “Phần mềm dịch tiếng nói hai chiều trên hệ điều hành Android”; Giải Nhì (không có giải Nhất) tại giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012 với sản phẩm “biến báo điện tử thành báo nói ViNAS”… là các thừa nhận của xã hội cho hơn chục năm theo đuổi công nghệ phần mềm tiếng nói_ một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, của anh Vũ Tất Thắng.
Năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM nỗ lực tạo môi trường tốt để thu hút các nhà đầu tư, các công ty khoa học, công nghệ lớn trên thế giới. Kết quả thu hút đầu tư của KHCN TPHCM đã đem lại giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra)…
Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.
Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.
Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!
“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.