Tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017 - theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab. Xu hướng Internet of Things (vạn vật kết nối) đang là mồi ngon dẫn lối cho các cuộc tấn công.
Với hơn 6 tỷ thiết bị thông minh đang được sử dụng trên toàn cầu, người dùng ngày càng bị đe doạ từ phần mềm độc hại nhằm vào các thiết bị kết nối của mình. Số thiết bị được dự đoán sẽ tăng mạnh lên đến từ 20 – 50 tỷ vào năm 2020.
Các thiết bị thông minh như đồng hồ, TV, router và máy ảnh… đang kết nối với nhau trong xu hướng Internet of Things (IoT). Một mạng lưới các thiết bị được trang bị công nghệ nhúng cho phép chúng tương tác với nhau hoặc với môi trường bên ngoài. Do có số lượng lớn các thiết bị, IoT đã trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng. Bằng cách xâm nhập thành công các thiết bị IoT, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền họ, và thậm chí kín đáo làm cho họ trở thành đối tác của chúng. Tệ hơn, các botnet như Mirai và Hajime đã cho thấy sự tăng lên của các mối đe dọa mạng.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã tiến hành nghiên cứu về phần mềm độc hại IoT để kiểm tra mức độ nguy hiểm. Họ đã thiết lập honeypots – mạng nhân tạo, mô phỏng mạng của các thiết bị IoT khác nhau (router, camera kết nối, vv) để quan sát xem phần mềm độc hại cố tấn công các thiết bị ảo của họ. Họ không phải đợi lâu, các cuộc tấn công bằng cách sử dụng các mẫu độc hại đã biết và trước đây chưa biết bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi honeypot được thành lập.
Hầu hết các cuộc tấn công do các chuyên gia của Kaspersky Lab chỉ định nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% cuộc tấn công vào các thiết bị mạng, bao gồm router, modem DSL … Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và các thiết bị gia đình thông minh. Trung Quốc (17%), Việt Nam (15%), và Nga (8%) nổi lên là 3 nước hàng đầu có các thiết bị IoT bị tấn công, mỗi quốc gia đều có một số lượng lớn các máy bị nhiễm. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan – tất cả đều theo sau đó ở mức 7%.
Cho đến nay trong cuộc thử nghiệm đang diễn ra này, các nhà nghiên cứu đã có thể thu thập thông tin về hơn 7.000 mẫu phần mềm độc hại được thiết kế đặc biệt để hack thiết bị được kết nối.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân đằng sau của sự gia tăng chính là do IoT rất dễ bị xâm nhập và phơi bày trước mặt bọn tội phạm. Phần lớn các thiết bị thông minh đang chạy các hệ điều hành dựa trên Linux, tấn công vào chúng dễ dàng hơn bởi vì bọn tội phạm có thể viết chung mã độc, nhắm mục tiêu một số lượng lớn các thiết bị cùng một lúc.
Theo các chuyên gia trong ngành, hiện có hơn 6 tỷ thiết bị thông minh trên toàn cầu. Hầu hết chúng thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập – hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.
Để bảo vệ thiết bị của bạn, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab khuyến nghị: Nếu không cần thiết, đừng truy cập thiết bị của bạn từ mạng bên ngoài; Tắt tất cả các dịch vụ mạng mà bạn không cần để sử dụng thiết bị; Nếu có một mật khẩu tiêu chuẩn mà không thể thay đổi, hoặc tài khoản đặt trước không thể bị hủy kích hoạt, vô hiệu hóa các dịch vụ mạng mà chúng được sử dụng, hoặc đóng truy cập vào các mạng bên ngoài; Trước khi sử dụng thiết bị, thay đổi mật khẩu mặc định, và thiết lập một mật khẩu mới; Thường xuyên cập nhật phần mềm của thiết bị lên phiên bản mới nhất.
Ô Lâu
Ví điện tử WebMoney Vietnam đã chính thức ra mắt phiên bản tài chính toàn cầu với nhiều chức năng được cập nhật tại Việt Nam. Những chức năng chuyển tiền đa quốc gia, mua sắm ngoài nước và gọi vốn khởi nghiệp khá khác biệt so với các ứng dụng ví điện tử tại Việt Nam hiện nay.
Kaspersky Lab vừa công bố phát hiện phần mềm độc hại Trojan Dvmap phát tán thông qua cửa hàng Google Play và đã được tải xuống hơn 50.000 lần kể từ tháng 3/2017. Kaspersky Lab báo cáo Trojan này tới Google và nó đã được gỡ bỏ khỏi cửa hàng, song nguy cơ bùng phát một đợt tấn công lớn vẫn là điều quan trọng, không thể lơ là.
Grab vừa kỷ niệm cột mốc 5 năm thành lập vào ngày 5/6 vừa qua với thông báo hợp tác hơn 930.000 tài xế, có 45 triệu lượt tải, triển khai GrabShare tại Hà Nội và bổ sung nhiều tính năng mới.
Hội thảo chuyên đề: “ICT với pháp lý & Marketing trực tuyến”, đã được Hiệp Hội Internet Việt Nam (VIA) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần VNG tổ chức vào sáng nay, trong khuôn khổ Vietnam ICT COMM 2017 nhằm giới thiệu những công nghệ, pháp lý trong lĩnh vực thương mại điện tử và cập nhật hình thức thanh toán bằng QR code – một trong những cách thanh toán phi tiền mặt tiện lợi nhất hiện nay.
Theo Báo cáo Xu hướng Tấn công DDoS Q1 2017 do Verisign thực hiện vừa công bố, số lượng các vụ tấn công đã giảm 23%, tuy nhiên quy mô tấn công đỉnh điểm trung bình đã tăng 26% so với quý trước, vượt quá 10 Gigabit mỗi giây.
Dịch vụ đi chung xe trên ứng dụng Grab với tên GrabShare đã chính thức hoạt động tại TPHCM. Hình thức đi chung này giúp khách tiết kiệm lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường còn tài xế thì có thể tăng đến 40% cước xe.
Theo báo cáo “Thư rác và lừa đảo trong Quý 1, 2017” của Kaspersky Lab, mạng bonet Necurs – thư rác lớn nhất thế giới đã có sự suy giảm tương đối trong lưu lượng thư rác gian lận. Tuy nhiên, các kẻ gửi thư rác đang tìm cách mới vượt qua các bộ lọc và tập trung vào tin nhắn và mạng xã hội để thực hiện lừa đảo.
Xu hướng của người dùng Việt Nam hiện nay là thường xuyên sử dụng mobile, không có nhiều thời gian, vì vậy các nhà kinh doanh cần linh hoạt tìm cách dịch chuyển dịch vụ, sản phẩm của mình giới thiệu đến người dùng một cách hiệu quả hơn.
Đó là kết quả khảo sát do Kaspersky Lab thực hiện vừa công bố, việc mất thiết bị hoặc mất hình ảnh trên thiết bị được người dùng cho biết sẽ cảm thấy buồn hơn so với chia tay người yêu.
Trong triển lãm Quốc tế các Thiết bị Biểu diễn Chuyên nghiệp – PLASE SHOW từ ngày 5/5/2017 đến ngày 7/5/2017, tại TPHCM, hãng thiết bị karaoke nổi tiểng Việt Nam, HANET sẽ có màn giới thiệu các sản phẩm và giải pháp mới nhất của mình.