Ngày 23/5/2022, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần quân đội giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong giai đoạn 2010-2022, với vai trò là đơn vị chủ lực về viễn thông và công nghệ thông tin, Viettel đã tham gia hỗ trợ, xây dựng và duy trì vận hành hệ thống các cầu truyền hình, camera giám sát phục vụ công tác chỉ huy, khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục Hậu cần (TCHC).
Giai đoạn tiếp theo, Viettel sẽ phối hợp, tư vấn, triển khai các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của TCHC về: Phát triển các nền tảng số, dữ liệu số dùng chung; Phát triển ứng dụng số, dữ liệu số công tác hậu cần đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các hoạt động với các cơ quan Nhà nước, địa phương, tổ chức có liên quan; Phát triển các nền tảng, ứng dụng và dữ liệu số ngành Hậu cần; Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho hạ tầng công nghệ thông tin; Huấn luyện, bồi dưỡng, tăng cường kỹ năng số..
Trước mắt, Viettel sẽ triển khai nhanh chóng Trung tâm tích hợp thông tin và chỉ huy, điều hành cho Tổng cục và các Cục chuyên ngành.
Chủ trì buổi kỳ kết, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, Viettel với vai trò là đơn vị tiên phong kiến tạo số ở Việt Nam, cần tích cực phối hợp, hỗ trợ TCHC, vì mục tiêu phục vụ bộ đội, nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm hậu cần, triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành Hậu cần toàn quân hướng tới hiện đại hoá trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
One-Stop Shop (Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất, mô hình này đang là kim chỉ Nam cho phát triển bền vững ngành E – logistics.
Tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Châu Á – Thái Bình Dương 2022 (Huawei APAC Digital Innovation Congress 2022) phiên ngày thứ 2, Huawei đã chia sẻ những thách thức và thực tiễn ứng dụng công nghệ sáng tạo vào giải quyết các thách thức đó trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
OPPO tìm kiếm các đề xuất về Công nghệ có thể tiếp cận và ứng dụng Y tế số. Sau khi đánh giá và xem xét, tối đa 10 đề xuất sẽ được chọn và mỗi đề xuất sẽ nhận khoản tài trợ trị giá 46.000 USD.
Trong quá trình chuyển đổi số đag diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho chuỗi cung ứng ICT.
Hơn 1.500 quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đối tác và nhà phân tích từ hơn 10 quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đến để thảo luận về tương lai đổi mới kỹ thuật số và nền kinh tế số, tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Huawei APAC 2022, tại Singapore.
Bất chấp một năm có nhiều quy định mới và chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch, biểu đồ lượt cài đặt (install) và phiên truy cập (session) của ứng dụng di động đều thể hiện xu hướng tăng. Ba phân khúc ứng dụng nổi bật nhất trong năm qua là fintech, thương mại điện tử và game — theo dữ liệu của Adjust, cả ba phân khúc trên đều có những tháng mà doanh thu in-app đạt mức kỷ lục.
Dự án Amber hoạt động độc lập dưới dạng một quá trình triển khai bảo mật theo mô hình dịch vụ.
Theo tài liệu Windows Health Dashboard, Windows 11 hiện đã có sẵn để triển khai rộng rãi đến người dùng, có nghĩa mọi người đều có thể tải xuống và cài đặt nó thông qua Windows Update.
UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số vào ngày 17/5, theo định hướng Khánh Hòa là một “Hub” quan trọng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
MoMo chuẩn bị ra mắt Trung tâm công nghệ mới đặt tại TP. Đà Nẵng, biến nơi này trở thành “cứ địa công nghệ” thứ ba, sau TPHCM và Hà Nội của Siêu ứng dụng này.