Hôm nay 11/3, UBND tỉnh Đắk Lắk và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 tập trung nhiều mục tiêu quan trọng.
Thỏa thuận hướng đến một số mục tiêu lớn như đẩy mạnh chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số; hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số toàn diện, đưa tỉnh Đắk Lắk sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính quyền số – Kinh tế số – Xã hội số.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk hy vọng, sau buổi ký kết, hai bên sẽ sớm đưa ra các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để đến năm 2023, Đắk Lắk có thể nhìn thấy những bước chuyển lớn về ứng dụng CNTT trong điều hành phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đến cuối năm 2025, Đắk Lắk sẽ là một trong những địa phương có thứ hạng trên bản đồ chuyển đổi số của 63 tỉnh, thành.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, chuyển đổi số quan trọng nhất là bắt đầu từ nhận thức, do đó việc đầu tiên hai bên sẽ làm ngay sau lễ ký kết là triển khai chuỗi các chương trình đào tạo thay đổi nhận thức, ứng dụng chuyển đổi số cho cả các cấp chính quyền, người dân và doanhh nghiệp. FPT sẽ dành nguồn lực tốt nhất giúp tỉnh Đắk Lắk triển khai thành công chuyển đổi số.
Theo nội dung thỏa thuận, hai bên sẽ tập trung nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ trọng điểm như hỗ trợ tỉnh rà soát, xây dựng, cụ thể hóa các chương trình hành động, nhiệm vụ, dự án bám sát theo Nghị quyết Chuyển đổi số của tỉnh Đắk Lắk trong các lĩnh vực hạ tầng số, chính quyền số, phát triển ứng dụng số cho người dân/doanh nghiệp Đắk Lắk cũng như các lĩnh vực ưu tiên. Dựa trên năng lực, thế mạnh, FPT sẽ đề xuất thực hiện thí điểm các giải pháp của FPT trong các lĩnh vực này.
FPT cũng sẽ hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk xây dựng/rà soát đề án chương trình hành động liên quan đến thành phố thông minh và triển khai thí điểm đô thị thông minh sử dụng giải pháp toàn diện tích hợp hạ tầng số và các giải pháp số của FPT tại 01 thành phố/thị xã/huyện trong tỉnh Đắk Lắk đảm bảo phù hợp với thực tiễn của tỉnh và nguồn lực hai bên.
Đối với doanh nghiệp và hộ gia đình, FPT sẽ lên kế hoạch tổ chức các chương trình thúc đẩy đưa sản phẩm của Đắk Lắk ra toàn quốc thông qua nền tảng thương mại điện tử Sendo và triển khai gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong việc tư vấn chuyển đổi số và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số.
Hai bên cũng sẽ phối hợp triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cũng như các khóa chuyên sâu về các kỹ năng số, sử dụng các sản phẩm chuyển đổi số (phần mềm, nền tảng, công nghệ số…), các phương pháp luận triển khai chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, các doanh nghiệp/hộ kinh doanh/người dân trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên trong cả nước đánh giá Chỉ số chuyển đổi số của các cơ quan, nhà nước thuộc tỉnh (Quyết định 2425/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk). Kết quả Chỉ số chuyển đổi số cấp sở có điểm trung bình là 114,98 điểm; cấp huyện có điểm trung bình là 146,34 điểm. Bộ chỉ số tạo điều kiện để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chỉ số, các tiêu chí thành phần về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị; xây dựng các chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu chung của tỉnh.
Theo Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu: đến năm 2025, chỉ số chuyển đổi số của tỉnh trong nhóm 20/63 tỉnh, thành phố; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 50%; Đắk Lắk thuộc nhóm các tỉnh được xếp loại A về an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việt Nam có khả năng vươn lên top đầu các quốc gia chuyển đổi số mạnh mẽ hay không tùy thuộc rất lớn vào việc chúng ta có làm chủ được các công cụ phát triển Web 3 và CPS hay không. Tất cả những công cụ này đều đã có mặt tại Việt Nam.
Trong bài viết của mình, bà Sandra Lee, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, Metaverse ngày càng được nhiều thương hiệu tìm cách chinh phục bằng các định dạng tích hợp khác nhau. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho những siêu rủi ro có tên gọi là metarisk.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, danh sách các nhóm Zalo (bao gồm tên, link truy cập và mã QR) hỗ trợ điều trị và nhận kiến nghị, phản ánh của người nhiễm Covid-19 đã được tỉnh này gửi đi từ trang Zalo “Tổ Covid cộng đồng Vĩnh Phúc” để người dân tiện quét QR và gia nhập nhóm nhanh chóng.
Nhà mạng di động Hàn Quốc KT Corporation (trước đây là Korea Telecom) đã lựa chọn giải pháp đo kiểm thiết bị 5G của Keysight để xác minh các tính năng vô tuyến tiên tiến của 5G (NR) – một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ 5G hàng đầu ra thị trường.
Content.E là sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam dành cho nội dung có bản quyền do Golden Communication Group thành lập
Phòng thí nghiệm đầu tiên trong chuỗi fab lab “tự tái tạo” với mục tiêu tạo ra các loại thiết bị có khả năng chế tạo toàn bộ máy móc, linh kiện và tiện ích cần thiết khác để thiết lập và vận hành phòng thí nghiệm đầy đủ chức năng trong một cộng đồng thứ cấp được mở tại Haiti.
Hơn một nửa số thiết bị đang được sử dụng trong bệnh viện rất dễ bị tấn công và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, đã âm thầm nuôi dưỡng ý tưởng cho Metaverse từ lâu và đến thời điểm này mới công bố nó cho toàn thế giới. Một “Vũ trụ ảo” để con người có thể lên đó giao tiếp với nhau, làm mọi thứ từ học tập, mua sắm, công việc,vui chơi, giải trí … khi đó con người sẽ chơi một “game nhập vai thế giới thật.
MoMo chính thức giới thiệu Hội đồng AI (AI Committee) quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), kỳ vọng sẽ “bình dân hóa AI” hướng đến phục vụ số đông người dùng, đối tác.
Selex Motors, công ty Việt khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất xe máy điện, pin và hệ thống trạm thay pin, vừa gọi vốn thành công 2,1 triệu USD vòng tiền hạt giống.