Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm?

Các công ty chủ chốt của Mỹ đã ngừng giao dịch với Huawei trong một động thái có thể làm thay đổi toàn bộ bối cảnh di động. Vấn đề có thể bắt đầu với Huawei, nhưng nó sẽ lan rộng đến người tiêu dùng, nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất smartphone khác.

Thật khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng rõ ràng một số công ty sẽ chịu thiệt thòi, trong khi những công ty khác lại “mừng chảy nước”.

Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm? - 2(8)

Không ít những mất mát

Danh sách bắt đầu với Huawei và tất nhiên là cả thương hiệu phụ Honor. Google cho biết nhiều điện thoại hiện tại cũng như một số mẫu sắp ra mắt của Huawei và Honor sẽ tiếp tục hoạt động, nhận các bản cập nhật bảo mật cũng như quyền truy cập vào Google Play Store. Điều đó có nghĩa, Honor 20 được công bố hôm 21/5 sẽ không gặp phải vấn đề ngay lập tức.

Nhưng các mô hình hiện tại có thể bị mắc kẹt với bất kỳ phiên bản Android nào mà nó đang chạy. Không rõ liệu các thiết bị này có thể nâng cấp lên Android 10 Q hay không, nhưng nhiều khả năng khó xảy ra.

Với kế hoạch của Google, không có mẫu smartphone Huawei hay Honor mới nào có thể ra mắt với các dịch vụ của Google. Điều được chú ý nhiều nhất chính là chúng thiếu cửa hàng ứng dụng. Huawei thậm chí không thể chuyển sang Amazon hoặc Epic để sử dụng các cửa hàng ứng dụng của họ, bởi cả hai đều bị ràng buộc bởi các quy tắc giống như Google.

Quá nhiều khó khăn với Huawei và Honor, vì vậy nhiều người ắt hẳn sẽ đặt ra câu hỏi: Ai sẽ mua điện thoại không thể cài đặt hầu hết các ứng dụng và trò chơi? Ai sẽ mua một chiếc điện thoại có thể không bao giờ nhận được bản nâng cấp lớn?

Chắc chắn, điện thoại Huawei và Honor đã hoạt động tốt khi không có Google ở ​​Trung Quốc, nhưng đó là một thị trường kính với các nội dung riêng, bao gồm ứng dụng, trò chơi, mạng xã hội và tiện ích. Nhưng đó chỉ là thị trường nội địa, trong khi tham vọng vươn xa ra trường quốc tế của Huawei chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này.

Không dừng lại ở Huawei và Honor, người dùng cũng mất quyền lợi từ vấn đề. Huawei đã đi đầu mỗi khi nói đến nhiếp ảnh di động, từ đó phá vỡ sự độc quyền của Apple/Samsung trên thị trường smartphone cao cấp. Trong khi đó, điện thoại Honor lại là sự lựa chọn đáng gờm của điện thoại từ Samsung, Xiaomi và các hãng khác trong phân khúc tầm trung.

Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm? - 3(5)

Bản thân Google cũng mất đi một phần quyền lợi. Như đã biết, Android là cách được Google đưa ra để giúp người dùng đến với các dịch vụ của hãng. Người dùng Huawei và Honor chiếm một phần đáng kể trong số đó, nhưng sắp tới đây thị trường này sẽ bị tách rời.

Khi khó khăn với Android, chắc hẳn Huawei sẽ xem xét việc đưa ra Kế hoạch B mà họ đã phòng thủ trong một thời gian dài, trong đó một hệ điều hành có tên nội bộ Hongngeng đã được công ty tạo ra từ năm 2012. Có hay không khả năng sẵn sàng triển khai Hongngeng vẫn là một câu hỏi, bởi Android đã gần như là hệ điều hành không thể thiếu cho smartphone, bên cạnh iOS. Huawei ắt hẳn còn nhớ, Samsung đã từng đặt cược vào Tizen, nhưng cuối cùng hãng quyết định rằng Android được mong đợi hơn.

Tất cả điều này sẽ tàn phá các nhà cung cấp thành phần. Mặc dù Huawei có chipset và modem riêng để dựa vào khi bị cấm, nhưng hãng không hề có mọi thứ. Ví dụ, Huawei P30 Pro sử dụng bộ nhớ Micron, nhưng Micron đã gia nhập hàng ngũ các công ty “không chơi” với Huawei.

Bây giờ những nhà cung cấp thành phần đó sẽ phải tìm người mua mới cho sản phẩm của họ, và Huawei sẽ phải tìm nhà cung cấp mới. Công ty chắc chắn sẽ không ngừng sản xuất điện thoại, ngay cả khi các sản phẩm này chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Vấn đề là Huawei sẽ phải thực hiện ký kết các hợp đồng mới, vốn mất thời gian và bản thân Huawei cũng không ở vị trí tốt khi tham gia các đàm phán để có mức giá tốt.

Niềm vui cho nhiều doanh nghiệp

Các nhà sản xuất smartphone đang gặp khó trong việc chinh phục thị trường smartphone ắt hẳn sẽ cảm thấy vui mừng với thông tin Google ngừng hợp tác Huawei. Oppo, Realme của Xiaomi và BKK đang bận rộn mở rộng sự xuất hiện của mình ở châu Âu và Đông Nam Á, vì vậy họ sẽ rất vui khi có cơ hội chiếm lấy khoảng trống trên thị trường mà Huawei và Honor để lại.

Điều này có thể thúc đẩy Huawei tập trung hơn vào thị trường quê nhà, có nghĩa là một thỏa thuận tốt hơn sẽ được công ty mang lại cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trong thời gian ngắn, họ sẽ nhận được các sản phẩm có mức giá tốt hơn. Nhưng về lâu dài, một Huawei suy yếu sẽ làm giảm sự cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc, và điều đó thường không tốt cho người mua.

Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm? - 4(2)

Tuy nhiên điều đó không phải là xấu, bởi tất cả người dùng trên toàn cầu có thể đạt được một cái gì đó từ điều này. Lĩnh vực hệ điều hành smartphone đang thu nhỏ lại với Android (Apple hoạt động trong thế giới của riêng mình), nhưng trong tương lai, chúng ta có thể thấy Huawei nỗ lực hơn nhiều vào việc phát triển hệ điều hành của riêng mình, giúp Android có thêm một đối thủ nên cần phải cải thiện mình.

Dĩ nhiên, tất cả những điều nêu trên có thể biến mất nhanh chóng nếu phía chính phủ Mỹ đảo ngược lại quyết định của mình. Khi đó, mọi thứ sẽ trở lại như cũ, mặc dù Huawei có thể rút bài học để đầu tư nhiều hơn vào hệ điều hành riêng của công ty. Nếu điều này kéo dài một vài tháng hoặc lâu hơn, các nhà sản xuất và người mua smartphone cũng sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch mua sắm smartphone của mình.

An Nhiên

Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei “sống sao”?

Việc bị dừng mọi hỗ trợ, hợp tác liên quan tới công nghệ và các dịch vụ cho Android từ Google, nhà sản xuất Huawei chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mảng di động của mình. Nếu mất đi hợp tác này, liệu Huawei có tồn tại nỗi trong thị trường di động toàn cầu không?

Đòn trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei, thê thảm “tứ bề”

Chính phủ Mỹ vừa thông qua lệnh cấm hợp tác với Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ, chỉ một lệnh ban ra, đã dồn hãng công nghệ lớn này vào cửa khó “sống sót” ở nhiều mảng sản phẩm.

Hoa Vĩ, vì đâu nên nỗi!

Cơn ác mộng thực sự sẽ đến với Huawei nếu thông tin Google cắt quyền truy cập của Huawei vào các ứng dụng và cập nhật chính của Android thành hiện thực trong vài ngày tới.

Huawei Việt Nam trao tặng 20 máy tính cho trường học tại Phú Thọ

Chương trình trao tặng máy tính kết hợp tư vấn khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà đối tượng chính sách, và phát động cuộc thi đi bộ “10.000 bước chân mỗi ngày” đã diễn ra ngày 18/5 tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp Việt sản xuất thành công tủ điện hạ thế theo công nghệ Schneider

Ngày 17/5, Công ty TNHH Đạt Vĩnh Tiến ra mắt sản phẩm tủ điện hạ thế Prisma iPM được sản xuất theo công nghệ của tập đoàn Schneider Electric.

Ra mắt hệ điều hành DiskStation Manager 6.2.2

Synology vừa phát hành bản cập nhật mới nhất cho nền tảng quản lý dữ liệu DiskStation Manager 6.2.2.

5G làm rạn Apple?

Trong khi các đối thủ đã có những bước tiến quan trọng trong công nghệ 5G, thì Apple vẫn tuyệt nhiên chưa có một động thái đáng kể nào cả. Táo khuyết đang chủ động đứng ngoài cuộc chơi hay “muốn mà không được”?

Như một lời “tạ từ” với smartphone HTC

Từng một thời nằm trong top những thương hiệu smartphone hàng đầu, dẫn dắt mọi xu hướng thiết kế, nhưng do quá chậm chạp trong đổi mới khiến HTC đã không còn là chính mình. Nhiều khả năng hãng sẽ sớm rời bỏ thị trường smartphone trong thời gian tới, ít nhất tại Trung Quốc.

Điện thoại Nokia sẽ sử dụng công nghệ 5G của Qualcomm

HMD Global đã chính thức ký kết thỏa thuận với Qualcomm về việc cấp phép bằng sáng chế 5G Multimode toàn cầu cho các thiết bị single-mode và multimode do HMD Global sản xuất và bán dưới thương hiệu Nokia.

HTC đầu năm 2019 – “Ông lớn” gãy cánh, đặt niềm tin vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo

HTC đã từng là một công ty có tiếng nói lớn trên thị trường di động nói riêng và công nghệ nói chung, nhưng giờ đây, tất cả với họ chỉ còn là quá khứ. Công ty này đã mất chỗ đứng trên thị trường smartphone toàn cầu và giờ đây, họ đang đặt cả “mạng sống” của mình vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo Vive.