180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao?

Đã 180 ngày trôi qua kể từ khi chính phủ Donald Trump đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. Đã có nhiều dự đoán về sự suy sụp, tuy nhiên dù không thực sự phát triển mạnh nhưng hoạt động kinh doanh của Huawei vẫn được cho là khá ổn trong 6 tháng qua.

Việc đưa Huawei vào danh sách đen được phía chính quyền Donald Trump lý giải vì mối lo ngại cho an ninh quốc gia Mỹ. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng việc Huawei bị liệt vào danh sách đen buộc các công ty Mỹ phải ngừng làm ăn với công ty Trung Quốc, bao gồm Google ngừng cấp giấy phép Google Mobile Services cho Huawei, và sau đó nhiều công ty cũng như tổ chức liên tiếp công bố cắt đứt mối quan hệ với Huawei.

180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao? - 1102

Doanh thu vẫn tăng 24,4% dù thấp hơn so với khi chưa có lệnh cấm

Theo số liệu của Huawei, trong 9 tháng đầu năm 2019, hãng đã tạo ra doanh thu khoảng 80,3 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là sự tăng trưởng ấn tượng cho một công ty đang chiến đấu với nhiều khó khăn dồn dập, mặc dù con số này chậm hơn so với mức tăng trưởng 39% mà Huawei đạt được trong quý 1/2019 – khi chưa có lệnh cấm.

Huawei có vẻ “dư sức” để đạt doanh thu 100 tỷ USD vào cuối năm nay. Đó là một cột mốc quan trọng bởi vì nó vượt xa những gì mà nhà sáng lập Huawei Ren Zhengfei dự đoán trong tháng 6/2019. Nói cách khác, công ty đang đánh bại kỳ vọng doanh thu của chính mình. Dù đã có lời kêu gọi từ Mỹ  ngăn các đồng minh tránh xa thiết bị mạng của Huawei, song vẫn có hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông (trạm 4G và 5G) tiếp tục được các quốc gia ký kết.

180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao? - 2118

Huawei cũng kiếm được khoảng một nửa doanh thu từ bộ phận người tiêu dùng, mà chủ yếu là smartphone. Công ty đã xuất xưởng 185 triệu chiếc smartphone trong năm nay, trong đó các hãng nghiên cứu Canalys và Counterpoint đều ước tính doanh số smartphone của Huawei trong quý 3 đã đạt 66,8 triệu chiếc. Với mức tăng trưởng hàng năm 29%, Huawei không chỉ giữ vững vị trí mà còn tiến sát Samsung. Nếu không bị nằm trong danh sách đen, có thể Huawei sẽ dễ dàng đánh bại Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Người Trung Quốc ủng hộ

Sau khi chứng kiến Huawei bị Mỹ “bắt nạt”, người tiêu dùng Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ Huawei bằng tất cả sự nhiệt tình, giúp Huawei tăng trưởng lên đến 66% so với năm ngoái. Điều này cho phép Huawei chiếm 42% thị trường smartphone Trung Quốc trong quý 3/2019 – một con số cao kỷ lục. Trong khi đó, Apple đã mất 2% thị phần và đánh dấu doanh số yếu nhất tại Trung Quốc trong 5 năm qua. Còn Samsung, gần như công ty không có chỗ đứng tại Trung Quốc khi doanh số smartphone chỉ ở mức dưới 1%.

Trong khi lòng yêu nước có thể giải thích lý do thành công của Huawei tại Trung Quốc thì công ty vẫn bán được khoảng 25 triệu smartphone ở các thị trường khác trong quý 3. Ở các quốc gia mà ứng dụng Google gần như là thứ bắt buộc phải có, Huawei đãg đẩy mạnh kinh doanh các mẫu cũ cũng như phát hành một vài mẫu mới kèm ứng dụng Google theo cách hoàn toàn hợp lệ – bằng cách điều chỉnh và đổi thương hiệu cho những chiếc điện thoại được chứng nhận trước đó. Huawei cũng sử dụng các danh mục sản phẩm khác để giữ tên tuổi của mình trên các trang tin như tai nghe FreeBuds 3 và đồng hồ thông minh Watch GT 2.

180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao? - 392

Để bán tất cả các sản phẩm này, trước tiên Huawei cần sản xuất chúng. Khoản đầu tư vào bộ phận bán dẫn riêng, giúp họ không phụ thuộc vào Qualcomm có trụ sở tại Mỹ cho chip SoC cũng như modem không dây. Hơn nữa, Huawei tiếp tục hợp tác với ARM và sử dụng kiến trúc Arm v9 thế hệ tiếp theo để cung cấp nền tảng cho chip di động ra mắt vào năm 2020 hoặc xa hơn.

Ngoài ra, Huawei cũng đã có một kho “dự phòng” các thành phần mà họ không tự sản xuất trong khoảng 1 năm trước khi Mỹ đưa công ty này vào danh sách đen.

Đám mây u ám vẫn còn đeo bám?

Nhờ các công nghệ độc quyền mạnh mẽ, sự thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu và củng cố vị thế ở Trung Quốc, Huawei đã tồn tại trong những điều kiện có thể giết chết bất kỳ một công ty nào trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa Huawei vẫn tiếp tục sống tốt mặc cho lệnh cấm. Bởi những kho dự trữ thành phần đó có thể tồn tại trong bao lâu? Mỹ sẽ tiếp tục cho phép Huawei làm mới các sản phẩm hiện có của mình? Huawei có thể bắt kịp các đối thủ trong khi phải gồng mình chiến đấu để tồn tại?… Đây là những câu hỏi khó mà chúng ta chưa thể có câu trả lời ngay lập tức được.

180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao? - 530

Vào ngày 19/11 tới đây, thời hạn trì hoãn lệnh cấm 90 ngày để Huawei thực hiện một số hoạt động kinh doanh với các công ty Mỹ sẽ hết hạn. Trong tháng 9, chính phủ Mỹ nói rằng họ không gia hạn việc trì hoãn lệnh cấm thêm lần nữa, có nghĩa Huawei sẽ không thể đưa ra các bản cập nhật hệ thống cho các sản phẩm Android hiện có – một cú đánh vào hoạt động kinh doanh smartphone của công ty.

Chưa dừng lại ở đó, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã lên kế hoạch tổ chức bỏ phiếu về các quy tắc nhằm ngăn Huawei thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với các nhà mạng Mỹ cũng như yêu cầu loại bỏ các thiết bị đã được lắp đặt. Ít nhất, đây sẽ là một bước leo thang khác trong lập trường của Mỹ nhằm chống lại tham vọng 5G của Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Huawei cũng đã trì hoãn phát hành sản phẩm chủ lực Mate 30 Pro ở châu Âu và nhiều thị trường khác ngoài Trung Quốc. Việc không có ứng dụng Google khiến điện thoại này như trở thành một mặt hàng mẫu – đẹp nhưng vô dụng, khó bán. Việc trì hoãn phát hành cũng đồng nghĩa họ đang nhường cơ hội vàng cho các đối thủ. Được biết, Huawei đang có kế hoạch bán Mate 30 Pro tại thị trường Việt Nam vào ngày 16/11 với mức giá 21,99 triệu đồng, tuy nhiên người dùng có đón nhận hay không vẫn phải chờ xem.

Tin “dễ thở” nhất cho Huawei trong 180 ngày qua là chính quyền Donald Trump cho biết sẽ xem xét cấp giấy phép xuất khẩu cho các công ty muốn bán sản phẩm không nhạy cảm cho Huawei. Thông tin này được xác nhận bởi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 4/11, cho biết giấy phép sẽ được đưa ra trong thời gian ngắn. Theo Ross, chính phủ Mỹ đã nhận được 260 đơn xin cấp phép để tiếp tục kinh doanh với Huawei, và Google có thể nằm trong danh sách này. Nếu chính phủ Mỹ xem các ứng dụng Android và Google “không nhạy cảm với an ninh quốc gia Mỹ”, họ hoàn toàn được phép tiếp tục xây dựng mối quan hệ kinh doanh.

Tuy vậy, cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tiếp tục đàm phán, và Huawei cũng chỉ là một quân cờ trong một ván cờ chưa có dấu hiệu kết thúc.

180 ngày sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sống sao? - 460

An Nhiên

Tấn công DDoS tăng đột biến vào mùa thu

Trong Qúy 3 năm 2019, số vụ tấn công DDoS đã tăng 30% so với Qúy 2 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó 53% cuộc tấn công được tiến hành vào tháng 9- theo số liệu thống kê từ Kaspersky DDoS Protection.

Microsoft thành lập Trung tâm trải nghiệm khu vực châu Á tại Singapore

Ngày 12/11, Microsoft chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm trải nghiệm công nghệ khu vực Châu Á – The Experience Center Asia. Đặt tại trụ sở mới của Microsoft khu vực tại Frasers Tower, Singapore, trung tâm sẽ là nơi giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng hình dung, tìm hiểu, trải nghiệm và ứng dụng đổi mới trong hành trình chuyển đổi của chính mình.

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam ra ứng dụng mới, miễn phí chuyển tiền

HLB Connect là nền tảng ngân hàng số thế hệ mới thông qua ứng dụng trên điện thoại di động của ngân hàng Hong Leong Việt Nam, với nhiều ưu điểm về nhanh, an toàn để tiếp cận những người dùng cá nhân.

Canon phát triển thành công ống kính máy ảnh có khả năng tự lọc bụi

Mới đây, Canon đã nộp đơn cấp bằng sáng chế cho giải pháp lọc bụi của ống kính máy ảnh. Nguyên lý hoạt động của ống kính khá đơn giản, không khí được ống kính hút vào trong thân máy và được đẩy ra ngoài cùng với bụi bẩn.

Bí kíp săn tìm nhân tài từ công nghệ số

Theo cùng sự phát triển của công nghệ số, các phương pháp tận dụng công nghệ nói chung  cũng như mạng xã hội để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng đang được các doanh nghiệp ưa chuộng.

Leica tung bản nâng cấp sáng giá của Leica SL

Sau 4 năm kể từ khi ra mắt Leica SL, hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng ở Đức đã chính thức trình làng thế hệ nâng cấp tiếp theo là SL2, sở hữu cảm biến 47MP và là chiếc máy đầu tiên được trang bị bộ xử lý Maestro 3.

ELSA hợp tác với SEAC, đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh ở Thái Lan và Đông Nam Á

Theo thỏa thuận của Lễ ký kết & họp báo Hợp tác B2B Chiến lược giữa ELSA và SEAC ngày 8/11, SEAC sẽ đưa giải pháp “ELSA 3-trong-1” đến 770 doanh nghiệp lớn nhất tại Thái Lan, và 1310 trường học, bao gồm 570 trường công lập và 740 trường dân lập.

Đẩy mạnh hợp tác phát triển công nghệ Blockchain cho TP HCM

Ngày 8-11, Khu Công nghệ cao TP HCM đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Thường niên năm 2019 với chủ đề Ứng dụng Blockchain cho Đô thị Thông minh.

Bill Gates vẫn “cay cú” chuyện từ 21 năm trước khiến Windows Mobile thất bại

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, vừa có bài phát biểu với tờ New York Times để nói lên suy nghĩ của ông về nguyên nhân gây ra thất bại của Windows Mobile, dẫn đến sự thành công của Android như hiện nay.

Ví MoMo vào top 50 công ty dẫn đầu thị trường Fintech toàn cầu 2019

MoMo là ứng dụng tài chính duy nhất của Việt Nam vừa được vinh danh trong “Top 50 công ty dẫn đầu” của Danh sách 100 Công ty Công nghệ – Tài chính hàng đầu thế giới được công bố ngày 4/11/2019.