Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường

Tọa đàm Công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, hiện trạng và giải pháp tại sự kiện.

Ngày 15/4/2025 tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo "Truy suất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia" do Công ty Cổ phần Công nghệ Chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây không chỉ là một sự kiện giới thiệu công nghệ, mà còn là tiếng nói của niềm tin và trách nhiệm để tạo dựng một "hệ sinh thái minh bạch" trước bối cảnh hàng làm nhái, làm giả tràn lan.

Ngày nay, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao nơi doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người mua hàng đã dần ý thức được việc tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân thì việc truy xuất nguồn gốc được xem là giải pháp ưu việt, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo. Truy xuất nguồn gốc đồng thời đang trở thành xu hướng tất yếu của thị trường khi nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt được xác định là một trong những khâu đột phá trong chương trình chuyển đổi số của quốc gia.

Phát biểu khai mạc, Luật sư Phạm Văn Thọ – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Công Nghệ Chống Giả Việt Nam cho hay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, truy xuất nguồn gốc trở thành xu thế tất yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay các nước, các bên đều có quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để phục vụ cho việc áp mức thuế. Đối với Việt Nam, để các sản phẩm hàng hóa giữ vững được vị thế và phát triển thêm các thị trường mới, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc có vai trò rất quan trọng, do đó trong thời gian qua Đảng, Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực này.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - AZ9 1469

Luật sư Phạm Văn Thọ – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Chống giả Việt Nam

Trong khi đó, tại Việt Nam, vấn nạn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xuất hiện trên các chợ truyền thống và sàn thương mại điện tử khiến doanh nghiệp đau đầu để cạnh tranh, còn người tiêu dùng thì điêu đứng về chất lượng sản phẩm. Nguy hiểm hơn, TS. Trịnh Bá Dương, Chủ tịch AseanHub – Chuyên gia Đổi mới sáng tạo Quốc gia, đại diện Techfest cảnh báo – “Tình trạng làm giả hiện nay không chỉ là sao chép mẫu mã, mà còn giả mạo cả thông tin, dữ liệu và mã truy xuất. Những phương pháp truyền thống như tem nhãn, mã vạch đơn thuần đã không còn đủ sức để đối phó với thủ đoạn tinh vi, đang bộc lộ nhiều bất cập, dễ bị làm giả, làm lại, thậm chí bị giả mạo cả mã QR. Vì vậy, chúng ta cần những giải pháp có tính đột phá thực sự, dựa trên tích hợp công nghệ thông minh và liên kết chuỗi dữ liệu số hóa“.

Cụ thể, đó là kết hợp giữa ba công nghệ tiên tiến RFID – Blockchain – AI trong một giải pháp, tạo nên một hệ thống truy xuất nguồn gốc chính xác, minh bạch và tự động hóa, đủ sức đối phó với mọi hình thức làm giả hiện đại. Vừa mang tính thực tiễn vừa có khả năng triển khai sâu rộng, không chỉ dừng lại ở sản phẩm tiêu dùng, hệ thống này hoàn toàn có thể triển khai trong các lĩnh vực như y tế, dược phẩm, nông sản, logistics, thủy sản, và cả thương mại điện tử xuyên biên giới.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - Tien si Trinh Ba Duong Co van cap cao cua TECHFEST

Tiến sĩ Trịnh Bá Dương – Cố vấn cấp cao của Techfest.

Tại Thái Lan, quốc gia này đã bắt đầu ứng dụng RFID kết hợp Blockchain trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, giúp theo dõi toàn bộ hành trình trái cây từ vườn đến cửa khẩu. Singapore cũng đang triển khai nền tảng dùng AI để giám sát chất lượng thuốc và thực phẩm chức năng. Ở Việt Nam, theo TS. Trịnh Bá Dương cho biết, chúng ta đã có những doanh nghiệp tiên phong trong ngành dược và nông sản áp dụng RFID và truy xuất số hóa, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết vùng, liên kết ngành.

Với vai trò là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, Techfest đề xuất, trong khuôn khổ định hướng của Nghị quyết 57, chúng ta cần một chiến lược quốc gia về truy xuất nguồn gốc thông minh, tập trung vào ba điểm: Tích hợp các công nghệ mới, đặc biệt là RFID, Blockchain và AI trong một kiến trúc hệ thống thống nhất, liên thông dữ liệu từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp lớn đến hộ sản xuất nhỏ; Chuẩn hóa dữ liệu và hạ tầng mã số mã vạch quốc gia, có thể liên kết với các nền tảng khu vực ASEAN, thúc đẩy xuất khẩu và thương mại số hoá xuyên biên giới giúp lưu thông hàng hoá các nước trong khu vực một cách hiệu quả nhất; Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các giải pháp chi phí thấp, dễ tiếp cận, đi kèm chính sách ưu đãi cụ thể.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - AZ9 1799

Giải pháp truy xuất nguồn gốc TrueData được giới thiệu tại hội thảo xem như một công nghệ truy vết sản phẩm tiên phong, hoạt động trên nguyên lý thu thập và bảo vệ dữ liệu bằng chip RFID gắn trên mỗi sản phẩm với khả năng lưu trữ toàn bộ thông tin: nguồn gốc, xuất xứ, quá trình lưu hành. Là công cụ hữu ích để bảo vệ thương hiệu bằng một “căn cước điện tử” gắn trên của sản phẩm của mình, mỗi chip RFID là một câu chuyện hoàn chỉnh, được mã hóa với độ an toàn tuyệt đối. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh và bằng một thao tác đơn giản quét lên chip RFID, người tiêu dùng sẽ biết được toàn bộ đường đi, xuất xứ của sản phẩm để yên tâm quyết định mua hàng sử dụng. Giải pháp TrueData đồng thời đáp ứng đầy đủ các quy định tại Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng định tính pháp lý và chuyên nghiệp.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - 490718397 23942531345339142 4052296075444456214 n

Tại sự kiện, Công ty Cổ phần Công nghệ Chống giả Việt Nam công bố và trao quyết định thành lập 40 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhằm mục tiêu tận dụng và phát huy nguồn nhân lực địa phương, bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp chân chính, bảo vệ quyền lợi người mua hàng.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - AZ9 2395

Dịp này, Ban vận động Hiệp hội các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa chính thức được ra mắt. Đây là dấu mốc quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng xã hội trong việc chung tay bảo vệ giá trị thật của sản phẩm.

Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ tiên tiến, xu hướng tất yếu của thị trường - AZ9 2185
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế số đóng góp 30% GDP của Việt Nam vào năm 2030

Ngày 15/4/2025, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.

Zalopay sẽ được dùng triển khai định danh điện tử, phát triển thanh toán số trên VNeID

Trung Tâm Nghiên cứu, Ứng dụng dữ liệu dân cư và Căn cước công dân (RAR) – Bộ Công an cùng với nền tảng thanh toán Zalopay đã ký kết thỏa thuận hợp tác về các giải pháp số trên ứng dụng VNeID.

Các doanh nghiệp mobile game và ứng dụng Việt Nam có nhiều cơ hội ở thị trường thế giới

Việt Nam thuộc top 5 quốc gia trên thế giới về xuất bản game, với tổng số 4,2 lượt tải về trên toàn cầu – gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng trung bình toàn cầu

Nữ chuyên gia người Việt đầu tiên của lĩnh vực AI tạo sinhvào danh sách GoogleDeveloper Expert

Nguyễn Khánh Linh được lựa chọn trở thành chuyên gia trong chương trình Google Developer Expert vào tháng 3/2025, đánh dấu cột mốc là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trong chương trình.

87% hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm tại Prudential nộp trực tuyến

Theo báo cáo tài chính thường niên 2024 của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa công bố, đơn vị này đã chi trả 14.304 tỷ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm trong năm 2024, tăng 8,6%.

GrabX – giải pháp công nghệ mới “Dành Cho Mỗi Người”

Hôm nay, tại sự kiện công bố sản phẩm GrabX lần đầu tiên được tổ chức, Grab chính thức giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế cá nhân hóa, “Dành Cho Mỗi Người”.

Gói cước Y tế của mạng di động FPT, một dịch vụ mới mẻ và cần thiết

Mạng di động FPT đã phối hợp cùng FPT Long Châu và TrueDoc triển khai gói cước y tế, đây là gói cước bao gồm gói dữ liệu và các giải pháp chăm sóc sức khỏe trực tuyến cùng nhiều tiện ích sức khỏe khác.

Giải pháp AI đột phá cho ngành Tài chính Ngân hàng, cần thiết và rộng mở

“Việc kiểm soát và ứng dụng AI không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh vượt trội, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và quản lý rủi ro toàn diện, từ đó ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính”.

FPT và GE HealthCare liên kết thúc đẩy ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế

FPT và GE HealthCare vừa công bố Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược thúc đẩy ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hai bên sẽ thành lập Trung tâm Đổi mới chuyên sâu tại Việt Nam (FPT Competency Center in Vietnam), mở rộng liên minh thương mại, phát triển sản phẩm.

Zebra công bố xu hướng và sự dịch chuyển công nghệ trong các nhóm ngành năm 2025

Các ngành sản xuất, logistics, bán lẻ và y tế tại Việt Nam đang ứng dụng các công nghệ sáng tạo mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ngày nay – theo công bố của Zebra về các xu hướng ngành quan trọng trong năm 2025.