Giá bán smartphone ngày nay ngày càng tăng phi mã theo thời gian, khiến cột mốc 1.000 USD dành cho các sản phẩm cao cấp trở nên phổ biến hơn. Nhưng có một yếu tố mà điện thoại Android vẫn chưa thay đổi đó là thời gian cập nhật phần mềm.
Mức giá tăng phi mã
Vào năm 2017, iPhone X đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của smartphone 1.000 USD. Trong khi đó, Galaxy Note 8 của Samsung cũng không bị tụt lại quá xa khi ra mắt ở mức 929 USD (21,65 triệu đồng). Kể từ đó, giá điện thoại thường xuyên có xu hướng tăng lên và các điện thoại Android cao cấp thế hệ mới hiện đều có mức giá khởi điểm 1.000 USD. Galaxy S20 thường có giá 1.000 USD, còn Galaxy S20 Ultra cao cấp nhất có giá khởi điểm 1.400 USD (32,63 triệu đồng). Sau đó, Motorola Edge+ độc quyền của Verizon cũng có giá 1.000 USD và thậm chí Xiaomi cũng tham gia cuộc chơi với Mi 10 Pro có giá bán lẻ 1.080 USD (25,17 triệu đồng) tại Anh.
Dĩ nhiên, việc tăng giá tương ứng với phần cứng cải thiện, nơi những chiếc điện thoại ngày nay có màn hình hiển thị tốt hơn nhiều cùng tốc độ làm mới cao, mô-đun máy ảnh lớn hơn với ống kính tele chuyên dụng và kết nối 5G. Chỉ riêng tiêu chuẩn kết nối mới đã khiến giá tăng từ 100 USD đến 200 USD (2,33 triệu đồng đến 4,66 triệu đồng) so với thế hệ trước.
Chu kỳ cập nhật phần mềm không thay đổi
Nhưng trong khi các điện thoại Android cao cấp hiện nay có giá thành cao hơn và phần cứng tốt hơn nhiều so với vài năm trước, một điều đã không thay đổi là cập nhật phần mềm. Hầu hết các thương hiệu vẫn chỉ cam kết cung cấp hai bản cập nhật phần mềm lớn và cập nhật bảo mật trong ba năm, bao gồm cả những chiếc điện thoại hàng đầu có giá 1.000 USD. Rõ ràng điều đó không phù hợp và cần phải thay đổi.
Phần mềm là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trên smartphone hiện đại ngày nay, đặc biệt khi phần cứng đã gần như không có nhiều khác biệt giữa các sản phẩm. Bất kể người dùng chi bao nhiêu tiền cho điện thoại của mình, việc phần mềm thiếu sự hỗ trợ lâu dài chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm không tốt.
Các phiên bản phần mềm mới mang đến một loạt tính năng mới, và trong khi Android 10 không giới thiệu nhiều thay đổi trực quan so với phiên bản trước đó thì có rất nhiều thay đổi bên trong hệ điều hành này. Tuy nhiên, việc các thương hiệu chỉ cam kết hai bản cập nhật Android có nghĩa chỉ những điện thoại được phát hành trong hai năm qua mới có được bản cập nhật Android mới khiến nhiều thiết bị cũ hơn bị bỏ rơi, bao gồm cả những sản phẩm cao cấp.
Trong thực tế, đây chính là yếu điểm lớn của Android so với iPhone trong nhiều năm qua bất chấp những nỗ lực của Google khi yêu cầu các thương hiệu cung cấp ít nhất hai bản cập nhật Android mới, bởi không phải tất cả các nhà sản xuất đều tuân thủ quy tắc đó. Motorola thường cam kết chỉ cung cấp một bản cập nhật Android cho thiết bị của mình, và chỉ đến khi nhận nhiều phản ứng dữ dội từ người dùng, thương hiệu này mới đồng ý cung cấp hai bản cập nhật cho Motorola Edge+ cao cấp.
Do tính chất bình đẳng của Android, Google không thể làm gì nhiều để thực thi các quy tắc này. Thay vào đó, hãng cố gắng dẫn đầu xu hướng bằng cách mở rộng hỗ trợ phần mềm trên điện thoại Pixel. Google đã cung cấp bản cập nhật Android 10 cho Pixel XL thế hệ đầu tiên và trở thành bản cập nhật Android thứ ba cho điện thoại này.
Trang cập nhật phần mềm Pixel cũng nói rõ rằng loạt Pixel 2 sẽ được cập nhật lên phiên bản Android mới đến tháng 10/2020, điều này dường như đảm bảo Android 11 sẽ đến với thiết bị. Dự kiến, các mẫu Pixel 3 và Pixel 4 cũng nhận được ba năm cập nhật phần mềm tương tự.
Một mình Google không đủ, các thương hiệu như Samsung cần thay đổi
Bằng cách đảm bảo rằng loạt Pixel nhận được ba bản cập nhật Android, Google đang cung cấp nhiều hơn ít nhất một phiên bản so với các đối tác Android còn lại. Mặc dù điều đó không tốt như Apple với bốn hoặc năm năm cập nhật cho iPhone nhưng dù sao, đó cũng là một điểm khởi đầu tốt. Vấn đề ở đây là điện thoại Pixel chiếm một phần rất nhỏ lượng điện thoại Android trên toàn cầu và thực tế, một thương hiệu lớn như Samsung cần phải chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy sự thay đổi. Việc ông lớn Samsung thay đổi chính sách, các nhà sản xuất thiết bị khác chắc chắn sẽ phải tuân theo.
Trong khi Samsung thường tung hai bản cập nhật Android cho các điện thoại cao cấp thì công ty lại không làm điều đó với các dòng điện thoại tầm trung và giá rẻ, đặc biệt tại các thị trường châu Á. Đã có một vài trường hợp trong quá khứ, Samsung chỉ cung cấp một bản cập nhật phần mềm cho điện thoại giá rẻ của mình.
Nhưng giờ đây, khi iPhone SE giá 399 USD (9,3 triệu đồng) xuất hiện, đã đến lúc các nhà sản xuất Android cần mở rộng sự hỗ trợ phần mềm cho điện thoại của họ. iPhone SE dùng chip A13 Bionic mới nhất cũng có nghĩa sản phẩm sẽ nhận được bản cập nhật trong ít nhất bốn năm. Điều này mang lại cho sản phẩm lợi thế rất khác biệt so với mọi điện thoại Android khác trong phân khúc giá dưới 500 USD (11,65 triệu đồng).
Điều này càng trở nên cần thiết khi mọi người đang sử dụng thiết bị của họ lâu hơn. Với các điện thoại giá rẻ và tầm trung ngày càng có phần cứng mạnh mẽ hơn, không có lý do gì để nâng cấp điện thoại trên cơ sở hàng năm. Chẳng hạn, Galaxy A71 đi kèm chip Snapdragon 830 và bản thân phần cứng đủ tốt để có thể dễ dàng tồn tại từ ba năm trở nên mà không gặp vấn đề gì. Nhưng Samsung chỉ cam kết cung cấp hai bản cập nhật Android lại ảnh hưởng đến trải nghiệm này.
Xét cho cùng, các nhà sản xuất thiết bị Android cần bắt đầu xem xét lại chiến lược của họ xung quanh các bản cập nhật, không chỉ cho phân khúc hàng đầu mà còn cả tầm trung. Sự ra mắt của iPhone SE là một hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn bộ ngành công nghiệp và sản phẩm đó đã làm nổi bật lỗ hổng tồn tại giữa các bản cập nhật Android và iOS. Chúng ta sẽ phải chờ xem liệu iPhone SE có hoạt động như một chất xúc tác để các nhà sản xuất Android nâng tầm cuộc chơi của họ hay không.
An Nhiên
Exynos 880 – SoC 5G tầm trung với modem 5G được xem là đòn đáp trả của Samsung dành cho Snapdragon 768 5G và Mediatek Dimensity 820
Ngày 25/5, Huawei công bố đã giành được Chứng nhận Mức độ Đảm bảo Đánh giá Tiêu chí Chung (CC) mà cụ thể là Chứng chỉ CC EAL4+ đầu tiên thế giới cho các sản phẩm 5G.
Ngày 25/5, Huawei công bố đã giành được Chứng nhận Mức độ Đảm bảo Đánh giá Tiêu chí Chung (CC) mà cụ thể là Chứng chỉ CC EAL4+ đầu tiên thế giới cho các sản phẩm 5G.
Facebook hợp tác với Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đối tác ra mắt chiến dịch “Facebook vì Việt Nam” để kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Đây là chương trình toàn diện đầu tiên được thiết kế dành riêng cho Việt Nam với hashtag #fb4vn.
Huawei dự kiến trình làng thế hệ chip Kirin 1020 cho flagship Mate 40 vào cuối năm nay.
Siêu máy tính NVIDIA DGX A100 với hiệu năng tính toán lên đến 5 petaflops (thực hiện 5 triệu tỷ phép tính một giây) đã được VinGroup đầu tư cho Viện VinAI để thử nghiệm với các mô hình AI lớn cho các dữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh, video để phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên sâu.
Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020. Nhờ sự cải thiện của hoạt động kinh doanh lõi cũng như diễn biến tích cực của tỷ giá, doanh thu từ cả 3 khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi đều tăng trưởng 2 chữ số.
Keysight vừa khai trương Phòng kiểm thử hợp quy mới tại Penang, Malaysia nhằm cung cấp các dịch vụ kiểm thử tương thích điện từ (EMC) cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử và các lĩnh vực quan trọng như truyền thông vô tuyến, IoT, ô tô, chăm sóc sức khỏe và ứng dụng y tế.
Ông Kevin Mayer vừa được công bố bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc (CEO) của TikTok, kiêm Giám đốc Điều hành (COO) của ByteDance – là công ty sở hữu TikTok.
Ví điện tử MoMo và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) đã chính thức hợp tác toàn diện và triển khai kênh thanh toán chiến lược.