Canon phát triển thành công ống kính máy ảnh có khả năng tự lọc bụi

Mới đây, Canon đã nộp đơn cấp bằng sáng chế cho giải pháp lọc bụi của ống kính máy ảnh. Nguyên lý hoạt động của ống kính khá đơn giản, không khí được ống kính hút vào trong thân máy và được đẩy ra ngoài cùng với bụi bẩn.

Canon là hãng đầu tiên nghĩ đến việc loại bỏ bụi bằng ống kính. Trước nay các máy ảnh đều loại bỏ bụi trực tiếp trên cảm biến với một trong 2 cách: chống bụi thụ động với thiết kế ngăn tối đa bụi bẩn bên ngoài xâm nhập vào trong máy ảnh và chủ động loại bỏ bụi trên cảm biến.

Theo đánh giá của các chuyên gia về thiết bị, bụi bẩn trên cảm biến được loại bỏ bởi cơ chế rung lắc hay sóng âm thực tế vẫn nằm trong máy và sẽ nhanh chóng bám lại vào cảm biến. Ống kính mới có khả năng đẩy không khí và bụi bên trong ống kính ra ngoài, giải quyết triệt để việc bụi bẩn bị bám trở lại cảm biến và đảm bảo bên trong máy luôn sạch. Dù đã nộp đơn cấp bằng sáng chế cho giải pháp của mình, nhưng có lẽ giải pháp này sẽ còn rất lâu mới được ứng dụng lên các ống kính mới của Canon, thậm chí sẽ không bao giờ được ứng dụng.

Canon phát triển thành công ống kính máy ảnh có khả năng tự lọc bụi - canonongkinhlocbui(3)

Cơ chế hoạt động của ống kính Canon

Olympus là hãng máy ảnh đầu tiên tích hợp khả năng chống bụi trong cảm biến với các dòng máy Olympus E-1. Theo Olympus, công nghệ cho phép thay ống kính giữa gió cát sa mạc mà bụi vẫn không thể nào bám được trên cảm biến. Công nghệ khử bụi bằng sóng siêu âm nhanh chóng trở thành chuẩn của các máy ảnh Olympus thế hệ tiếp theo. Giải pháp của Olympus khá đơn giản, một lá kim loại mỏng phía trước cảm biến rung với tần số siêu âm để đánh bật bụi ra khỏi cảm biến, bụi sẽ được giữ lại bởi keo dính ở phía trước bộ cảm biến để ngăn chặn bụi bám trở lại cảm biến. Quá trình làm sạch cảm biến được thực hiện mỗi khi tắt mở máy và miếng dính sẽ được thay sau vài năm để đảm bảo hiệu quả của việc làm sạch.

Panasonic cũng sử dụng công nghệ lọc bụi của Olympus trên các sản phẩm của hãng.

Canon phát triển thành công ống kính máy ảnh có khả năng tự lọc bụi - canonongkinhlocbui(1)

Ví dụ về việc lọc bụi trên cảm biến

Chiếc máy ảnh đầu tiên có hệ thống chống bụi của Canon là EOS 400D với cơ chế hoạt động khá giống với Olympus. Điểm khác là Canon có thể vẽ bản đồ bụi (dust map). Phần mềm sẽ nhận ra và loại bỏ những vết bụi cứng đầu trong ảnh trong trường hợp cảm biến không thể làm sạch vết bụi đó.

Các hãng khác loại bỏ bụi bằng cách rung bộ cảm biến với tần số 100Mhz công nghệ được phát triển bởi Konica Minolta và nhanh chóng được sử dụng trên các máy A2, Maxxum 5D… Sony cũng sử dụng công nghệ tương tự và bổ sung thêm lớp tráng Indi trên bề mặt cảm biến để giảm tĩnh điện và rũ bụi hoạt động hiệu quả hơn.

Pentax K10D chiếc máy ảnh đầu tiên có khả năng loại bỏ bụi của Pentax, và có cơ chế chống bụi khá giống với Sony, máy cũng có lớp fluorine trên mặt cảm biến tương tự như lớp Indi của Sony.

So với những hãng khác, Sigma có giải pháp làm sạch bụi đơn giản hơn. Một lớp kính lọc đặc biệt được đặt trước bộ cảm biến đảm bảo bụi không lọt vào trong cảm biến. Các hạt bụi dính trên bề mặt kính sẽ không thể hiện diện trên ảnh với hiệu ứng xoá nhoà ngoài vùng nét (out focus). Lớp kính này cũng gần ngoài ống kính nên có thể được vệ sinh dễ dàng.

Bí kíp săn tìm nhân tài từ công nghệ số

Theo cùng sự phát triển của công nghệ số, các phương pháp tận dụng công nghệ nói chung  cũng như mạng xã hội để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng đang được các doanh nghiệp ưa chuộng.

Leica tung bản nâng cấp sáng giá của Leica SL

Sau 4 năm kể từ khi ra mắt Leica SL, hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng ở Đức đã chính thức trình làng thế hệ nâng cấp tiếp theo là SL2, sở hữu cảm biến 47MP và là chiếc máy đầu tiên được trang bị bộ xử lý Maestro 3.

ELSA hợp tác với SEAC, đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh ở Thái Lan và Đông Nam Á

Theo thỏa thuận của Lễ ký kết & họp báo Hợp tác B2B Chiến lược giữa ELSA và SEAC ngày 8/11, SEAC sẽ đưa giải pháp “ELSA 3-trong-1” đến 770 doanh nghiệp lớn nhất tại Thái Lan, và 1310 trường học, bao gồm 570 trường công lập và 740 trường dân lập.

Đẩy mạnh hợp tác phát triển công nghệ Blockchain cho TP HCM

Ngày 8-11, Khu Công nghệ cao TP HCM đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Thường niên năm 2019 với chủ đề Ứng dụng Blockchain cho Đô thị Thông minh.

Bill Gates vẫn “cay cú” chuyện từ 21 năm trước khiến Windows Mobile thất bại

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, vừa có bài phát biểu với tờ New York Times để nói lên suy nghĩ của ông về nguyên nhân gây ra thất bại của Windows Mobile, dẫn đến sự thành công của Android như hiện nay.

Ví MoMo vào top 50 công ty dẫn đầu thị trường Fintech toàn cầu 2019

MoMo là ứng dụng tài chính duy nhất của Việt Nam vừa được vinh danh trong “Top 50 công ty dẫn đầu” của Danh sách 100 Công ty Công nghệ – Tài chính hàng đầu thế giới được công bố ngày 4/11/2019.

Leica SL2 ra mắt: bản nâng cấp đáng giá của Leica SL

Leica SL2 chiếc máy ảnh thế hệ tiếp theo của chiếc Leica SL ra mắt năm 201. Máy sở hữu cảm biến 47MP và là chiếc máy đầu tiên được trang bị bộ xử lý Maestro 3, hỗ trợ chống rung thân máy đến 5.5stop, chế độ Multishot 187MP, hỗ trợ USB-C… được bán với giá 159,9 cho thân máy.

Education Exchange 2020 tìm kiếm những giáo viên sáng tạo toàn quốc

Microsoft chính thức khởi động chương trình Education Exchange 2020 – Diễn đàn Giáo dục Đổi mới Sáng tạo trên nền tảng Công nghệ thông tin tại Việt Nam, với mục đích tìm kiếm những giáo viên tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác giáo dục đào tạo.

Vivo chiếm 54% thị phần điện thoại 5G bán ra ở Trung Quốc

Theo báo cáo mới nhất của IDC, Vivo dẫn đầu thị phần điện thoại 5G được bán ra tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay với 54% thị phần. Vivo đang không ngừng phát triển mảng 5G để trở thành một trong những thương hiệu có sức ảnh hưởng nhất trong Dự án đối tác thế hệ thứ ba (3GPP).

Vivo chiếm 54% thị phần điện thoại 5G bán ra ở Trung Quốc

Theo báo cáo mới nhất của IDC, Vivo dẫn đầu thị phần điện thoại 5G được bán ra tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay với 54% thị phần. Vivo đang không ngừng phát triển mảng 5G để trở thành một trong những thương hiệu có sức ảnh hưởng nhất trong Dự án đối tác thế hệ thứ ba (3GPP).