Lyor Cohen, Giám đốc Âm nhạc của Google và YouTube đã công bố khoản đóng góp 6 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc trên YouTube Shorts.
“Năm ngoái, chúng tôi rất vui mừng khi công bố khoản đóng góp 4 tỷ USD doanh thu cho ngành công nghiệp âm nhạc, và những nỗ lực này không dừng lại ở đó: Trong 12 tháng tính từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, YouTube đã chi trả hơn 6 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc”,Lyor Cohen nói.
Ông cũng cho biết bộ đôi sản phẩm quảng cáo (ads) và lượt đăng ký (subscriptions) sẽ là những công cụ đóng góp doanh thu số 1 cho ngành trong năm 2025. Đó là lý do vì sao YouTube đang mở rộng kinh doanh từ tất cả các định dạng âm nhạc (video dạng ngắn và dài, âm thanh video, chế độ phát sóng trực tiếp…), trên tất cả các nền tảng (máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị di động và TV), ở hơn 100 quốc gia.
YouTube cũng đang cố gắng mở rộng kinh doanh từ nội dung do chính người dùng tạo ra (User generated content – UGC). UGC đã thúc đẩy hơn 30% khoản thanh toán cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ và chủ sở hữu bản quyền, trong năm thứ hai liên tiếp. Định danng video ngắng thu hút 30 tỷ lượt xem mỗi ngày, với 1,5 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng trên YouTube.
“Từ những thay đổi sâu sắc trong ngành công nghiệp âm nhạc, YouTube cần phải chuyển mình để trở thành nền tảng tốt nhất cho những ai yêu nhạc. Người hâm mộ muốn khám phá, thưởng thức và tham gia trải nghiệm âm nhạc trên nhiều định dạng nội dung khác nhau, và chỉ YouTube mới có thể cung cấp toàn bộ những trải nghiệm đó ở trên cùng một nền tảng. Xây dựng trải nghiệm âm nhạc đồng bộ trên các định dạng âm nhạc khác nhau là một điều tuyệt vời với người hâm mộ, nhưng trên hết, việc đó cũng cần đem lại những tác động tích cực đến nghệ sĩ. Cho dù họ được biết đến rộng rãi hay chỉ sở hữu những nhóm khán giả nhất định, sứ mệnh của chúng tôi là giúp họ tạo dựng con đường riêng của mình trên YouTube và có sự phát triển bền vững về mặt tài chính”, Lyor Cohen kết luận.
Ứng dụng mã QR vào thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội tại Việt Nam, đặc biệt với mã QR động, Vietcombank và hãng chuyển phát nhanh J&T Express vừa hợp tác để triển khai thanh toán đơn hàng bằng hình thức quét mã QR động này.
Chipset MediaTek Pentonic 700 giúp các thương hiệu TV toàn cầu nâng cao trải nghiệm xem toàn diện cho người dùng với các cải tiến về chất lượng hình ảnh do AI hỗ trợ, hỗ trợ Dolby Vision IQ với Precision Detail, tích hợp Ước tính chuyển động 4K120 và Bù chuyển động (MEMC) và tối ưu hóa gaming.
Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam (Huawei) chính thức ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) với Đại học Giao thông Vận tải (UTC) và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) về phát triển nhân lực ICT cho Việt Nam.
MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán tại tất cả các cửa hàng Starbucks Vietnam trên toàn quốc.
Ngày 06/9/2022, UBND TP Hồ Chí Minh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2022 – 2025”
Bộ giải mã FPT Play 2022 hỗ trợ cả hai nền tảng truyền hình số IPTV và OTT, được FPT Play ra mắt nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày một cao và đa dạng của khách hàng.
Báo cáo sơ kết của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa cho hay, tính đến giữa năm 2022, tập đoàn đã và đang thực hiện 36 dự án Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại 32 tỉnh, thành phố, tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về triển khai Smartcity tại Việt Nam.
Những năm gần đây, hàng loạt công nghệ mới ra đời đã hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị và cải thiện sức khỏe con người.
Ngày 29/08/2022 – Hội thảo“Thăm khám sức khỏe Start-up” – hoạt động bên lề của cuộc thi Viet Solutions 2022, đã diễn ra ở TPHCM, điểm dừng chân cuối cùng của chuỗi sự kiện.
Hơn một nửa giao dịch thanh toán nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến 2022 (từ 24/8 đến 17h00 ngày 29/8/2022) được thực hiện qua MoMo, tương đương hơn 172.000 giao dịch.