Chunghwa Telecom - doanh nghiệp dịch vụ viễn thông tích hợp lớn Đài Loan, đã lựa chọn giải pháp kiến trúc vô tuyến mở Keysight Open Radio Architect (KORA) để đẩy nhanh quá trình xác minh thiết bị mạng truy nhập vô tuyến (RAN) theo tiêu chuẩn của tổ chức O-RAN ALLIANCE.
Chunghwa Telecom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động, băng rộng và internet, là nhà khai thác đầu tiên ở Đài Loan tự tích hợp mạng nhiều nhà cung cấp và xác minh thành công kiến trúc mạng truy nhập mở. Thực hiện các bài đo kiểm nghiêm ngặt trong điều kiện thực tế là yếu tố trọng yếu để có thể tích hợp toàn diện thành công thiết bị O-RAN trước khi đưa mạng lưới vào khai thác. Chunghwa sử dụng kiến trúc KORA để triển khai các dịch vụ kết nối có thể hỗ trợ các lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất, năng lượng, thương mại và y tế cũng như tiêu dùng.
Chung-Yung Chia, Phó Chủ tịch Bộ phận Kinh doanh di động của Chunghwa Telecom cho biết, công ty lựa chọn giải pháp giả lập thiết bị người dùng (UE) (UeSIM) và bộ giả lập khối vô tuyến O-RAN (O-RU) (RuSIM ) của Keysight, là hai cấu phần trong dòng sản phẩm KORAN. Các nhà cung cấp di động lớn, các trung tâm dữ liệu siêu quy mô và các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng KORA để xác minh khả năng tương tác giữa các bộ O-RU, các khối phân tán (O-DU) và khối trung tâm (O-CU) xuyên suốt các lớp giao thức cũng như để xác nhận hợp chuẩn các phần tử mạng theo các thông số kỹ thuật O-RAN mới nhất.
Kalyan Sundhar, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc bộ phận Giải pháp 5G Biên và Lõi mạng của Keysight cho biết thêm, nhiều nhà mạng đang sử dụng kiến trúc mạng RAN mở, phi tập trung để tạo ra môi trường mạng mạnh mẽ sử dụng thiết bị của nhiều nhà sản xuất để hỗ trợ cung cấp ổn định nhiều loại hình dịch vụ băng rộng di động. Với hợp tác này, Chunghwa Telecom sẽ sử dụng các công cụ đo kiểm được điều khiển bằng phần mềm, với các tính năng tự động hóa đo kiểm sẵn có, giúp nhanh chóng xác nhận hợp chuẩn hạ tầng mạng tuân thủ chuẩn O-RAN với các quy mô khác nhau.
Không chỉ “bắt trend” làn sóng metaverse đang bùng nổ khắp thế giới, nhiều tài năng trẻ của Việt Nam còn ôm tham vọng đưa hình ảnh, văn hoá Việt Nam vào thế giới ảo.
Làn sóng blockchain đang nở rộ tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều dự án mới của người Việt thu hút hàng chục triệu USD đầu tư từ quốc tế, các dự án khiến năm 2022 được dự đoán là năm bùng nổ của blockchain.
Ngày 14/1/2022, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và 4 đơn vị thành viên được vinh danh tại Lễ công bố Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam và Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) do Vietnam Report và Báo VietnamNet tổ chức.
Trong hai ngày 13 và 14/01/2022, đại diện Công ty Cổ phần VNG (VNG) chính thức trao tặng 1.000 laptop và 2.914 máy tính bảng cho học sinh khó khăn tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang.
Grab Việt Nam vừa khởi động chương trình mua sắm Tết với hàng loạt giỏ quà Tết đa dạng trên GrabMart.
Chuỗi cửa hàng trải nghiệm sản phẩm SamCenter by ShopDunk, mô hình theo chính sách của chuỗi Samsung Premium Store do Samsung hợp tác với các đối tác trên toàn cầu sắp được khai trương tại 2 thành phố lớn của Việt Nam.
Ngày 13/1/2022, Tập đoàn BĐS An Gia và Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác trong hành trình chuyển đổi số bằng việc dịch chuyển sang công nghệ đám mây với “RISE with SAP”, hướng đến mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp.
Mặc dù cuộc tấn công mạng được cho là xảy ra vào năm 2021 nhưng giờ đây Panasonic mới cung cấp thông tin chi tiết về hậu quả của những gì mà hacker thu thập được.
Samsung cho biết đã triển khai dịch vụ bảo hành toàn diện Samsung Care+ tại hệ thống các cửa hàng bán lẻ chính thức trên toàn quốc.
Ứng dụng những công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) và hồ dữ liệu (data lake) là giải pháp giúp doanh nghiệp khai thác nguồn dữ liệu phi cấu trúc khổng lồ thành nguồn tài sản thông tin quý giá phục vụ công tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.