6 điều cần biết trước khi chấp nhận một chính sách bảo mật

Hiện nay, đa số người sử dụng đều có một “thói quen” hiếm khi đọc các thỏa thuận sử dụng, chính sách bảo mật khi đăng ký sử dụng một dịch vụ trực tuyến, tất nhiên là có bao gồm các mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết về một số điểm chú ý để nếu như chỉ có thời gian đủ để đọc lướt những điều này thì vẫn đảm bảo cho bạn “an toàn” sau khi ấn nút “chấp nhận”.

Đừng nghĩ về việc này như bạn đang đọc tài liệu mà hãy coi như bạn đang “phỏng vấn” tài liệu đó. Biết được nó tác động tới bạn như thế nào là cách dễ dàng để bạn biết có nên chấp nhận các điều khoản đó hay không.

Những thông tin gì sẽ được thu thập?

Đối với một trang mạng như Facebook, rất nhiều người dùng đã bắt đầu sử dụng từ trước khi có sự bùng nổ của smartphone. Đồng nghĩa với điều đó các ứng dụng mạng xã hội được phát triển mạnh mẽ và xuất hiện trên smartphone ngày càng phổ biến thì đó là lúc bạn nên cẩn trọng hơn và đưa ra một câu hỏi khác. Có lẽ bạn muốn biết rằng các ứng dụng đó có đang thu thập các dữ liệu định vị, hay đang thực hiện các loại phân tích khác hay không. Và nếu như một trang web có vẻ đang thu thập quá nhiều thông tin cá nhân thì bạn cũng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng những dịch vụ đó. Bạn nên hiểu rằng không phải thông tin nào cũng cần cho hoạt động của người cung cấp dịch vụ, do vậy nếu nó yêu cầu ở bạn quá nhiều, hãy tìm hiểu lại và nếu cần hãy cho nó vào vùng nguy hiểm để chặn lại.

Các biện pháp an ninh nào sẽ bảo vệ thông tin của bạn?

Có lẽ khi sử dụng một dịch vụ nào, bạn cũng muốn các thông tin, dữ liệu của mình sẽ được lưu trữ một cách an toàn. Những trang web sẽ an toàn hơn khi người cung cấp dịch vụ đưa ra cam kết trong thỏa thuận sử dụng với người dùng có nội dung như “Tất cả các thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi sẽ được lưu trữ an toàn trong máy chủ có tường lửa bảo vệ. Bất kỳ giao dịch thanh toán và bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân sẽ được mã  hóa bằng cách sử dụng công nghệ SSL. Và chắc chắn hơn bạn nên sử dụng các URL có dạng https:// thay vì sử dụng trang web có dạng http://.

6 điều cần biết trước khi chấp nhận một chính sách bảo mật - https background


Thông tin của bạn có bị chia sẻ với người khác không? Với ai và vì mục đích gì?

Các công ty như Twitter có một kho tàng dữ liệu về hành vi và địa điểm của người dùng, và các dữ liệu có thể được sử dụng cho cả những mục đích cả tốt lẫn xấu của bên thứ ba. Quan trọng là cần đảm bảo rằng bạn hiểu những gì về quyền của một công ty được phép khi bán các dữ liệu của bạn. Chúng ta cũng quan tâm đến một công ty sẽ sử dụng thông tin của người dùng – là chúng ta như thế nào và đôi khi các công ty sẽ sử dụng các dữ liệu thu thập để cải tiến và cung cấp các dịch vụ của họ ra sao. Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu tâm có hay không việc công ty đó chia sẻ thông tin của người dùng cho bên thứ ba, bao gồm cả các đối tác của họ vì điều này có thể làm phát sinh việc bán thông tin cho các công ty khác sau đó bạn sẽ là “nạn nhân” phải hứng chịu thư rác, spam, email không mong muốn, các cuộc điện thoại làm phiền hay các phương thức truyền thông khác.

Bạn có thể chỉnh sửa hay loại bỏ dữ liệu?

Điều này không những áp dụng cho các công ty mà bạn thực hiện các thỏa thuận, mà còn áp dụng với cả các công ty cùng chia sẻ dữ liệu với bạn. Bạn có thể sẽ không gặp vấn đề khi muốn lại bỏ các thông tin không mong muốn khỏi trang web mà bạn có thỏa thuận sử dụng nhưng sẽ khó khăn hơn nếu bạn muốn liên lạc và sửa đổi các thông tin từ bên mua thông tin của bạn. Và người dùng nên dành nhiều thời gian xem xét chính sách mà họ có để lựa chọn thay vì lựa chọn trong chia sẻ dữ liệu. Nếu một trang web chia sẻ thông tin của bạn với một bên thứ ba hoặc với một trang web mà bạn không thể kết nối và loại bỏ các thông tin mà mình không mong muốn trong tương lai thì điều đó sẽ làm bạn thật sự mệt mỏi.

Bạn sẽ kết nối với công ty đó như thế nào?

6 điều cần biết trước khi chấp nhận một chính sách bảo mật - privacy


Và một câu hỏi tiếp theo “Bạn có thể thu hồi sự cho phép vào bất cứ lúc nào?”. Bạn cần phải biết rằng mình có thể dễ dàng liên lạc với một ai đó ở công ty cung cấp dịch vụ hay không khi có vấn đề, và làm thể nào để có thể nhanh chóng thực hiện các thỏa thuận. Điều đó cũng bao gồm bạn cần biết những gì sẽ xảy ra với thông tin cá nhân trên trang web đó sau khi bạn rời khỏi dịch vụ. Một số người dùng sau khi rời khỏi mạng xã hội đã không nghĩ đến việc xóa bỏ các thông tin cá nhân mà vẫn để thông tin hay hình ảnh lại trên đó, khiến thông tin của bạn có thể bị lợi dụng vào mục đích xấu.

Họ có tuân theo các chính sách bảo mật riêng của họ?

Bạn đang tham gia một thỏa thuận pháp lý và bạn muốn biết đối tác của bạn sẽ duy trì thỏa thuận đến cuối cùng hay không. Bạn có thể cần xem xét việc tìm kiếm nhanh chóng trên Google về  hành vi vi phạm quyền riêng tư của công ty cung ứng dịch vụ. Một cái bẫy trong bất kỳ chính sách bảo mật là nếu có sự vụ gì của công ty khi phục vụ khách hàng của mình có thể dẫn đến một loạt các hành động tập thể chống lại công ty. Cùng với đó là thu hút sự quan tâm không mong muốn của giới truyền thông và điều đó sẽ làm các thông tin về công ty sẽ xuất hiện đầy rẫy trên mạng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh sau này.


Tuấn Nguyễn 

Sử dụng nội dung số không vi phạm pháp luật

Nhìn lại 15 năm trước, với một thế giới không có Kindle, iTunes và iPlayer. Đây là một thế giới với các chi phí đắt đỏ và bất tiện, khi bạn không thể đem theo toàn bộ bộ sưu tập âm nhạc củamình, khi mà thuê một bộ phim có nghĩa là một chuyến đi dài ra phố. Mọi thứ đã thay đổi, các tiện ích của việc tải các sản phẩm phần mềm hay nội dung số đã trở nên quen thuộc. Nhưng khi chúng ta đang tiến tới kỷ nguyên bản quyền trên đất Việt thì không thể có chuyện “tất cả đều miễn phí” nữa. Những hiểu biết về bản quyền nội dung số dưới đây là cách để bạn thực hiện đúng pháp luật và bảo vệ mình.

Back-UPS BX650CI, bộ lưu điện cho doanh nghiệp nhỏ

Bộ lưu điện APC Back-UPS BX650CI với khả năng lưu trữ điện dự phòng, chống sốc điện cho các thiết bị điện và máy tính vừa được APC by Schneider Electric ra mắt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này có khả năng tự động điều chỉnh điện áp phù hợp ứng dụng cho các thiết bị trong công ty cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đưa đời sống kỹ thuật số người dùng lên “mây”

D-Link, một trong những tập đoàn thiết bị mạng đầu tiên đã đưa điện toán đám mây với sáng kiến D-Link Cloud vào ứng dụng các thiết bị số mạng gia đình, với các sản phẩm như IP Camera, bộ định tuyến không dây Wireless Router, ổ cứng mạng NAS… Đây là một ứng dụng tương đối mới ở thị trường VN, giúp người sử dụng được trao quyền truy cập từ xa để xem, quản lý, chia sẻ và lưu trữ file trực tiếp một cách dễ dàng và an toàn. Tin học & Đời sống đã cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Kênh phân phối D-Link về công nghệ này cũng như hướng tiếp cận thị trường sắp tới của hãng.

Lạc Việt: Không đi trên những con đường tấp nập

Khi cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet ở Việt Nam chưa có gì ông lại đi thành lập công ty chuyên về thiết kế mạng và giải pháp phần mềm. Khi nhiều doanh nghiệp đổ dồn vào mảng gia công phần mềm cho thị trường nước ngoài ông vẫn kiên định một hành trình chỉ làm giải pháp cho người dùng Việt. Khi nạn vi phạm bản quyền chạm ngưỡng báo động, ông lại tiến hành ký hợp đồng tác quyền với Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam để số hóa 5.000 đầu sách…

Hệ thống quản lý của Thế Giới Di Động: “Của nhà trồng” an toàn nhất

Không chỉ lớn mạnh về thị trường bán lẻ mặt hàng điện tử tiêu dùng, các thiết bị kỹ thuật số với hơn 200 cửa hàng siêu thị rải khắp toàn quốc, Thế Giới Di Động (TGDĐ) còn được giới công nghệ đánh giá cao bởi hệ thống quản lý nguồn lực ERP (Enterprise Resource Planning) đang vận hành mà đội ngũ nhân lực IT của chính công ty xây dựng. Giải pháp cho phép quản lý chặt chẽ hầu hết các nghiệp vụ từ những điều nhỏ nhặt nhất đến việc giám sát hàng chục triệu sản phẩm đích danh (theo số imei), hàng chục ngàn nhân viên một cách dễ dàng. Điều đáng nói là giải pháp này được xây dựng không dựa trên bất cứ nền tảng có sẵn nào. Tin học & Đời sống đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Văn Trọng, Trưởng phòng IT, kiến trúc sư trưởng của giải pháp này.

Cấm mua bán SIM trả trước đã kích hoạt sẵn

Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước, nghiêm cấm việc mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng kí thông tin thuê bao theo quy định hoặc đăng kí thông tin thuê bao không theo quy định.

Anh Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão: “Hãy cứ làm đi khi còn trẻ!”

Để Mắt Bão có được thành công như ngày hôm nay, anh Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, đó là một quá trình phát triển tự nhiên, từ một cái lõi dịch vụ cơ bản ban đầu, mỗi năm Mắt Bão lại bổ sung thêm một vài dịch vụ “vệ tinh” mới. Và trong mạch phát triển tự nhiên ấy, điều quan trọng hơn – Mắt Bão biết nhìn thấy rủi ro để né, chớp lấy khi thời cơ đến, và làm việc có quy trình. Từ những trải nghiệm bản thân, hiện nay ngoài điều hành công ty, kiêm nhiệm nhiều công việc khác, anh Bình còn rất hứng thú tham gia những hoạt động cùng các bạn học sinh, sinh viên với mong muốn chia sẻ, định hướng để con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ được trơn tru hơn. Hiện anh còn là một nhà đầu tư cá nhân, suốt ngày “săm soi, tìm kiếm” những dự án tiềm năng của sinh viên ngành công nghệ thông tin. Tin học & Nhà trường đã có dịp “bắt cóc” anh:

Asean Banker Forum 2011: Ngân hàng bán lẻ, nhiều giải pháp lắm rủi ro

Với dân số đông đảo sẽ tăng đến 100 triệu dân, tỉ lệ dân số trẻ, người dùng đang ngày càng tham gia giao dịch mua hàng trực tuyến… ngân hàng bán lẻ được xem là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao tại Việt Nam. Để phát triển thị trường bán lẻ này, việc đầu tư công nghệ là mấu chốt tạo lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á 2011 (Asean Banker Forum 2011) diễn ra trong hai ngày 7-8/12/2011 ở TPHCM do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG VN tổ chức dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước VN, thị trường ngân hàng bán lẻ đã được các chuyên gia phân tích dưới hai góc nhìn cơ hội và rủi ro.