5G làm rạn Apple?

Trong khi các đối thủ đã có những bước tiến quan trọng trong công nghệ 5G, thì Apple vẫn tuyệt nhiên chưa có một động thái đáng kể nào cả. Táo khuyết đang chủ động đứng ngoài cuộc chơi hay "muốn mà không được"?

5G làm rạn Apple? - Apple is in No Rush to Sell a 5G iPhone 2

Những thông tin mới nhất đã cho thấy Apple đã thực sự chậm chân hơn các đối thủ của mình trong cuộc đua mang tên 5G, và thậm chí, mối quan hệ giữa họ và các nhà cung ứng cũng đang rất căng thẳng mà chưa có dấu hiệu được cải thiện. Việc cắt đứt hợp đồng 5G với Intel và phải chịu “hạ mình” trước Qualcomm đang khiến Táo khuyết có nguy cơ “mất cả chì lẫn chài”.

Đối với Intel, vốn là một đối tác cung ứng modem mạng lâu năm cho iPhone, việc để mất một khách hàng quen thuộc như Apple đã giáng một đòn mạnh vào các nỗ lực đầu tư ra bên ngoài mảng máy tính cá nhân của nhà sản xuất chip bán dẫn này. Vài giờ sau khi Apple công bố thỏa thuận với Qualcomm vào tháng trước, Giám đốc Điều hành Intel Bob Swan, trong một tuyên bố cho biết công ty đã lên kế hoạch rời bỏ việc nghiên cứu modem 5G cho di động do không thấy được tương lai và lợi nhuận khi đầu tư vào đây. Tuyên bố, đáng ngạc nhiên, lại giúp cổ phiếu của Intel tăng vọt 3% vào phiên giao dịch tiếp theo. Điều này cho thấy các nhà đầu tư của Intel đang tỏ ra thoải mái hơn khi công ty không còn bị lệ thuộc vào Apple. Bên cạnh đó, một báo cáo từ WSJ cho biết Apple – trong thế bế tắc – đã từng đàm phán về việc mua lại toàn bộ mảng sản xuất modem 5G của Intel, tuy nhiên cho đến nay, kết quả của cuộc đàm phán chưa được tiết lộ.

5G làm rạn Apple? - intel5gmodem 1555490062 155549 8333 3519

“Mối lương duyên” giữa Apple và Intel trên di động có thể bắt đầu từ năm 2016, khi Táo khuyết đã loại bỏ Qualcomm như một nhà cung ứng độc quyền modem mạng cho iPhone của họ, và thêm Intel như một đối tác thứ hai. Một năm sau, Apple đã loại bỏ hoàn toàn Qualcomm và để Intel như một bên cung ứng 100% hợp đồng cung ứng modem mạng cho thiết bị di động của mình, mặc cho chất lượng modem từ Qualcomm được đánh giá tốt hơn. Với nhiều chuyên gia, đây cũng chính là điểm dẫn đến thế bế tắc của Apple trong cuộc đua 5G hiện tại.

Cụ thể, sau khi nhận ra tốc độ mạng trên thiết bị của mình thua kém hơn nhiều so với các đối thủ, Apple đã từng liên hệ với Qualcomm để cung cấp modem mạng cho thế hệ iPhone 2018, nhưng công ty này đã từ chối cung cấp, dẫn đến việc dòng sản phẩm iPhone Xs, Xs Max và XR đã sử dụng hoàn toàn modem mạng của Intel. 

Việc sử dụng Intel như một nhà cung ứng chủ chốt đã khiến Apple bị chậm chân hoàn toàn so với các đối thủ của mình, bởi các công nghệ hiện tại của Intel đang chậm chân hơn khi so với Samsung, Huawei hay Qualcomm. Được biết, Táo khuyết đã nhiều lần có ý định liên hệ với 2 công ty Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm bán modem 5G cho họ, nhưng những gì Apple nhận được chỉ là những cái lắc đầu. Thực tế, nguyên nhân không phải là các công ty này không muốn bán, mà là vì số lượng đơn hàng của Apple quá lớn để họ có thể đáp ứng ở thời điểm hiện tại (với Samsung) hoặc lo ngại về những rào cản chính trị ở Mỹ (với Huawei).

5G làm rạn Apple? - 2 1024x576 800 resize

Do đó, trong một động thái thể hiện sự tuyệt vọng, Apple đã phải xuống nước “làm hòa” với Qualcomm. Táo khuyết và Qualcomm đã đạt được một thỏa thuận đình chỉ cuộc chiến pháp lý của hai bên, nhưng vấn đề nằm ở chỗ: thỏa thuận của 2 công ty đã diễn ra quá muộn, khi mà chỉ chưa đầy 4 tháng nữa, thế hệ iPhone 2019 sẽ được bán ra. Bên cạnh đó, một vấn đề khác còn nằm ở số lượng modem mạng mà Apple yêu cầu cũng thực sự quá lớn kể cả so với năng lực của Qualcomm, bởi không giống các nhà sản xuất khác, Apple muốn trang bị modem 5G đồng bộ hết tất cả dòng sản phẩm di động của mình, thay vì phát hành một phiên bản iPhone riêng với số lượng nhỏ giọt. Tức là, cũng giống như số lượng tấm nền OLED mà Samsung phải cung cấp cho Apple với đơn hàng iPhone X, thì sản lượng modem Qualcomm phải cung ứng cho Táo khuyết sẽ ít nhất đạt trên 100 triệu đơn vị, một con số quá lớn với bất kỳ nhà sản xuất nào hiện nay. Do đó, nhiều khả năng đến cuối năm 2020, iPhone vẫn chưa thể hỗ trợ modem 5G, và mọi chuyện chỉ có thể được giải quyết trong năm 2021.

Rõ ràng, việc liên kết với Qualcomm ở thời điểm hiện tại sẽ được coi như một kế hoạch chuẩn bị cho tương lai 2 năm tiếp theo của Táo khuyết thay vì mang đến cho người dùng kỳ vọng iPhone sẽ sớm được trang bị modem 5G. Điểm tốt là khi so với Intel, thì kế hoạch trang bị đồng bộ 5G cho iPhone với Qualcomm vẫn sẽ sớm hơn được 1 năm. Apple cũng được cho là bắt đầu tuyển chuyên gia, kỹ sư nghiên cứu modem 5G riêng cho mình, nhưng theo nhiều báo cáo thì công ty sẽ khó có thể thương mại hóa con chip riêng của mình trước năm 2025.

Việc sử dụng Intel để giảm bớt lệ thuộc vào Qualcomm, ban đầu có thể coi là ý tưởng tốt, nhưng cuối cùng, chính vì sự yếu kém của Intel mà Apple đã buộc phải quay trở lại chiến lược truyền thống của mình, tức là hợp tác sâu hơn với Qualcomm như từ thế hệ iPhone 5 trước kia đã từng làm. 

Việc loại bỏ Intel khỏi nhóm cung ứng modem 5G cũng sẽ ít nhiều khiến mối quan hệ giữa Apple và Intel bị rạn nứt, cộng với những thông tin về việc Apple sẽ loại bỏ nốt Intel khỏi vị trí cung ứng chip xử lý cho laptop Macbook cũng đang khiến các chuyên gia phải đặt một dấu hỏi lớn về mối quan hệ giữa 2 công ty này trong tương lai gần.

NVTveron

Như một lời “tạ từ” với smartphone HTC

Từng một thời nằm trong top những thương hiệu smartphone hàng đầu, dẫn dắt mọi xu hướng thiết kế, nhưng do quá chậm chạp trong đổi mới khiến HTC đã không còn là chính mình. Nhiều khả năng hãng sẽ sớm rời bỏ thị trường smartphone trong thời gian tới, ít nhất tại Trung Quốc.

Điện thoại Nokia sẽ sử dụng công nghệ 5G của Qualcomm

HMD Global đã chính thức ký kết thỏa thuận với Qualcomm về việc cấp phép bằng sáng chế 5G Multimode toàn cầu cho các thiết bị single-mode và multimode do HMD Global sản xuất và bán dưới thương hiệu Nokia.

HTC đầu năm 2019 – “Ông lớn” gãy cánh, đặt niềm tin vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo

HTC đã từng là một công ty có tiếng nói lớn trên thị trường di động nói riêng và công nghệ nói chung, nhưng giờ đây, tất cả với họ chỉ còn là quá khứ. Công ty này đã mất chỗ đứng trên thị trường smartphone toàn cầu và giờ đây, họ đang đặt cả “mạng sống” của mình vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo Vive.

Epson bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Ông Ando Munenori vừa được Seiko Epson chính thức bổ nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Epson Singapore, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời giữ quyền Tổng Giám đốc Epson Thái Lan và Epson Philippines.

Ứng dụng “be” yêu cầu tài xế “Đã uống rượu bia – Không lái xe”

Ứng dụng gọi xe “be”, đã tham gia chương trình Đi bộ kêu gọi hành động “Đã uống rượu bia – Không lái xe” và kêu gọi các tài xế “be” tuân thủ luật này.

GrabFood đồng hành cùng cuộc thi Món Ngon Quán Việt

Một cuộc thi ẩm thực kỳ vọng sẽ tạo nên sân chơi và cơ hội cho các nhà hàng, đầu bếp Việt Nam phát huy thế mạnh, tài năng ẩm thực cũng như tiếp cận với những xu hướng mới.

Yeah1 vẫn phát triển dù có hoặc không đạt được thỏa thuận với YouTube

Đó là khẳng định của ông Punnya Niraan De Silva, Phó Tổng Giám đốc chiến lược tập đoàn Yeah1 (YEG) tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (ĐHĐCĐ) ngày 8/5. Đại hội cũng đã thông qua việc mua cổ phiếu quỹ và kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10% năm 2019.

Để ngành khách sạn chuyển mình trong bối cảnh công nghệ

Ngày 21/5/2019 tại Pullman Hà Nội và 23/5/2019 tại Caravelle Sài Gòn, hội thảo độc quyền dành riêng cho chủ đầu tư và nhà điều hành khách sạn: “Sự Chuyển Mình Trong Ngành Khách Sạn Ở Khu Vực Đông Nam Á”, sẽ được TRG International phối hợp tổ chức với Infor và VinaData.

Đông Nam Á bị tấn công có chủ đích nhiều nhất

Trong Quý 1/2019, Kaspersky Lab đã phát hiện nhiều mối đe dọa liên quan đến tiền điện tử và phần mềm gián điệp (đã được thương mại hóa), cũng như các cuộc tấn công vào những chuỗi cung ứng chính, và tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á.

Chủ tịch Gree thắng cược chủ tịch Xiaomi 150 triệu USD

Ông Lei Jun, Chủ tịch kiêm CEO Xiaomi và đã thua bà Đổng Minh Châu, Chủ tịch tập đoàn sản xuất điều hoà Gree 150 triệu USD trong một vụ cược kéo dài 5 năm.