Xu hướng công nghệ phát triển 10 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam chọn lối đi nào?

Các xu thế phát triển tương lai sẽ hội tụ trong từng doanh nghiệp (theo EPCGroup).

Nhiều chuyên gia khẳng định trong khoảng 10 năm tới, trong quá trình chuyển đổi số, các xu hướng sau sẽ đóng vai trò chủ đạo. Vậy đâu sẽ là hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Các xu hướng phát triển

1.Điều khiển các hoạt động từ xa: Ngày càng nhiều các hệ thống điều khiển từ xa được phát triển trong thực tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực có tính chất nặng nhọc, độc hại (như khai thác mỏ, lắp đặt cáp ngầm, xử lý môi trường, quản lý rừng,…) hay nguy hiểm (như quân sự, cứu nạn, cứu hỏa,…). Các cơ chế tự động thông minh giúp con người thực hiện nhiều công việc từ xa một cách hiệu quả với chi phí thấp. Công nghệ số giúp kết nối nhiều hoạt động từ xa ở các vị trí khác nhau vào một hệ thống quản lý thống nhất một cách dễ dàng.

2.Digital Twin computing (công nghệ tính toán trên bản sao): Bản sao số (digital twin) của một thực thể được tạo ra bởi các luồng dữ liệu được thu thập bằng các thiết bị IoT. Công nghệ tính toán trên các dữ liệu của bản sao số được sử dụng rộng rãi và làm thay đổi cách thức người ta tổ chức các quy trình sản xuất, giúp các quy trình sản xuất “nói chuyện” được với nhau một cách dễ dàng. Đây là giải pháp chính dùng để thiết lập các hệ thống hoạt động liên kết với nhau theo nguyên lý liên hệ thống (interability).

3.No code platform (nền tảng phát triển các ứng dụng không mã hay không lập trình): Các nền tảng phát triển không mã sẽ lan toả rất nhanh vào thực tiễn vì những người không chuyên ICT hay Automation cũng có thể dựa trên nền tảng này mà thiết kế quy trình ứng dụng của mình một cách dễ dàng. Đây có lẽ là một trong những nội dung chuyển đổi số quan trọng nhất vì nó làm thay đổi cả ngành công nghiệp phần mềm lẫn các ngành kinh tế xã hội khác.

Sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI) vào các nền tảng phát triển không mã này đang thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp và cũng làm thay đỗi toàn cảnh quá trình chuyển đổi số.

4.Điện toán lượng tử và điện toán biên: Điện toán lượng tử (quantum computing) nâng tốc độ tính toán của các hệ thống đám mây liên kết lên rất cao còn điện toán biên (edge computing) đưa sức mạnh lưu trữ và tính toán tới gần nơi phát sinh dữ liệu có nhu cầu độ xử lý trễ thấp và tiết kiệm băng thông đang vả sẽ là xu hướng chủ đạo trong chiến lược phát triển hạ tầng số.

Xu hướng công nghệ phát triển 10 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam chọn lối đi nào? - 54
Điện toán lượng tử (theo Intestors Chronicle)
Xu hướng công nghệ phát triển 10 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam chọn lối đi nào? - 3221
Điện toán biên (theo E2Cconsulting.co.id)

5.Mô hình công việc kết hợp (hybrid work): Chuyển đổi số dẫn đến một phương pháp tổ chức công việc độc đáo là mô hình làm việc kết hợp (hay công việc “lai”) cho phép nhân viên làm việc từ mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị. Mô hình sáng tạo này đã được thực hiện nhờ những tiến bộ trong công nghệ, cho phép các doanh nghiệp kết nối với nhân viên bất kể họ ở đâu. Tính linh hoạt của mô hình làm việc kết hợp đã dẫn đến tăng năng suất và khả năng sáng tạo, cũng như giảm chi phí cho doanh nghiệp. Xu hướng này sẽ tăng nhanh trong tương lai gần, đặc biệt là tại các doanh nghiệp không yêu cầu sản xuất tập trung.

6.Trí tuệ nhân tạo của vạn vật (AIoT): Trí tuệ nhân tạo của vạn vật (AioT – đúng ra là các thiết bị IoT thông minh hay các thiết bị IoT có tích hợp AI làm cho việc kết nối vạn vật vào Internet trở nên thông minh) là xu hướng công nghệ được hỗ trợ bởi AI đang định hình tương lai của chuyển đổi số. Theo IDC, đến năm 2025, AIoT sẽ tạo ra giá trị kinh tế toàn cầu 1,6 nghìn tỷ USD.

7.Học máy và siêu tự động hóa: Là hai trong số những xu hướng quan trọng nhất của chuyển đổi số. Trong khi học máy đang cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tự động hóa các tác vụ và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, siêu tự động hóa đang tiến thêm một bước nữa bằng cách tự động hóa toàn bộ quy trình. Kết hợp hai công nghệ này, các doanh nghiệp có thể đạt được mức hiệu suất và hiệu quả hoạt động chưa từng có.

8.Phát triển các CPS và các hệ thống tự động thông minh: Yếu tố quyết định chuyển đổi số có thành công hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra hay trang bị được các cơ chế tự động thông minh (các hệ thống vật lý – số gọi tắt là CPS) hay không. Có CPS thì mới thiết kế được các hệ thống tự động thông minh hay các quy trình sản xuất có sự tham gia của các CPS và chỉ khi đó mới tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn.

Xu hướng công nghệ phát triển 10 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam chọn lối đi nào? - ccc
Mô hình nguyên lý thiết kế CPS (theo VSYS)

Ở đây, trên quy mô quốc gia, có hai lựa chọn, hoặc là nhập khẩu các CPS, hoặc tự chế tạo CPS. Nếu nhập khẩu thì luôn đi sau quốc gia xuất khẩu chúng và bị phụ thuộc về công nghệ. Nếu tự sản xuất thì hoàn toàn chủ động và khả năng lan tỏa là rất cao. Ở Việt Nam, việc chế tạo các CPS đã trong tầm tay.

CPS cũng là hạt nhân của nền tảng phát triển không mã nói trên. Chế tạo các CPS và các hệ thống tự động thông minh có thị trường rất rộng vì có nhu cầu cao trên khắp thế giới.

9.Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thông minh: Đây là lĩnh vực sẽ phát triển bùng nổ vì một khi đã chế tạo được các CPS nguyên tố (elemental CPS) thì việc “nhúng” chúng vào các sản phẩm tiêu dùng (từ đồ gia dụng đến hàng quân sự, từ văn phòng phẩm đến máy móc thiết bị dùng trong công nghiệp, từ máy nông cụ đến các thiết bị bảo vệ an toàn,…) biến tất cả thành sản phẩm thông minh phục vụ con người. Dự báo thị trường quốc tế cho các sản phẩm này sẽ đạt hàng chục ngàn tỷ USD từ năm 2026 trở đi. 

10.Kinh doanh sản phẩm tri thức đóng gói: Chuyển đổi số cho phép đóng gói tri thức và vì thế, có thể kinh doanh tri thức dưới dạng cung cấp các gói tri thức. Hướng phát triển này thúc đẩy cả xã hội sáng tạo và tôn trọng các sản phẩm sáng tạo. Tất cả là vì mục tiêu tôn vinh óc sáng tạo của con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Lựa chọn hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chọn hướng đi nào trong 10 năm tới để đạt được mục tiêu: Đóng góp đưa Việt Nam lên thứ hạng cao trong tốp đầu ở khu vực Châu Á về công nghệ số; Triển khai mạnh mẽ và rộng khắp chuyển đổi trong mọi lĩnh vực KTXH, chú trọng phát triển kinh tế số theo mô hình đặc sắc Việt Nam; Kế thừa và phát huy được thế mạnh sẵn có?

Chúng ta có thể không đi sâu vào các lĩnh vực mà mình chưa hội đủ điều kiện phát triển ở mức chuyên nghiệp như phát triển hạ tầng kỹ thuật (điện toán lượng tử, điện toán biên, siêu tự động hóa, chế tạo AioT,…). Để nhanh chóng cải thiện mô hình hoạt động của mình, các doanh nghiệp Việt Nam nên nhanh chóng tiếp cận các mô hình tổ chức công việc điều khiển từ xa, mô hình công việc kết hợp, kinh doanh tri thức đóng gói,…

Cần chú trọng việc thiết kế các mẫu sản phẩm tiêu dùng thông minh (khóa thông minh, quạt thông minh, đèn thông minh, van thông minh, thiết bị bảo vệ an toàn thông minh,…) và khuyến khích phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm tiêu dùng thông minh thương hiệu Việt Nam. Hướng phát triển này nhanh chóng mang lại uy tín và giá trị cho các sản phẩm tiêu dùng Việt Nam.

Các doanh nghiệp công nghệ sẽ đóng góp nhiều nhất cho đất nước và tạo cho mình lối đi riêng khi đầu tư vào phát triển các hệ thống tự động thông minh, các nền tảng phát triển không lập trình (không mã) phục vụ gần một triệu doanh nghiệp chuyển đổi số. Đây là hướng phát triển mang tính chiến lược, nó trực tiếp làm thay đổi năng lực sản xuất và quản lý của doanh nghiệp Việt Nam, làm tăng mức trưởng thành số cho cộng đồng doanh nghiệp ở cấp độ cao nhất.    

Thay lời kết

Chuyển đổi số đẩy nhân loại đi nhanh tới mức nhiều người chưa kịp nhận ra thì tiến bộ công nghệ mới xuất hiện gần đây đã đi qua, kế tiếp làn sóng công nghệ mới tràn tới. Loài người đang hướng tới một xã hội mà ở đó, máy móc thiết bị dần thay thế con người, làm việc phục vụ con người, con người có nhiều thời gian hơn cho việc sáng tạo, chăm sóc gia đình và nghỉ ngơi. Đó là xã hội số mà chuyển đổi số hướng tới.

DTS phối hợp triển khai đào tạo chuyển đổi số cho cán bộ tỉnh Tây Ninh

Liên minh chuyển đổi số DTS phối hợp với Viện IMRT (Đại học quốc gia TP.HCM) và Viện ISB (Đại học Kinh tế TP. HCM) đã tổ chức chương trình đào tạo dành cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chuyển đổi số ở Tây Ninh.

Schneider Electric Việt Nam sẽ xây dựng Trung Tâm Đào Tạo Xuất Sắc

Trung Tâm Đào Tạo Xuất Sắc (Center of Excellence) được thiết kế chuyên nghiệp với các trang thiết bị tiên tiến của Schneider Electric. Đây cũng là cơ sở đào tạo kỹ thuật số mở rộng dành cho giáo viên và sinh viên của trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM nhằm cập nhật các công nghệ mới nhất trong lĩnh tự động hóa, số hóa ngành quản lý năng lượng

Payoo hỗ trợ thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ

Nền tảng thanh toán Payoo và Dragon Capital Việt Nam (Dragon Capital) vừa ký kết hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng số DragonX của Dragon Capital Việt Nam.

FPT và Petrolimex khởi động đề án chuyển đổi số, xác định tư vấn là bước đi quan trọng nhất

Ngày 18/10 tại Hà Nội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn FPT chính thức khởi động Dự án Tư vấn xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Viện Vật lý kỹ thuật – ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác nghiên cứu công nghệ lọc nước siêu tinh khiết

Trong Hội thảo báo cáo khoa học ngày 14/10, tại Viện Vật lý kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.

Zalo nhận bằng khen của tỉnh địa đầu Hà Giang cho hoạt động chuyển đổi số

UBND tỉnh Hà Giang vừa trao tặng bằng khen cho Zalo vì những đóng góp tích cực hỗ trợ công tác chuyển đổi số tại địa phương này trong thời gian qua.

Công nghệ nâng tầm cuộc sống

Là chủ đề Triển lãm và Hội nghị Công nghệ cho cuộc sống 2022 (Tech4life Expo & Summit 2022) vào ngày 13-14/10/2022 tại TPHCM do Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.

FPT đầu tư vào công ty LTS của Nhật Bản, tạo liên minh khai thác hợp đồng lớn toàn cầu

Ngày 13/10, văn phòng FPT tại Nhật đã tiến hành ký kết thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS – công ty trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật.

Cần có khung hướng dẫn để ngân hàng ứng dụng AI hiệu quả

Để ứng dụng AI hiệu quả trong lĩnh vực tài chính, theo ông Lê Hồng Việt – Tổng giám đốc FPT Smart Cloud, ngoài việc cần có khung hướng dẫn, các doanh nghiệp ngân hàng và tổ chức tài chính nên mạnh dạn thử công nghệ mới để đánh giá hiệu quả, rủi ro rõ ràng.

Viettel sẵn sàng vai trò chủ lực cho quá trình tiếp theo của chuyển đối số quốc gia

Theo sát kế hoạch hành động của Chính phủ về chiến lược chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố sẵn sàng nguồn lực liên tục tiên phong, chủ lực trong quá trình tiếp theo của chuyển đổi số quốc gia.