Dựa trên những sản phẩm được giới thiệu tại triển lãm này, chúng ta có thể thấy được những tính năng sẽ xuất hiện trên diện rộng như Wi-Fi, ống kính zoom lớn hơn cho những máy ảnh ngắm-chụp, và những sản phẩm DSLR full-frame sẽ có những tính năng ưu việt cũng như giá cả “chạm đỉnh”.
Wi-Fi, chìa khóa vạn năng với mọi thiết bị
Đây không phải là lần đầu tiên máy ảnh kết nối Wi-Fi xuất hiện tại CES, nhưng có lẽ là chưa bao giờ số lượng tham gia triển lãm lại nhiều đến như vậy.
Chiếc máy ảnh có tính năng Wi-Fi của Kodak EasyShare M750 cho phép bạn upload hình ảnh trực tiếp từ máy ảnh và kết nối với các smartphone khác thông qua kết nối peer-to-peer (kết nối ngang hàng).
Các smartphone tiếp tục tiến dần về ngưỡng là một thiết bị chụp ảnh chất lượng cao, và ở CES năm nay, một số điện thoại đã được trang bị những thông số đồ họa “khủng”: Nokia Lumia 900 với khẩu độ f/2.2, HTC Titan II với độ phân giải máy ảnh 16 megapixel, và Sony Xperia Ion với cảm biến Exmor R vốn được sử dụng trong các máy ảnh của Sony. Và dĩ nhiên, vũ khí bí mật của các điện thoại này chính là khả năng chia sẻ hình ảnh và video một cách nhanh chóng thông qua các tính năng kết nối mạng đa dạng.
Nhiều nhà sản xuất máy ảnh tên tuổi đã cố gắng lấp đầy khoảng trống đó bằng cách tích hợp tính năng mạng không dây vào các máy ảnh, vốn luôn có thấu kính và khả năng quản lý hình ảnh tốt hơn nhiều so với bất kỳ smartphone nào. Tại CES, Samsung cho thấy hãng là một trong những ông lớn chịu chơi nhất ở phân khúc máy ảnh kết nối này, với những tính năng như sản phẩm WB850F với khả năng zoom quang học 21x, ST200F với khả năng zoom quang học 10x, và toàn bộ các sản phẩm này đều hỗ trợ khả năng upload trực tiếp cũng như đồng bộ hóa với các smartphone Android để chép hình lên và chia sẻ.
Một sản phẩm có giá rẻ hơn đến từ Kodak, EasyShare M750 với zoom quang học 5x, và cho phép upload trực tiếp vào những trang web chia sẻ cũng như khả năng kết hợp với các thiết bị sử dụng Android, iOS và BlackBerry. Ngoài ra, còn có một sản phẩm có thể được xem như là thiết bị nằm giữa 2 ranh giới máy ảnh và điện thoại với Smart Camera SC1630 của Polaroid, với độ phân giải 16 megapixel và sử dụng hệ điều hành Android 4.0 kèm theo khả năng zoom quang học 3x.
Wi-Fi cũng là một xu hướng mới trong các máy quay phim chất lượng cao, và một vài công ty đã tích hợp khả năng chia sẻ không dây vào những sản phẩm mới dành cho năm 2012 của họ. Canon đã cho ra mắt dòng máy Vixia với 4 máy quay có tích hợp Wi-Fi là HF M52, HF M50, HF R32, HF R30 – với khả năng upload trực tiếp lên Facebook và YouTube.
Zoom lớn
Những ống kính zoom lớn là một trong những tính năng đem lại hiệu quả rõ rệt nhất cho các máy ảnh ngắm-chụp, và năm nay, những ống kính zoom quang lớn đó sẽ xuất hiện ở rất nhiều những sản phẩm có thân hình bé nhỏ. Canon, Olympus và Panasonic đã giới thiệu những mẫu có kích thước nhỏ gọn với độ dày chỉ vào khoảng 2,5cm như PowerShot 520 HS đến từ Canon với khả năng zoom quang 12x trong một thân hình mình dây với độ dày vào khoảng 2,2cm. Olympus cũng không kém cạnh với sản phẩm VG-160 có khả năng zoom 10x và còn mỏng hơn cả PowerShot 520 HS nữa với số đo là 1,9cm, và Panasonic cũng có sản phẩm cạnh tranh Lumix S27 với cùng khả năng zoom và độ mỏng là 2,2cm. Fujifilm đem đến CES lần này sản phẩm FinePix T400 với độ mỏng là 2,8cm, và Samsung kết hợp 2 xu hướng trong một thiết bị mỏng, được tích hợp Wi-Fi, có zoom quang 10x là ST200.
DSLR giá cao
Nikon đã giới thiệu một cỗ máy quái vật DSLR chuyên nghiệp mới với giá khoảng 6.000USD, có tên gọi là D4. Đây cũng chính là sản phẩm full-frame mới nhất của Nikon. Với khả năng quay video 1080p và tốc độ chụp ảnh 10 khung hình/giây, D4 còn có khả năng hoạt động trong điều kiện thiếu sáng cực kỳ tốt, với ISO có thể đạt được đến con số 204.800 và hệ thống lấy nét tự động hoạt động tốt ở những khẩu độ nhỏ.
X-Pro 1, sản phẩm máy ảnh chuyên nghiệp đến từ Fujifilm sẽ có giá hơi cao hơn so với các đối thủ thuộc phân khúc máy ảnh ống kính thay đổi được. X-Pro 1 được tích hợp cảm biến CMOS APS-C với độ phân giải 16 megapixel và sử dụng một công nghệ độc đáo để loại bỏ sự méo hình, và viewfinder dạng lai mới của sản phẩm đem lại khả năng hiển thị hình ảnh số và các dữ liệu của độ phơi sáng trong ống ngắm quang. Mặc dù giá chính thức của sản phẩm vẫn chưa được công bố, nhưng Fujifilm hi vọng sản phẩm sẽ thuộc vào phân khúc khoảng 1.700USD (chỉ là thân máy) khi lên kệ vào tháng 2 này.
Cuối cùng, đối với những người yêu thích các máy ảnh với ống kính cố định như là một sản phẩm thay thế cho các máy DSLR có thể xem qua sản phẩm Canon PowerShot G1 X. Với chế độ chỉnh tay đầy đủ, chế độ chụp ảnh RAW 14-bit, khả năng quay phim 1080p, một bộ lọc trung tính tích hợp, và một nút xoay dành riêng cho việc điều chỉnh các thông số về độ phơi sáng, và tính năng chính của sản phẩm chính là cảm biến độ phân giải 14,3 megapixel: cảm biến này nhỏ hơn một cảm biến APS-C thông thường, nhưng lớn hơn cảm biến sử dụng trong các máy ảnh có ống kính thay thế được. Với giá 800USD, sản phẩm này cũng có mức giá cao hơn những sản phẩm khác trong cùng phân khúc nữa. Mặc dù có vẻ tương tự như PowerShot G12, nhưng G1 X không phải là sản phẩm thay thế cho dòng máy này; đây là đại diện cho nhóm sản phẩm mới của Canon trong dòng PowerShot.
Năm 2011 đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của những máy ảnh ống kính không gương lật, nhưng có vẻ như đến năm 2012, các hãng lại quay lưng với xu hướng đó, đem lại cảm giác hụt hẫng cho những người yêu thích nhóm sản phẩm mới này. Tuy nhiên, năm 2012 có thể sẽ chứng kiến sự quay trở lại đầy mạnh mẽ của các dòng máy ảnh ngắm-chụp. Mặc dù chi phí cho các máy ảnh kiểu này có thể cao hơn so với ngân sách của một người tiêu dùng phổ thông, nhưng chất lượng và khả năng mà các sản phẩm này đem lại có thể nhiều hơn những gì họ mong đợi.
Tôn Bảo
Mới đây, Intel đã giới thiệu những mẫu thử nghiệm đầu tiên của smartphone và máy tính bảng sẽ được đưa ra thị trường vào năm tới.Các thiết bị này sẽchạy trên hệ điều hành Android và sẽ được trang bị chip Medfieldmà hãng này sẽ cho ra mắt thị trường di động trong năm 2012. Việc Intel công bố những thông tin như thế này cũng không lấy làm lạ, chip ARM đang thống trị thị trường smartphone và máy tính bảng đã buộc Intel phải có những bước đột phá trong công nghệ sản xuất chip và đưa ra những sản phẩm công nghệ mang tính cạnh tranh cao để dành lại thị trường béo bở này cũng như củng cố ngôi vị sản xuất chip số một của mình.
Bắt đầu từ năm 1990, hình thức thanh toán tiền qua tin nhắn đã được áp dụng cho những bản nhạc chuông, logo mạng tải về điện thoại di động, và thậm chí khái niệm về việc sử dụng điện thoại như một chiếc ví kỹ thuật số cũng đã xuất hiện từ một thập kỷ trước. Và gần đây, sự phát triển của công nghệ giao tiếp trường gần (NFC) đã thổi một làn gió mới vào mảng kinh doanh thanh toán di động với những dịch vụ hữu ích cho cuộc sống của con người. Người dùng có thể sử dụng chiếc smarphone của họ để thanh toán cho mọi thứ hàng mà họ mua. Tiền mặt, các loại thẻ, các máy tính tiền cồng kềnh, các hệ thống PC phục vụ cho thanh toán… có thể phải lui vào dĩ vãng, một viễn cảnh khởi đầu.
Một món quà tặng ý nghĩa có khi không cần đến những thứ quá đắt tiền hay cầu kỳ. Nếu muốn một sự bất ngờ cho người phụ nữ yêu quý của mình nhân ngày 8/3, hãy tham khảo danh sách ứng dụng dưới đây.