Nghiên cứu mua sắm toàn cầu thường niên lần thứ 15 của Zebra vừa công bố, khách hàng mua trực tiếp tại cửa hàng hay mua trực tuyến đều đặt lên hàng đầu tính Sẵn có và Đa dạng của sản phẩm khi quyết định mua.
Theo đó, Zebra đã đưa ra 3 xu hướng bán lẻ toàn cầu, đồng thời nhận định công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Châu Á Thái Bình Dương cho biết, thị trường bán lẻ của Việt Nam ước tính sẽ tăng thêm 163,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 11,4% trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027, chiếm khoảng 12% GDP của cả nước.
Về phía cung, báo cáo dự báo sẽ có nhiều thách thức về nguồn hàng và giá cả. Lãi suất đang cao làm tăng chi phí vận chuyển, khiến các nhà bán lẻ đặt mục tiêu giảm chi phí vận chuyển hàng hoá. Về phía cầu, điện thoại thông minh cho phép khách hàng có thể nhanh chóng so sánh các cửa hàng, trong khi việc dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong tương lai trở nên khó khăn hơn trong điều kiện lạm phát. Ngoài ra, lo ngại về tình trạng thất thoát và trộm cắp trong ngành bán lẻ đang ngày càng tăng và các nhà bán lẻ được kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều hơn cho các nỗ lực phát triển bền vững toàn cầu.
Bên cạnh việc cần đặt đúng đơn hàng như đúng chủng loại, kích cỡ và các yếu tố khác thì các doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023 sẽ cần có cái nhìn toàn diện về hàng trong kho trên một số khía cạnh chính. Đó là mức độ sẵn có trên kệ (nhận, di chuyển, kiểm đếm và mua bán hàng hoá để đảm bảo tính chính xác và sẵn có), Hiện đại hóa việc thực hiện đơn hàng tại cửa hàng (quan sát vị trí hàng hoá theo thời gian thực), Bảo vệ tài sản (nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng hoá nhờ các hoạt động đầu tư và thực hành tích cực chống trộm cắp và lừa đảo).
Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu sự liền mạch, linh hoạt với những trải nghiệm riêng lẻ trước đây trong việc duyệt, tìm hiểu, mua sắm và tiêu thụ sản phẩm của nhà bán lẻ. Thay đổi căn bản này bắt buộc người bán cần tư duy lại về các hoạt động bán lẻ, và cũng có thể sự thay đổi này đã và đang xảy ra, vì nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu quá trình chuyển đổi. Năm 2023 dự kiến những trải nghiệm này sẽ còn tiếp tục được cải thiện và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà bán lẻ.
Báo cáo cũng gợi ý một số yếu tố giúp tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống. Cần hiện đại hóa quy trình thực hiện đơn hàng tại cửa hàng – quản lý giám sát hàng tồn kho theo thời gian thực để hợp lý hóa các tác vụ thực hiện đơn hàng. Mở rộng khả năng quan sát cho toàn mạng lưới phân phối để tăng cường tính linh hoạt trong quan sát các cửa hàng, nhà kho và trung tâm phân phối, nơi có thể xảy ra trùng lặp trong hoạt động phân phối qua thương mại điện tử và thực hiện đơn hàng tại cửa hàng trực tiếp. Cuối cùng là tối ưu hóa hoạt động hậu cần ngược, nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn.
Trao quyền cho nhân viên bán hàng, giảm nhân lực nhưng tăng cường trang bị công nghệ, nâng cao năng suất làm việc. Nhân viên bán hàng có thể là hạng mục chi phí lớn nhất của nhiều nhà bán lẻ, và nhiều vị trí công việc này thường bị bỏ trống. Tự động hóa lấy con người làm trung tâm thường là một giải pháp giúp giảm bớt các công việc lặp lại và tẻ nhạt, giải phóng thời gian để nhân viên bán hàng thực hiện các công việc có giá trị cao hơn như hỗ trợ khách hàng.
Nhờ tối ưu hóa quá trình quản lý lực lượng lao động, các nhà bán lẻ có thể dự báo chính xác nhu cầu về lực lượng lao động, kết hợp với các kỹ năng và thời vụ thích phù hợp để tối ưu hóa thời gian làm việc cho nhân viên và áp dụng các cơ chế dễ dàng để đăng ký nghỉ, đổi ca và đáp ứng các nhu cầu khác của nhân viên. Hợp lý hóa quản lý tác vụ giao tiếp cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả chung bằng cách tối ưu hóa và đơn giản hóa việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2023, ngành logistics được các chuyên gia đánh giá tiếp tục tăng trưởng nhờ xu hướng công nghệ, nổi bật là tự động hóa trong hoạt động logistics, tạo sự bền vững trong chuyển phát nhanh.
Các sản phẩm mới trong danh mục máy chủ Dell PowerEdge mang đến hiệu năng cao hơn, với khả năng suy luận AI nhanh hơn 2,9 lần
Vertiv vừa công bố Thiết bị xử lý không khí (AHU) Vertiv™ Liebert®, một giải pháp làm mát bằng nước lạnh, công suất cao, được thiết kế để hỗ trợ các môi trường điện toán mật độ cao, đồng thời cung cấp một phương pháp quản lý nhiệt hiệu quả hơn về mặt năng lượng.
Từ năm 2014, UBND tỉnh Hà Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký thỏa thuận hợp tác về Viễn thông – Công nghệ thông tin (VT-CNTT), đấn nay việc ký kết sẽ tiếp tục cho giai đoạn 2023-2025.
Trước tình hình nhà vườn tại Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây đang rơi vào cảnh khó khăn khi cam sành rớt giá, tồn đọng hàng chục tấn, Lazada Việt Nam đã phối hợp cùng Foodmap triển khai đưa cam sành từ các nhà vườn lên sàn thương mại điện tử với giá chỉ 10.000 đồng/kg cam.
Ghi nhận của Shopee cho thấy 3 xu hướng chính tiêu dùng chính của nền kinh tế số tại Việt Nam trong năm 2023 là: Tăng cường sử dụng và thông thạo các dịch vụ số, Sự gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại các khu vực tỉnh thành nhỏ, Người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực.
Nhằm đảm bảo mạng lưới thông suốt trong giai đoạn kết nối Internet đi quốc tế đang gặp sự cố, từ ngày 11/2, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chia sẻ dung lượng 100Gbps để hỗ trợ cho VNPT ứng cứu mạng lưới.
FPT Long Châu cùng các đối tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng hệ thống theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ thông minh VAIPE cho người Việt.
Samsung Electronics giới thiệu màn hình hiển thị bền vững, với các công nghệ theo hướng nỗ lực bảo vệ môi trường, tại Triển lãm tích hợp hệ thống và nghe nhìn Châu Âu (ISE) 2023 diễn ra ở Barcelona.
Giải pháp làm mát từ muối, pin năng lượng mặt trời siêu mỏng hay là ứng dụng động cơ điện hybrid trong ngành hàng không là một trong những sự kiện công nghệ hứa hẹn sẽ mở đường cho một tương lai mới.