Bỏ qua Mỹ, châu Âu, Huawei muốn “xâm chiếm” nền công nghệ Nga?

Huawei đang có dấu hiệu chuyển hướng sang các nước khác để làm ăn thay vì Mỹ và châu Âu. Mới đây gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc dự định mua lại các công ty công nghệ của Nga và đầu tư vào thị trường này - là một trong những thị trường tiềm năng nhất của họ sau các lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây.

Bỏ qua Mỹ, châu Âu, Huawei muốn "xâm chiếm" nền công nghệ Nga? - rsss

Logo Huawei – Ảnh:AP/ Mark Schiefelbein

Vì sao Huawei cần tới Nga thay vì bất cứ nơi nào khác?

Gần đây, các thông tin đang tiết lộ rằng Huawei đang đàm phán mua lại ít nhất ba công ty CNTT của Nga, bao gồm: MCST (Trung tâm công nghệ SPARC Moscow – công ty chuyên thiết kế vi xử lý cho máy tính thành lập từ năm 1992), Basalt-SPO (Công ty chuyên thiết kế hệ điều hành dành cho người Nga trên các máy trạm và máy chủ) và Norsi-Trans (nhà thầu phụ về phần cứng cho các nhà mạng viễn thông). Các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành và các bên liên quan chưa đưa ra tuyên bố nào chính thức về các thông tin này.

Truyền thông thế giới cho rằng, gã khổng lồ Trung Quốc tìm đến Nga lý do chính là việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi là “vật tế thần” trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc. Chỉ một lời đe dọa “nhẹ nhàng” từ tổng thống Donald Trump đã khiến Huawei buộc phải đưa ra những dự báo xấu nhất về tình hình của mình. Công ty đã tự ước tính sẽ bị thiệt hại ít nhất 30 tỷ USD doanh thu trong năm 2019, cũng như lượng điện thoại Huawei bán ra trên các thị trường ngoài Trung Quốc giảm tới 60%, qua đó trực tiếp phá tan giấc mơ lật đổ sự thống trị của Samsung trong năm nay.

Việc các thiết bị Huawei bị phụ thuộc quá nhiều vào hệ điều hành Android của Google trên thị trường quốc tế cũng là một vấn đề lớn. Dù hiện tại Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm và cho phép Huawei tiếp tục hợp tác với Google, nhưng với tình hình bất ổn như hiện nay, thì việc chính quyền Trump ra một quyết định tương tự trong thời gian gần là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Huawei dù đã trả đũa bằng việc tung ra hệ điều hành riêng của mình là Hong Meng OS (hay Ark OS), nhưng điều này chưa chắc có thể giúp công ty trụ được trên thị trường di động quốc tế một khi bị Google cấm truy cập vào các dịch vụ của Android.

Điều tương tự cũng diễn ra với Huawei trên thị trường hạ tầng mạng. Dù vẫn giữ vị thế là nhà cung cấp mạng 5G lớn nhất, nhưng họ đã mất gần hết các hợp đồng lớn ở các thị trường quan trọng vào tay các đối thủ như Nokia hay Ericsson.

Những vấn đề trên cùng với sự nghi hoặc của Mỹ và phương Tây về cái gọi là “cửa hậu” mà Huawei cố tình mở trong mỗi thiết bị mạng của mình càng khiến Huawei vừa phải đẩy nhanh việc tìm kiếm những miền đất mới, cũng như phải càng rời xa công nghệ lõi của người Mỹ càng sớm càng tốt.

Nga chính là nơi đầu tiên Huawei cần tiếp cận một cách sâu nhất có thể để tự cứu lấy bản thân mình.

“Sức nặng” của Huawei tới nền công nghệ Nga 

Với mối quan hệ tốt giữa Nga và Trung Quốc hiện nay, thì bất kỳ một công ty lớn nào của một nước đầu tư vào nước còn lại đều nhận được sự chú ý từ người dân và chính Phủ. Với Huawei, họ có được hẳn một “bảng vàng” để nói về uy tín của họ trên thế giới trước người Nga: cuối năm 2018, Huawei cán mốc doanh thu 105 tỷ USD và lợi nhuận ròng 8 tỷ USD. Khi so sánh trực tiếp với nền công nghệ của Nga, doanh thu của Huawei đang cao gấp 4,6 lần. Thậm chí, tổng doanh thu về dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin ở Nga chỉ khoảng 5,6 tỷ USD, tức bằng 1/20 so với doanh thu của Huawei trong năm 2018.

Rõ ràng, việc được một công ty lớn đầu tư như vậy được coi là một món hời với nước Nga, khi xem xét trên mặt giấy tờ. Về lý thuyết, Huawei có thể mua tất cả các công ty phần mềm hiện có ở Nga, hoặc đơn giản hơn là mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ngay giữa lòng nước Nga – Từ đó có thể thu hút ngay lập tức ít nhất 5.000 nhân sự chất lượng cao tốt nhất ở nơi đây. Điều này hoàn toàn có thể thành sự thật, bởi chỉ riêng trong năm 2018, Huawei đã chi tiêu tới 14,8 tỷ USD cho công tác R&D, tức chiếm hơn 50% cho chi phí dự kiến để Nga phát triển nền kinh tế số cho đất nước này trong vòng 6 năm tới. 

Ngoài ba công ty công nghệ Nga đã được đề cập, không thể biết được rằng đã có bao nhiêu công ty công nghệ Nga khác nhận được lời đề xuất tương tự từ Huawei. Cũng đã có một số công ty công nghệ Nga có quy mô nhỏ đã được Huawei mua lại, như Vocalord – một công ty nghiên cứu công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong video được Huawei mua vào tháng 6 vừa qua. 

Dĩ nhiên, không phải công ty công nghệ nào của Nga cũng được Huawei để mắt. Trên thực tế, công ty Trung Quốc sẽ xem xét ba yếu tố trước tiên. Thứ nhất, công ty đó phải có ít nhất một dự án tương đồng với cấu trúc ngành nghề mà Huawei đang nghiên cứu và kinh doanh. Thứ hai, công ty đó phải có đội ngũ nhân sự phát triển có trình độ cao. Thứ ba là việc thâu tóm công ty đó phải mở ra triển vọng để thâm nhập vào thị trường công nghệ địa phương.

Một công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây (giấu tên) cho biết, khoảng một năm trước, một đoàn chuyên gia từ Huawei đã đến văn phòng của họ để khảo sát và tỏ ra quan tâm đến các công nghệ lưu trữ đám mây an toàn của công ty này – vốn là một giải pháp mà hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc hiện nay đang thua kém xa các công nghệ của phương Tây.

Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác khiến Huawei quan tâm tới công nghệ Nga là khả năng bảo mật thông tin. Việc những thiết bị của Huawei mang đến độ bảo mật kém cỏi và phụ thuộc vào công nghệ lõi của Mỹ đã là điều từ lâu mà công ty này chưa khắc phục được, và có vẻ như Huawei đang tìm đến người Nga để giải quyết vấn đề. Việc mua lại ba công ty Nga sẽ giúp Huawei có được giải pháp tổng thể: khả năng phát triển hệ điều hành độc lập của Basalt-SPO, khả năng cung cấp giải pháp bảo mật riêng biệt của Norsi-Trans, và khả năng chế tạo chip xử lý của MCST sẽ là những mảnh ghép quan trọng để Huawei tự hoàn thiện mình.

Cuối cùng, việc Huawei quan tâm đến công nghệ chế tạo chip của Nga còn nằm ở tiềm năng sở hữu những nhà khoa học tốt nhất tại đây. Được biết, kiến trúc chip xử lý Elbrus của MCST đã từng được coi là một nền tảng tiền thân cho kiến trúc Pentium Pro của Intel trong thập niên 90, và giúp Intel vươn lên thống trị thị trường điện toán hiệu năng cao trong suốt một thời gian dài. Kiến trúc Elbrus hiện vẫn được phát triển một cách riêng biệt và Huawei cần phải có được những công nghệ này nếu họ muốn tách hoàn toàn khỏi công nghệ Mỹ.

Các công ty Nga nghĩ gì?

Khi xét trên bản đồ công nghệ toàn cầu, nền công nghệ của Nga vẫn còn là một thứ khá bị cô lập nhưng lại có nhiều điểm chung với nền công nghệ Trung Quốc, khi các công ty công nghệ tại đây đã đủ sức tạo ra những sản phẩm công nghệ riêng, nền tảng riêng phục vụ cho người dân thay vì sử dụng nhiều các nền tảng của người Mỹ như phần còn lại của thế giới. Khi so với Huawei, có thể so sánh vai trò của Nga tương tự như nền công nghệ của Ấn Độ với Mỹ, tức khả năng cung cấp những lập trình viên giỏi nhất với giá rẻ thay vì được coi như những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Tuy nhiên, việc bị coi như một nguồn cung ứng lao động giá rẻ đôi khi sẽ không mang lại lợi ích thực sự cho quốc gia. Việc bán các tài sản trí tuệ (ở đây là nguồn lập trình viên chất lượng cao) có thể đem lại lợi ích ban đầu, nhưng không có được lợi ích lâu dài. Một phép so sánh nhanh cho thấy, nếu các công ty Nga bán lập trình viên cho công ty nước ngoài, mỗi nhân viên sẽ có được mức thu nhập dao động từ 20.000 -100.000USD mỗi năm, nhưng những đóng góp về phát triển công nghệ của họ sẽ không ở lại nước Nga. Trong khi đó, tại các thị trường công nghệ phát triển, mức lương của lập trình viên có thể lên tới 1 triệu USD mỗi năm.

Việc chảy máu chất xám là thực tế đang diễn ra tại các nước đang phát triển và giới chức Nga cũng lo ngại điều tương tự khi các công ty nước ngoài mua quá nhiều công ty công nghệ Nga. Chính người Mỹ cũng đã cho Nga một bài học cách đây không lâu: 700 nhân sự lập trình viên cấp cao tại trung tâm R&D của Intel tại Nga hầu như không tạo ra công nghệ gì đột phá cho chính đất nước họ, bởi tất cả các thành tựu đều đã bị Intel lấy sạch. Và điều gây lo lắng tương tự đang diễn ra với Huawei.

NVTveron

Hành khách bị kẹt xe bất ngờ được tặng vé máy bay

Tưởng như chuyện cổ tích nhưng lại xảy ra trong đời thực khi một công ty khởi nghiệp đã biết cách hỗ trợ khách hàng hiệu quả với những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.

Ông lớn VinGroup bước chân vào lĩnh vực hàng không

Theo nguồn tin, VinGroup sẽ chính thức tham gia vào thị trường hàng không thông qua việc thành lập công ty Vinpearl Air với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng.

Google âm mưu thành lập nhà mạng riêng

Tuy nhiên, âm mưu này đang bị gián đoạn bởi các đối thủ truyền thống.

HTC đã có doanh thu tốt nhất trong 6 tháng qua

HTC hẳn rất vui mừng vì công ty đang có tháng kinh doanh tốt nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Mức tăng trưởng này liệu có tiếp tục lên hay lại lao dốc như hồi tháng 4 vừa qua.

Công nghệ giúp doanh nghiệp chủ động giám sát mẫu sản phẩm

Có thể nói, doanh nghiệp dù quy mô lớn nhỏ, hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, nhãn mác và bao bì luôn là vũ khí quan trọng của hoạt động marketing, góp phần thu hút người mua và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.

Công nghệ giúp doanh nghiệp chủ động giám sát mẫu sản phẩm

Có thể nói, doanh nghiệp dù quy mô lớn nhỏ, hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, nhãn mác và bao bì luôn là vũ khí quan trọng của hoạt động marketing, góp phần thu hút người mua và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.

EVFTA – Cơ hội vàng cho nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam

EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.

LG dự báo lợi nhuận quý 2 giảm bất chấp doanh thu tăng

Nguyên nhân chính vẫn được cho là tình hình làm ăn bết bát của mảng di động vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.

LG dự báo lợi nhuận quý 2 giảm bất chấp doanh thu tăng

Nguyên nhân chính vẫn được cho là tình hình làm ăn bết bát của mảng di động vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.

Gogoro triển khai dịch vụ cho thuê xe điện và quản lý bằng ứng dụng

Dự kiến vào tháng 8, những chiếc smartscooters (xe tay ga thông minh) chạy điện sẽ có mặt như một phần của chương trình RideSharing tại Đài Loan với tên gọi là GoShare.