Từ vũ trụ ảo đến thương mại trong thế giới thực

Tại Diễn đàn Đô thị Thông minh châu Á trong khuôn khổ của Triển lãm Smartcity Asia 2022, các nhà đầu tư và tư vấn chiến lược nhận định Metaverse (vũ trụ ảo) sẽ bùng nổ tại châu Á.

Metaverse xoá mờ ranh giới giữa cuộc sống vật lý và kỹ thuật số 

Kể từ khi Mark đổi tên công ty Facebook thành Meta và Microsolf công bố kế hoạch mua lại Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD thì ngay sau đó, trong lĩnh vực nghệ thuật, ngôi sao nhạc Pop Ariana Grande đã tổ chức thành công buổi hoà nhạc ảo đầu tiên với hàng triệu người tham gia. Trước đó, phòng trưng bày nghệ thuật Sotheby đã đạt doanh thu NFT 100 triệu USD. Nhà Sotheby cho biết đã bắt đầu vận hành Sobethy Metaverse mới ở Decetraland, cho phép hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi trên thế giới có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số đỉnh cao có sẵn trong bảo tàng số này.

Metaverse có khởi đầu, hoặc trong hiểu biết của đại đa số công chúng, Metaverse đến với chúng ta trong vai các công ty sản xuất trò chơi ảo mà hiện giờ đã trở thành những ông lớn trong ngành kinh tế số, như Roblox với doanh thu hàng tỷ USD  mỗi năm từ hàng tỷ khách hàng trên khắp địa cầu. Theo công ty đầu tư Grayscale ước tính, doanh thu toàn cầu của trò chơi ảo có thể đạt 400 tỷ USD, tăng trưởng 122%, vào năm 2025 (hiện tại là 180 tỷ USD). 

Không chỉ đứng nhìn thị trường số với dòng tiền nhiều tỷ USD lượn trôi qua cửa, Nike cũng đã mua lại công ty giày thể thao ảo RTFKT. Kế đến, Givenchy, Gucci, Dolce &Gabbana và Adidas lần lượt đặt những bước chân hào nhoáng vào Metaverse bằng cách tổ chức những buổi trình diễn thời trang ảo đình đám, thu hút sự quan tâm và săn đón của hàng triệu tín đồ thời trang toàn thế giới. Tiếp đó, các nhà đầu tư bất động sản cũng đã xuống tiền. Cụ thể, nhiều triệu USD đã được rót vào kênh tài chính nhạy cảm này để sở hữu “những bất động sản số” tiềm năng như Sandbox. 

Metaverse không chỉ còn là khái niệm quen thuộc trong các trò chơi điện tử trực tuyến, ngày nay, bạn có thể tham gia vào một đêm nhạc như thật với phối cảnh 3D và hình avarta đại diện, thưởng thức âm nhạc cùng các hiệu ứng không gian tương tự như bạn đang ngồi trong một phòng hoà nhạc thính phòng thật sự nhờ vào công nghệ VR, AR .

Cũng trong metaverse, bạn có thể ngồi ở nhà, qua hình ảnh avartar đại diện sẽ bước vào một gian hàng 3D như thật, trải nghiệm thú vui mua sắm bằng cách chọn cho mình những bộ trang phục ưng ý nhất và thử tất cả những quần áo, váy đầm trong cửa hàng chỉ với các thao tác trên các thiết bị công nghệ.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ chuyển đổi số và làn sóng Metaverse, các công ty đại chúng khác như NVIDIA, công ty bán dẫn cung cấp năng lượng cho đồ hoạ máy tính có thể hưởng lợi từ metaverse. Hay Autodesk và Unity Solfware, các nhà sản xuất phần mềm cho phép kiến trúc sư và nhà thiết kế chế tạo mô hình 3D và nhà cung cấp công nghệ đám mây Fastly cũng là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực này. Nằm trong số những doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ làn sóng Metaverse và liên tiếp vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực của mình còn có Hikvision, nhà cung cấp giải pháp IoT hàng đầu thế giới về công nghệ xử lý hình ảnh và video đỉnh cao. Năm 2021, không những không bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, doanh thu nước ngoài của Hikvision đạt 21,99 tỷ NDT, tăng 24,23% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 27% tổng doanh thu. 

Hikvision cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào R&D, cải thiện hệ thống công nghệ với nhận thức IoT, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn làm cốt lõi. Trong số hơn 40.000 nhân viên của Hikvision, kỹ sư R&D chiếm gần một nửa. 

Metaverse châu Á: kỳ vọng bùng nổ 

Theo một số nghiên cứu, người trưởng thành Mỹ ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các ứng dụng di động. Cụ thể người dùng Mỹ đã dành ra hơn 11 tỷ ngày mỗi năm để xem truyền hình 2D cuối cùng đã có thể chuyển sang Metaverse. Trong khi đó, Việt Nam là 1 trong 20 nước có tỷ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (hơn 70% dân số) – là một trong những tiền đề tốt để Metaverse phát triển. Việc sử dụng Internet chủ yếu dựa trên thiết bị di động nhờ vào tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao.

Eric Liu, Founder và CTO của Công ty Virspatial Technologies, tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính của Đại học Mary Land College Park, có hơn 10 năm làm việc tại thung lũng Silicon tại các doanh nghiệp nổi tiếng như NVIDIA, là người sáng tạo và tiên phong trong ngành về các giải pháp 3D nhận định: “ Châu Á là một lục địa lớn với hơn 4 tỷ người, có nền văn hóa đa dạng và các quốc gia có các giai đoạn phát triển công nghệ rất khác nhau. Việt Nam nằm trong giai đoạn mới và sôi động của Châu lục giàu tiềm năng này. Chúng tôi tin, với kinh nghiệm là đối tác của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như: Enterprise Singapore, Đại học quốc gia singapore, Tập đoàn Huawei, Schneider Electric, AWS, Virspatial Technologies kết hợp với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra những hiệu ứng tuyệt vời trong kỷ nguyên Metaverse. ”

Trong lĩnh vực Nhà thông minh, Virspatial Technologies đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022 bình chọn là Công ty có Công nghệ tiên phong năm 2022 nhờ tạo ra kỹ thuật công nghệ tận dụng tối đa những công nghệ tiên tiến IoT, 5G và Al để nhận biết dữ liệu đô thị ở trạng thái động trong thời gian thực tại và đưa ra các quyết định thông minh. Chia sẻ thông tin giữa các bộ phận chức năng vận hành hình ảnh ba chiều và  kết xuất hình ảnh tương đương với các hiệu ứng phim và truyền hình hỗ trợ tối đa cho việc quản lí đạt hiệu quả cao nhất. Tính toán chính xác các rủi ro tiềm ẩn chính là lợi thế, cải thiện và lập kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp, hiểu rõ hiện trạng và dự đoán tương lai trong giai đoạn quy hoạch đô thị. 

Tại Diễn đàn Đô thị Thông minh châu Á trong khuôn khổ của Triển lãm Smartcity Asia 2022, các nhà đầu tư và tư vấn chiến lược nhận định: Metaverse sẽ bùng nổ tại châu Á. Metaverse ở Việt Nam giờ không chỉ là các công ty sản xuất và bán game ảo, như trò chơi NFT đắt đỏ của Axie Infinity, được tạo ra bởi Sky Mavis, đạt 8 tỷ USD vốn hóa thị trường mà còn có các doanh nghiệp lớn đã và đang bước những bước chân đầu tiên trên con đường hoàn thiện chuyển đổi số tham gia vào. Mobifone, với công nghệ và hệ thống quản trị kế thừa các kinh nghiệm quản trị của Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển), là một doanh nghiệp tiên phong trong chiến lược số hoá doanh nghiệp quốc gia. 

Tại Việt Nam hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp đón đầu xu hướng này. Điển hình như MobiFone, năm 2021 sau khi Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất Tổng công ty Viễn thông Mobifone là một trong các trụ cột hỗ trợ chuyển đổi số của nền kinh tế, MobiFone hiện đang thực thi vai trò rường cột của mình bằng việc liên tiếp cho ra đời các sản phẩm Make in MobiFone, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Thời điểm hiện tại, tháng 5/2022, MobiFone đã bước vào giai đoạn hoàn thiện quy trình chuyển đổi số chính mình với hệ thống nhà trạm Smart site tự động 100%, vận hành 60 cụm nhà trạm luôn ổn định, tiết kiệm. Từ thực tế vận hành 650 cửa hàng trên toàn quốc, một ứng dụng Smart shop cũng đã được nghiên cứu, dự kiến sẽ sớm được MobiFone đưa vào hoạt động hỗ trợ dịch vụ trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ multimedia sống động, tạo ấn tượng mạnh, thu hút sự quan tâm của khách hàng, đồng thời thay thế toàn bộ phương tiện truyền thông truyền thống: áp phich, tờ rơi, quảng cáo… trực tiếp quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh hoạt động chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt các giải pháp số hoá tài chính, thương mại điện tự, thanh toán trực tuyến…, MobiFone cũng đã tiếp cận rộng rãi đến toàn bộ khách hàng thông qua Giải pháp chữ ký số của ứng dụng Smart Office và ứng dụng Smart Travel, tích hợp các công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), dành cho mọi đối tượng như du khách, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các nhà quản lý thông qua tính năng thu thập và thống kê dữ liệu thông minh của Smart Travel, Smart Office. MobiFone chính thức bước chân vào thị trường Metaverse.  Bên cạnh vai trò dẫn dắt nền kinh tế số, Mobifone đã bắt đầu tham gia vào công cuộc khai thác thị phần miếng bánh Metaverse 800 tỷ USD của thế giới.

Triển lãm & Diễn đàn quốc tế về công nghệ số & đô thị thông minh châu Á – 2022 – Vietnam Smart City Asia 2022 do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số cùng với Hội truyền thông số Việt Nam, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp với các đơn vị Chuyên môn trong và ngoài nước đồng tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ thông tin truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội đồng lý luận Trung ương, Đại sứ quán các nước, các Viện, trường Đại học…
Diễn ra từ ngày 26-28/5, sự kiện gồm 4 phiên thảo luận chuyên đề tập trung các chủ đề về Xây dựng thành phố thông minh, An toàn bảo mật và Metaverse, với sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực Chuyển đổi số, Kinh tế, Giáo dục, Bất động sản, Công nghệ… Ở khu vực triển lãm cũng ghi nhận hơn 200 doanh nghiệp tham gia trưng bày giới thiệu giải pháp, sản phẩm, thu hút 8.000 lượt khách tham quan.

Loạt ảnh tại sự kiện Triển lãm & Diễn đàn quốc tế về công nghệ số & đô thị thông minh châu Á – 2022 – Vietnam Smart City Asia 2022:

Có thể bạn quan tâm
Dragon Capital Việt Nam hợp tác MoMo, cho đầu tư chứng chỉ quỹ trên ví điện tử

Người dùng có thể mở tài khoản, mua, bán chứng chỉ quỹ trực tiếp với Dragon Capital thông qua nền tảng của MoMo một cách nhanh chóng, dễ dàng với nhiều lựa chọn tùy thuộc khẩu vị đầu tư.

Huawei sẽ mở trung tâm khởi nghiệp ở Việt Nam

Nhận thức được tiềm năng của khu vực, Huawei đã liên tục đầu tư đáng kể để giúp các doanh nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương chuyển đổi số để linh hoạt hơn và nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế số.

Ngành kho hàng đang đầu tư mạnh về tự động hóa, giải quyết thiếu hụt lao động

Theo nghiên cứu toàn cầu về tầm nhìn quản lý kho hàng để khám phá những xu hướng và tư duy đang dẫn dắt các quyết định về vận hành và chi tiêu trong ngành kho hàng do Zebra Technologies Corporation vừa công bố, các doanh nghiệp vận hành kho hàng đang đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và nhân viên, cũng như tăng cường khả năng tuyển dụng.

FPT Telecom cung cấp giải pháp giảm chi phí truyền dữ liệu từ Amazon Web Services

Tháng 5/2022 – FPT Telecom đã ra mắt FPT Cloud Connect Edge với sự hợp tác của Amazon Web Services (AWS), một công ty thuộc Amazon. Giải pháp cho phép khách hàng kết nối giữa các site tại Việt Nam và AWS bằng công nghệ SD-WAN với đường truyền internet và thông qua SDN Gateway của FPT Telecom tại địa điểm gần nhất.

Huawei ra hệ thống cung cấp điện thế hệ mới PowerPOD 3.0

Giải pháp cung cấp năng lượng thế hệ mới PowerPOD 3.0 giúp tối ưu hóa bố cục và xây dựng hệ thống cung cấp điện giúp trung tâm dữ liệu tiết kiệm diện tích, năng lượng, thời gian.

Người Việt Nam đang mang ít tiền mặt hơn trong ví

Nghiên cứu mới của Visa cho thấy 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số

Ngày trước, xây dựng chiến lược rồi chọn công nghệ phù hợp để thực hiện. Ngày nay, có hiện tượng lạ là đảo ngược lại, dựa vào công nghệ mà xây dựng chiến lược phát triển. Có không ít việc, nếu cứ tư duy như cũ thì vừa không giải quyết được vấn đề, vừa thêm rối mà tư duy theo cách mới lại mở ra cả chân trời.

Điện thoại Xiaomi sản xuất tại Việt Nam, bán cho thị trường Đông Nam Á

Lô smartphone Xiaomi đầu tiên do công ty DBG Technology (Việt Nam) sản xuất đã được chuyển đến kho vận của Digiworld, nhà phân phối chính thức của Xiaomi tại thị trường Việt Nam.

Vingroup và Intel ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược công nghệ

Vingroup công bố việc ký Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác chiến lược với Intel trong 5 lĩnh vực: các giải pháp Thành phố thông minh hỗ trợ 5G; Quy trình sản xuất thông minh; Chiến lược đa đám mây; Trí tuệ nhân tạo và Hệ thống trợ lái nâng cao ADAS dựa trên công nghệ Mobileye.

Đổ xăng Petrolimex thanh toán quẹt thẻ Visa

Visa và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức triển khai thanh toán thẻ không tiếp xúc Visa tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc.