Web3 và CPS – Công cụ để Việt Nam vươn lên dẫn đầu về chuyển đổi số

Việt Nam có khả năng vươn lên top đầu các quốc gia chuyển đổi số mạnh mẽ hay không tùy thuộc rất lớn vào việc chúng ta có làm chủ được các công cụ phát triển Web 3 và CPS hay không. Tất cả những công cụ này đều đã có mặt tại Việt Nam.

Từ khi Internet phát triển thành mạng toàn cầu, số lượng người truy cập vào Internet hàng năm tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ vài chục triệu người vào đầu thập niên 1990 tăng lên đến hơn 5 tỷ người vào năm 2020. Bản thân Internet cũng trưởng thành dần trong quá trình phát triển đó. Đến nay (2022), người ta ghi nhận 3 giai đoạn phát triển mang tính lịch sử của Internet gắn liền với khả năng chuyển tải – tương tác và sở hữu thông tin được định danh là Web 1, Web 2 và Web 3.

Web 1

Web 1 phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 2000. Sự xuất hiện của các website chứa thông tin có thể phục vụ hàng trăm triệu người dùng Internet đẩy các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống (phát thanh, truyền hình, báo giấy,…) lùi xuống để chiếm lấy vị trí số 1. Phong trào phát triển website lan tỏa khắp toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, đến mức “any thing dot com” (cái gì chấm com) cũng đều có giá. Người ta đổ xô đầu tư vào các dự án “.com” y như đua nhau mua chứng khoán lúc thị trường này mới bắt đầu. Dần dần, cơn sốt giảm nhiệt, người ta nhận ra rằng các website (khi đó) mang tính một chiều, người dùng chỉ có thể đọc được nội dung mà chủ nhân website post lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Web 2.

DiagramDescription automatically generated
Mô hình Web 1 (Nguồn: ATP Web)

Web 2

Web 2 ra đời nhằm giải quyết hạn chế của Web 1: Tạo ra khả năng tương tác giữa người dùng Internet với chủ nhân của các website và với những người dùng Internet khác. Hàng loạt các nền tảng mới ra đời để đáp ứng yêu cầu này vào cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010, trong số đó, nổi lên hàng đầu là các nền tảng tìm kiếm thông tin (Google), chia sẻ thông tin (Facebook, Youtube,…) và các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu (như Amazon, eBay, Alibaba,…). Những nền tảng này là tác nhân chính thu hút hàng tỷ người tham gia sử dụng Internet. Thời gian đầu, những người tham gia cảm thấy vô cùng hào hứng vì được sử dụng Google miễn phí, được cấp tài khoản riêng để tự tạo ra trang web cá nhân của mình, được tự biến mình thành “ca sỹ”, “nhà báo”, “nhà bình luận”,…  một cách thoải mái, việc mà trước đó, dù mong muốn cũng không làm được.

Người ta cũng hào hứng với việc mua sắm trên mạng, nơi có thể thoải mái lựa chọn mặt hàng ưa thích trên khắp thế giới chỉ thông qua một cú nhấp chuột. Sự tham gia nhiệt tình và có phần vô tư đó của người dùng Internet tạo ra cơ hội làm giàu nhanh khủng khiếp của các trung tâm bán lẻ tập trung và các mạng xã hội, nơi chủ nhân của các nền tảng đó không chỉ thu lợi từ việc cung cấp dịch vụ mà còn từ thông tin về khách hàng và nhiều nhất là từ khối lượng dữ liệu khổng lồ – tài sản vô giá mà người dùng Internet đã “tự nguyện” đưa lên Internet.

Sau vụ rò rỉ thông tin về việc một số mạng xã hội bán thông tin về khách hàng của mình để kiếm lời, người ta buộc phải suy nghĩ lại cách thức phát triển Internet mới với định hướng người dùng Internet (cũng là người tiêu thụ, khách hàng) ở vị trí trung tâm. Với quan niệm hoàn toàn mới – người tiêu dùng (khách hàng) không chỉ là “thượng đế” mà phải là một bên làm chủ (owner) của chính hệ thống cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho họ. Làm chủ nên họ có quyền biết ai là người sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho mình, sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra như thế nào, có an toàn không, có “xanh” không, với giá gốc là bao nhiêu.…? Đó là những thông tin mà trước kia, nhà cung cấp trung gian luôn giấu kín. Yêu cầu của hàng tỷ người tiêu dùng trở thành “pháp lệnh” buộc phải thay đổi. Vì thế, từ cuối thập niên 2010, một phương thức hoạt động mới của Internet có tên gọi là Web 3 bắt đầu định hình.

Web 2.0
Mô hình Web 2 (Nguồn: Concepto)

Web 3

Là phương thức hoạt động mới của Internet trong thời chuyển đổi số, trong đó, người dùng Internet nằm ở vị trí trung tâm – là chủ nhân của mọi cuộc chơi. Lần đầu tiên, các Facebookers, Twitters, Titokers,… có quyền làm chủ các dữ liệu của riêng mình mà bất kỳ ai sử dụng chúng đều phải trả tiền. Cũng lần đầu tiên, các khách hàng tham gia mua hàng trên mạng qua các nền tảng bán lẻ “được” đóng vai trò là “một bên làm chủ” của chính hệ thống thương mại số mà họ tham gia. Họ được chia sẻ lợi nhuận từ hệ thống đó tùy theo mức độ đóng góp của mình theo các cấp độ trải nghiệm được hệ thống tự động ghi nhận. 

Để đảm bảo việc chia sẻ lợi ích này một cách công bằng và minh bạch giữa hàng tỷ cá nhân sống tại nhiều quốc gia khác nhau sử dụng Internet, người ta áp dụng phương thức thanh toán bằng token (một dạng tiền số), mọi tính toán về mức độ đóng góp của từng cá nhân và giá trị token tương ứng được chia sẻ do máy đảm nhiệm dựa trên những quy tắc đã thỏa thuận ngay từ đầu khi người dùng Internet tham gia hệ thống. 

Web 3 mới ra đời, chưa hoàn chỉnh, nhưng hướng phát triển của nó mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại vì nó kích thích mọi sự sáng tạo nơi cá nhân mỗi con người theo một triết lý rất đơn giản: “Chịu khó suy nghĩ là có thể kiếm được tiền”. Vì thế, quốc gia nào nhanh chân đi trước một bước, đánh thức các tiềm năng vô hạn trong nhân dân thì chắc chắn sẽ vượt lên. Sáng tạo là thước đo chính trong công cuộc phát triển của mỗi quốc gia.  

Web3 là gì? Tương lai Internet sẽ như thế nào?
Web 3 – Tương lai của Internet (Nguồn: Live Code Stream)

CPS

CPS là từ viết tắt của Cyber Physical System – Hệ thống vật lý số hay còn gọi là cơ chế tự động thông minh. Đây là nội hàm chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4).

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo ra hàng loạt nền tảng vào cuối thập niên 2000 cho một cuộc thay đổi với khát vọng lớn nhất là “Làm thế nào tạo ra được các cơ chế máy làm thay người, hành động theo cách có tư duy như con người”. Vì thế, mọi nỗ lực của giới công nghệ đều tập trung vào phát triển những hệ thống có khả năng “tính toán, xử lý thông tin trong không gian số, quyết định, điều khiển trong thế giới thực” hay các CPS. Ứng dụng các CPS vào tự động thực hiện một số công đoạn hay toàn bộ quy trình hoạt động của con người dẫn đến làm thay đổi phương thức sản xuất của toàn xã hội là mục tiêu mọi quốc gia theo đuổi.

Vì lý do này, quốc gia nào sở hữu các công cụ phát triển CPS của riêng mình sẽ có cơ hội phát triển đột phá, bứt tốc vượt qua các quốc gia khác trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Cơ hội này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng 5 năm vì sau đó, các giải pháp công nghệ của thế giới sẽ lấn lướt, “đè bẹp” các công nghệ nội địa còn đang phát triển dở dang. Quốc gia đi sau vĩnh viễn trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghệ của các quốc gia đi trước.

Cyber-Physical Systems (CPS)
Mô hình CPS (Nguồn: DTU)

Kết luận

Ở Việt Nam, tại thời điểm hiện tại (2022) đã hội đủ các giải pháp công nghệ để phát triển mạng lưới bán lẻ phân tán được token hóa (Web 3) và công cụ để phát triển hàng loạt CPS phục vụ trong tất cả các lĩnh vực cần chuyển đổi số: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, môi trường, logistics, y tế, giáo dục, quân sự… Điều này đồng nghĩa với việc nếu chúng ta nhanh chóng nắm lấy cơ hội này phát triển hàng loạt các mô hình chuyển đổi số chủ động trong từng lĩnh vực trong giai đoạn 2022 – 2025 thì nước ta hoàn toàn có thể có được vị trí trong top đầu thế giới về chuyển đổi số.

Vấn đề không phải khó khăn về công nghệ mà là có dám dấn thân vào một cuộc thay đổi tương tự như “lột xác” chưa từng có tiền lệ hay không. Tương lai rất rõ ràng: Có thì bứt phá lên top đầu của làn sóng CMCN 4 của thế giới, còn không thì chấp nhận tụt hậu. Không có con đường khác!

Có thể bạn quan tâm
Miền đất ảo Metaverse đi cùng những siêu rủi ro

Trong bài viết của mình, bà Sandra Lee, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, Metaverse ngày càng được nhiều thương hiệu tìm cách chinh phục bằng các định dạng tích hợp khác nhau. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho những siêu rủi ro có tên gọi là metarisk.

Quét mã QR khi là F0 để được chăm sóc tại nhà

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, danh sách các nhóm Zalo (bao gồm tên, link truy cập và mã QR) hỗ trợ điều trị và nhận kiến nghị, phản ánh của người nhiễm Covid-19 đã được tỉnh này gửi đi từ trang Zalo “Tổ Covid cộng đồng Vĩnh Phúc” để người dân tiện quét QR và gia nhập nhóm nhanh chóng.

Nhà mạng KT chọn giải pháp đo kiểm thiết bị 5G của Keysight

Nhà mạng di động Hàn Quốc KT Corporation (trước đây là Korea Telecom) đã lựa chọn giải pháp đo kiểm thiết bị 5G của Keysight để xác minh các tính năng vô tuyến tiên tiến của 5G (NR) – một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ 5G hàng đầu ra thị trường.

Content.E, sàn thương mại trực tuyến giao dịch nội dung có bản quyền

Content.E là sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam dành cho nội dung có bản quyền do Golden Communication Group thành lập

Phòng thí nghiệm chế tạo có khả năng tự sao chép được mở tại Haiti

Phòng thí nghiệm đầu tiên trong chuỗi fab lab “tự tái tạo” với mục tiêu tạo ra các loại thiết bị có khả năng chế tạo toàn bộ máy móc, linh kiện và tiện ích cần thiết khác để thiết lập và vận hành phòng thí nghiệm đầy đủ chức năng trong một cộng đồng thứ cấp được mở tại Haiti.

53% thiết bị kết nối internet ở bệnh viện rất dễ bị hack

Hơn một nửa số thiết bị đang được sử dụng trong bệnh viện rất dễ bị tấn công và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Metaverse – Khởi đầu hay kết thúc?

Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, đã âm thầm nuôi dưỡng ý tưởng cho Metaverse từ lâu và đến thời điểm này mới công bố nó cho toàn thế giới. Một “Vũ trụ ảo” để con người có thể lên đó giao tiếp với nhau, làm mọi thứ từ học tập, mua sắm, công việc,vui chơi, giải trí … khi đó con người sẽ chơi một “game nhập vai thế giới thật.

MoMo giới thiệu AI Committee của MoMo, khiến AI thực tế, hiệu quả nhất

MoMo chính thức giới thiệu Hội đồng AI (AI Committee) quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), kỳ vọng sẽ “bình dân hóa AI” hướng đến phục vụ số đông người dùng, đối tác.

Một công ty Việt khởi nghiệp xe điện và trạm sạc nhận được đầu tư 2,1 triệu USD ở vòng hạt giống

Selex Motors, công ty Việt khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất xe máy điện, pin và hệ thống trạm thay pin, vừa gọi vốn thành công 2,1 triệu USD vòng tiền hạt giống.

Kỷ nguyên kết nối, thay đổi để thích ứng

Xu hướng chuyển đổi số đang thúc đẩy một làn sóng kết nối và các xu hướng hoàn toàn mới ở Việt Nam.