Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ Tập đoàn Qualcomm trong chuyến công tác tại Việt Nam và có các cuộc gặp thân mật với cộng đồng công nghệ trẻ tại TPHCM thuộc khuôn khổ chương trình Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024 (QVIC 2024)
Tiến sĩ Trần Mỹ An được biết đến là phó Chủ tịch kỹ thuật Tập đoàn Qualcomm với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ không dây. Bà là một nhà phát minh với khoảng 500 bằng sáng chế và hơn 20 ấn phẩm. Bà hiện đang làm việc tại mảng bản quyền công nghệ của Qualcomm, lãnh đạo phát triển công nghệ tiên tiến, thúc đẩy chiến lược và phát triển các hệ sinh thái công nghệ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Bà được cộng động biết đến với vai trò là người dẫn dắt chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Qualcomm với trọng tâm là chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (gọi tắt là QVIC). Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Mỹ An cũng quản lý các chương trình hợp tác nghiên cứu của trường đại học Qualcomm về điện tử, viễn thông và vô tuyến.
Tại buổi chia sẻ trong khuôn khổ Podcast QVIC giữa Bà Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch và CEO IBP, Nhà sáng lập BSSC- Đối tác và Chuyên gia của chương trình nhiều năm qua, Tiến sĩ Trần Mỹ An chia sẻ 3 từ khóa để mô tả cộng đồng các startup Việt thông qua quan sát của Bà năm vừa qua: ấn tượng, sáng tạo và cống hiến. “Tất cả các startup đã đến với chúng tôi đều mang những ý tưởng ấn tượng. Những ý tưởng đó rất sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề ở Việt Nam và thị trường toàn cầu. Điều tôi thực sự thích khi làm việc với các startup là sự tận tâm của họ với lý tưởng và ước mơ của mình, biến mọi thứ thành hiện thực. Điều đó thực sự thể hiện tinh thần kiên cường của người Việt và tôi yêu điều đó của các bạn”
QVIC trải qua 3 mùa tổ chức đã trở thành một chương trình đổi mới sáng tạo uy tín ở Việt Nam, nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và từ các Quỹ đầu từ giúp tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các startup deep tech (công nghệ lõi). Khởi xướng từ 2019, mục tiêu chính của QVIC là hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ, các công ty vừa và nhỏ và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới tại Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm sáng tạo góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. “QVIC không chỉ là nơi khích lệ các startup phát triển các ý tưởng đổi mới mà còn là cơ hội để họ tiếp cận với các nguồn lực và hỗ trợ quan trọng, bao gồm cả việc đăng ký bằng sáng chế. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty khởi nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả đất nước” Bà An lý giải thêm.
Từ mục tiêu trên, QVIC đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các startup, với những sản phẩm hoàn chỉnh, có tính ứng dụng cao sau quá trình đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ về công nghệ, bằng sáng chế, và sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như 5G, IoT, robot và máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, thiết bị đeo và đa phương tiện bằng cách sử dụng các nền tảng và công nghệ di động tiên tiến của Qualcomm Technologies. Những con số nổi bật sau 3 mùa giải vừa qua có thể kể đến như: gần 500 startup tham dự; 87 bằng sáng chế đăng ký thành công trong đó có 29 bằng sáng chế dưới sự hỗ trợ của Qualcomm; hơn 32 triệu USD gọi vốn; 25 sản phẩm được thương mại hóa và đưa ra thị trường.
QVIC 2024 đang tìm kiếm các ý tưởng cải tiến phần mềm (software) liên quan đến AI, không cần xây dựng phần cứng, mà chỉ cần ý tưởng về cách kết hợp AI vào nền tảng Qualcomm. Điều này là một phần của nỗ lực liên tục nhằm làm cho QVIC trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục phát triển và cải thiện chương trình, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tiên tiến tại Việt Nam”.
Bán dẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà chúng ta cần giải quyết, không chỉ cho Việt Nam mà cho cả thế giới. Bán dẫn có mặt trong mọi thứ chúng ta chạm vào ngày nay. “Tôi nghĩ để Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh, chúng ta cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tài năng. Đây cũng cách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh”, TS An nhấn mạnh vai trò của đầu tư vào nhân tài.
Nói về xu hướng công nghệ toàn cầu, TS Trần Mỹ An đề cập đến truyền thông không dây 5G, trí tuệ nhân tạo (AI). Một điều đặc biệt về 5G là tác động của nó đối với sự biến đổi số. “Một khi bạn không cần dây, bạn có thể tạo ra đổi mới nhiều trường hợp và tạo ra nhiều cơ hội tại điểm xử lý. Vì vậy, trong truyền thông không dây, bạn đang tìm kiếm cơ hội khi bạn thực hiện chuyển đổi số”. Và xu hướng công nghệ toàn cầu tiếp theo là tạo ra trí tuệ nhân tạo.Trí tuệ nhân tạo sẽ được biến đổi trong mọi ngành, không chỉ ở một lĩnh vực. “Tìm cách tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình, điều đó sẽ giúp bạn đưa sản phẩm của mình một cách tốt nhất”. Bà An nhắn nhủ.
Chia sẻ về những cơ hội cho Hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Việt Nam và Qualcomm sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ra tuyên bố chung nâng cao quan hệ hai bên lên Đối tác chiến lược toàn diện, Tiến sĩ Trần Mỹ An Tiến sĩ An cho rằng: “Đối với cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu, đặc biệt sau tuyên bố chung của Hoa Kỳ về mối quan hệ hai bên trong năm 2023, Việt Nam đã được đặt trên bản đồ thế giới, mang lại nhiều cơ hội mới. Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần tập trung vào việc đầu tư và xây dựng nhân tài. Sinh viên Việt Nam nổi tiếng với khả năng xuất sắc trong toán học và sự tận tâm, điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Sáng ngày 18/1, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra sự kiện công bố dự án hợp tác Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chủ trì.
Ngày 18/1, Microsoft cùng các đối tác công nghệ hàng đầu đã tổ chức hội nghị “Dẫn đầu Kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khám phá và đón đầu những xu hướng, giải pháp, và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất, nhằm nâng cao giá trị kinh doanh, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và tăng tốc hành trình chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI.
Các chuyên gia tại Kaspersky nhận định, phong trào chuyển đổi số mạnh mẽ và những xung đột địa chính trị ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là yếu tố tác động đến bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng tại APAC năm 2024.
MoMo vừa chính thức ra mắt mã QR Nhận Tiền Đa Năng mới với nhiều cải tiến ưu việt hơn từ mã QR Nhận Tiền trước đó. Theo đó, với mã QR Nhận Tiền Đa Năng vừa ra mắt của MoMo, người dùng có thể nhận tiền từ đa nguồn, bao gồm từ MoMo, các ứng dụng ngân hàng và các ví điện tử khác, đáp ứng được mọi thói quen chuyển trả của người gửi.
Bộ giải pháp toàn diện từ VinHMS đang tạo nên những thay đổi lớn trong cách vận hành hằng ngày của các doanh nghiệp quản trị khách sạn và sau 5 năm, muốn chinh phục thị trường Đông Nam Á.
Việc tắt sóng 2G không chỉ giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng GSM mới mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Samsung đề ra chiến lược sử dụng công nghệ AI để tạo ra trải nghiệm kết nối đa thiết bị một cách an toàn, đa dạng và tiết kiệm năng lượng hơn.
Vehicle Facts là một nền tảng công nghệ dùng để “chấm điểm tín dụng” cho ô tô đã qua sử dụng tại Việt Nam, do các bạn trẻ viết nên.
Aerodyne, nhà cung cấp giải pháp drone (thiết bị bay không người lái) đã vận hành nền tảng phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) DRONOS của mình trên nền tảng đám mây AWS để giúp các nhà khai thác drone trên toàn thế giới phát triển hoạt động kinh doanh.
Thực tế cho thấy, mức độ thông minh hóa (máy làm thay người) trong bộ máy chính phủ sẽ tăng dần theo cấp độ trưởng thành số của chính phủ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì thế, cả Chính phủ điện tử (CPĐT) và Chính phủ số (CPS) sẽ cùng tồn tại với xu thế nghiêng dần sang CPS hay “thấm dần tinh thần số” trong một thời gian dài nhiều chục năm nữa.