Chính phủ Mỹ tiếp tục lên kế hoạch mới “triệt” Huawei

Theo Reuters, chính phủ Mỹ đang cố gắng tăng thêm trọng lượng vào danh sách đen khét tiếng của mình nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei.

Vào tháng 5 năm ngoái, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm Huawei Technologies với lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Hành động này cho phép chính phủ Mỹ hạn chế sự hợp tác giữa các công ty nước này và Huawei. Mặc dù vậy, với quy định hiện hành, các đối tác và chuỗi cung ứng quan trọng ở nước ngoài vẫn nằm ngoài tầm với của chính quyền Mỹ, cho phép các công ty như ARM được phép cung cấp kiến trúc thiết kế chip cho HiSilicon – doanh nghiệp bán dẫn của Huawei.

Chính phủ Mỹ tiếp tục lên kế hoạch mới "triệt" Huawei - 1134

Chính vì vậy, chính quyền ông Donald Trump hiện đang thực hiện các thay đổi đối với hai quy tắc chính nhằm mở rộng quyền lực của Mỹ để ngăn chặn các nhà cung cấp nước ngoài hợp tác với Huawei. Nếu các quy tắc đề xuất được áp dụng sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ kiểm soát việc bán các thành phần không nhạy cảm, như chip smartphone, được sản xuất ở nước ngoài với công nghệ, phần mềm hoặc linh kiện độc quyền của Mỹ.

Những thay đổi này sẽ thể hiện việc mở rộng phạm vi kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu của chính quyền Mỹ. Điều thú vị là, việc làm này của chính phủ Mỹ diễn ra trong bối cảnh họ vừa gia hạn giấy phép chung tạm thời cho Huawei thêm 90 ngày lần thứ 3, cũng như cho phép Huawei tham gia vào các giao dịch hạn chế nhằm đảm bảo hoạt động cho các nhà mạng vùng nông thôn Mỹ. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Microsoft cũng như cấp 74 giấy phép khác để các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn với Huawei. Nhờ đó, Huawei được phép cung cấp Windows 10 cho những chiếc máy tính xách tay mới ra mắt của mình.

Trong một diễn biến khác, báo cáo từ Wall Street Journal cho biết, smartphone hàng đầu Mate 30 Pro cũng như các thiết bị mạng của Huawei hiện không chứa các bộ phận do Mỹ sản xuất. Điều này bao gồm việc Huawei đã từ bỏ thành phần chip đến từ nhà cung cấp Skyworks để thay thế bằng Murata của Nhật Bản, hay ngừng sử dụng Broadcom trong nguồn cung chip Wi-Fi và Bluetooth để sử dụng nguồn do chính mình sản xuất. Với quy định mới mà chính phủ Mỹ muốn hướng đến, việc sử dụng nguồn cung như Murata của Huawei có thể sẽ bị kiểm soát.

Chính phủ Mỹ tiếp tục lên kế hoạch mới "triệt" Huawei - 2153

Dẫu vậy, nhìn vào những gì đang diễn ra với Huawei trong thời gian qua, có khả năng công ty Trung Quốc đã đủ thông minh chuẩn bị trước về khả năng lệnh cấm có thể diễn ra sau khi các nhà lập pháp Mỹ gọi công ty này là mối đe dọa an ninh Mỹ từ năm 2012. Đó là lý do Huawei đã bắt đầu dự trữ các bộ phận để giúp mình tiếp tục hoạt động sau khi lệnh cấm được đưa ra vào tháng 5/2019. Thậm chí, Huawei cũng tìm kiếm các nhà cung cấp ngoài Mỹ để thay thế cũng như xây dựng công ty con HiSilicon chuyên thiết kế chip Kirin hay modem Balong, mặc dù chúng được sản xuất bởi TSMC đến từ Đài Loan.

An Nhiên

Nhìn lại Galaxy S III – chiếc điện thoại Android đầu tiên đánh bại được iPhone

Trước Galaxy S III, Samsung luôn bị coi là kẻ chỉ biết sao chép Apple. Sau Galaxy S III, những định kiến trên đang dần phải thay đổi.

Toshiba có ổ cứng 16TB, kết hợp tốt với NAS của Synology

Toshiba vừa bán ra thị trường Việt Nam ổ cứng dung lượng đến 16TB thuộc dòng MG08. Dòng ổ cứng này tương thích, kết hợp tốt với các dòng sản phẩm chuyên lưu trữ (NAS) của Synology.

Huawei lên kế hoạch khởi kiện Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ

Câu chuyện của Huawei với Mỹ vẫn chưa kết thúc kể từ khi chính phủ Mỹ liệt kê công ty Trung Quốc vào danh sách mối đe dọa an ninh quốc gia. Đáp lại, Huawei luôn phủ nhận cáo buộc và sẵn sàng kiện tuyên bố vô căn cứ từ phía Mỹ.

Moca ba năm liên tiếp là Công ty Fintech tiêu biểu

Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) vừa nhận giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2019 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG phối hợp cùng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Moca có sự vinh danh này.

DGW 4 năm liên tiếp được bình chọn Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld Corporation – “DGW”) đã được vinh dự bình chọn và nhận giải TOP 100 Doanh nghiệp Phát triển bền vững (PTBV) lần thứ 4 liên tiếp, dựa theo bộ chỉ số xếp hạng doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI).

Mobifone có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/11/2019, Hội đồng thành viên Tổng công ty viễn thông MobiFone đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Tô Mạnh Cường – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty viễn thông MobiFone.

Ra mắt ThinkBook 14 và 15 hỗ trợ cấp doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kiểu dáng sành điệu và nhiều tùy chọn cấu hình cho nhân viên, đồng thời hỗ trợ cấp doanh nghiệp, mức giá cạnh tranh là những điểm nổi bật của 2 mẫu laptop ThinkBook 14 và ThinkBook 15 mới hướng tới người dùng doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa được Lenovo ra mắt hôm nay 27/11 tại TP.HCM.

Black Hornet 3 – drone siêu nhỏ dành cho nhiệm vụ trinh sát

FILR nhà sản xuất camera chuyên nghiệp đã hợp tác với quân đội để phát triển một sản phẩm trinh sát siêu nhỏ với tên gọi Black Hornet. Sản phẩm được phát triển dành riêng cho quân đội, cơ quan hành pháp, các tổ chức phản ứng nhanh, cứu hộ…

Sôi động thị trường Fintech Việt Nam

Với rất nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nhân lực, công nghệ, Việt Nam đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự bùng nổ của thị trường công nghệ tài chính (Fintech).

Ống kính Sony FE 16-35mm F2.8 GM bị lỗi được sửa chữa miễn phí

Những ống kính Sony FE 16-35mm F2.8 GM series từ 1800502 đến 1823192 có khả năng sẽ bị lỗi khiến máy ảnh mirrorless full frame của Sony không thể hoạt động. Hãng này đã ngay lập tức đưa ra hướng giải quyết, sửa chữa miễn phí các ống kính bị lỗi đến hết ngày 31/03/2023.