Các ngành sản xuất, logistics, bán lẻ và y tế tại Việt Nam đang ứng dụng các công nghệ sáng tạo mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ngày nay – theo công bố của Zebra về các xu hướng ngành quan trọng trong năm 2025.
Khi công nghệ tiếp tục phát triển cùng với các diễn biến kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất, vận tải – logistics, bán lẻ và y tế đang tích cực ứng dụng và khai thác tiềm năng của AI, tự động hóa và chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sáng tạo. Những lĩnh vực này đang tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Với đóng góp gần 25% GDP trong năm 2024, ngành sản xuất giữ vững vai trò là một động lực tăng trưởng chính, trong khi logistics đang bứt phá và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ tiêu dùng trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong năm 2024, ngành bán lẻ Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 9%, đạt gần 252 tỷ USD, trong khi chi tiêu cho y tế được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 34 tỷ USD vào năm 2030.
Những quyết sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số đang thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện trong mọi mặt, cả trong các ngành truyền thống lẫn các lĩnh vực mới nổi đang trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống và ứng dụng các công nghệ mới. Theo đó, Zebra, nhà cung cấp các giải pháp số hoá và tự động hoá quy trình làm việc đã đưa ra dự báo xu hướng và sự dịch chuyển công nghệ trong năm 2025 như sau.
Ngành sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi: Khắc phục thách thức khi tích hợp AI và tự động hóa. Các nhà sản xuất đang giải quyết các thách thức trong quản lý thiết bị và hỗ trợ tự động hóa bằng cách triển khai các giải pháp tiên tiến dựa trên AI và ứng dụng dụng phương pháp bảo trì dự đoán (predictive maintenance). Những công nghệ này không chỉ tối ưu hóa quy trình mà còn giảm thiểu đáng kể thời gian ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi từ các giải pháp rời rạc sang các nền tảng tích hợp đang diễn ra mạnh mẽ, mặc dù các khó khăn trong việc tích hợp vẫn có thể làm chậm tiến độ quá trình này. Thành công của quá trình chuyển đổi này phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại và triển khai các dịch vụ toàn diện, cùng với những khoản đầu tư chiến lược vào hệ thống giám sát bằng hình ảnh (machine vision) để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, các yếu tố địa chính trị cũng thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong khi các công cụ như tự động hóa, điện toán di động, RFID và kết nối tốc độ cao là chìa khóa cho hiệu quả hoạt động.
Tương lai của ngành vận tải và logistics: Công nghệ AI và theo dõi thời gian thực giúp tăng cường hiệu quả. Ngành logistics đang nâng cao tính minh bạch nhờ ứng dụng công nghệ theo dõi thời gian thực đối với các hàng hóa nhạy cảm, như dược phẩm. Việc ứng dụng công nghệ RFID kết hợp với gán mã sản phẩm (serialization) sẽ giúp tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, đặc biệt trong chuỗi cung ứng lạnh (cold chain logistics). AI sẽ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, quản lý dữ liệu và cho phép phản ứng nhanh với các thách thức địa chính trị và môi trường. AI cũng nâng cao khả năng xác minh giao hàng và kiểm soát chất lượng. Kỳ vọng ngày càng tăng về giao hàng trong ngày của thương mại điện tử đang định hình lại ngành logistics, buộc các nhà bán lẻ phải tối ưu hóa lộ trình để giao hàng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đồng thời triển khai biện pháp xác nhận xử lý hàng hóa nhằm tăng độ tin cậy.
Cuộc cách mạng công nghệ trong ngành bán lẻ: AI, tự phục vụ và phòng chống mất mát thông minh. Các nhà bán lẻ đang tích hợp các công cụ thông minh vào các nền tảng hợp nhất để đơn giản hóa hoạt động, tăng cường hiệu quả và thúc đẩy doanh số, với AI cung cấp thông tin chi tiết cho việc lập lịch nhân sự, quản lý hàng tồn kho và dịch vụ cá nhân hóa. Nhu cầu về các tùy chọn tự phục vụ như scan-and-go đang tăng lên, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí. Các khoản đầu tư công nghệ góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để giải quyết thách thức về nhân sự, các nhà bán lẻ sẽ sử dụng các giải pháp công nghệ như máy kiểm kho để cải thiện năng suất và giữ chân nhân viên, trong khi các hệ thống RFID sẽ hỗ trợ phòng ngừa mất mát một cách chủ động nhằm giảm thiểu hao hụt hàng hóa.
AI, 5G và chuỗi cung ứng thông minh: Nâng cao hiệu quả ngành y tế. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ tận dụng thiết bị di động và công nghệ AI để nâng cao chất lượng tương tác với bệnh nhân cũng như cải thiện hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc. Phân tích định hướng (prescriptive analytics) dựa trên AI đóng vai trò hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, hoạt động như một công cụ bổ sung, không thay thế chuyên môn của con người. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhờ số hóa quy trình mua sắm và theo dõi sẽ đảm bảo cung cấp các vật tư y tế thiết yếu một cách kịp thời. Sự phát triển của 5G tạo nền tảng cho các tiến bộ y học vượt bậc dựa trên hạ tầng mạng mạnh mẽ như hỗ trợ phẫu thuật từ xa, hình ảnh ba chiều (holographic imaging) và y tế từ xa. Mạng 5G và Wi-Fi tin cậy cho phép sao lưu dữ liệu theo thời gian thực trong các trường hợp mất điện, trong khi đó công nghệ trí tuệ tăng cường (aumented intelligence) giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và duy trì chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Từ 1/4/2025, tất cả các gói cước Internet mới của VNPT sẽ được cung cấp với tốc độ tối thiểu 300Mbps, gấp gần 2 lần so với tốc độ trung bình của Internet Việt Nam hiện nay.
Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình tự thân, tự tổ chức hay doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp – DN) phải thực hiện. Như thế, cần có một ngôn ngữ lập trình gần ngôn ngữ tự nhiên, đơn giản, dễ học để người không chuyên CNTT trong DN cũng có thể lập trình cho các ứng dụng của mình hay nôm na là “nói chuyện” được với máy. Đó là lý do ra đời của Vlogic.
Dell vừa chính thức giới thiệu dòng AI PC thế hệ mới được thiết kế cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam.
Thỏa thuận hợp tác trong năm năm nhằm hỗ trợ mục tiêu quảng bá, thúc đẩy du lịch Việt Nam, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch.
Ngày 17/3, Diễn đàn Doanh nghiệp về Đổi mới Sáng tạo Y tế, được tổ chức bởi Chính phủ Anh, phối hợp với HealthcareUK, KPMG và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam, đã quy tụ hơn 165 nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp y tế của Việt Nam và Anh.
10 công ty đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ bước vào chương trình ươm tạo 6 tháng và có cơ hội nhận tổng giải thưởng tiền mặt trị giá 225.000 USD trong chương trình “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2025 (QVIC) 2025”.
NTT e-MOI sẽ triển khai trên nền tảng 3DEXPERIENCE của Dassault Systèmes nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của các ngành Công nghệ cao, Hàng không & Quốc phòng và Giao thông & Phương tiện vận tải.
Đi từ ý tưởng “số hóa” các sản vật địa phương và lan tỏa câu chuyện văn hóa vùng miền, Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024, hỗ trợ nhà bán hàng địa phương mở rộng cơ hội kinh doanh trong nước và vươn mình ra thị trường ASEAN.
Visa ra mắt giải pháp “chạm để đi” (tap-to-ride), thanh toán không tiếp xúc ngay tại các cổng soát vé, bằng thẻ Visa phát hành trên toàn cầu, qua các thiết bị di động và thiết bị đeo thông minh trên Tuyến Metro Số 1 TPHCM.
Samsung Vina chính thức ra mắt Bảng tương tác Android WAF series – thiết bị hướng đến xây dựng môi trường học tập thông minh, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Thiết bị này được nâng cấp từ Bảng tương tác Android WAD của năm 2024.