Trợ lý thông minh tiếng Việt trên xe hơi, tiềm năng rộng mở

Theo khảo sát của Capgemini, có tới 95% người tiêu dùng sẽ sử dụng trợ lý giọng nói để truy cập thông tin trên ô tô của họ, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho việc này.

Trên thế giới, các thương hiệu ô tô từ Buick đến Nissan, BMW, Ford đã nhúng Amazon Alexa vào ô tô, bên cạnh đó, nhiều thương hiệu khác chuyển sang sử dụng trợ lý riêng để đáp ứng nhu cầu của người lái xe theo cách cá nhân hóa hơn.

Điển hình, năm 2018, Toyota đã đưa trợ lý ảo Amazon Alexa lên vài dòng xe của họ, đến 2019 đưa hệ điều hành Apple Carplay & Android Auto vào một số dòng xe để hỗ trợ cho việc đưa các tiện ích thông minh lên xe. Tiếp tục, đến 2021 hãng này ra mắt trợ lý Joya sử dụng cho dòng xe Toyota Sienna.

Một ông lớn khác trong ngành công nghiệp ô tô là Mitsubishi cũng đã đưa trợ lý giọng nói Alexa lên một số dòng xe. Còn Honda thì công bố hợp tác với SoundHound, phát triển trợ lý ảo Honda với wake word “OK Honda”.

Báo cáo của Viện nghiên cứu Capgemini (CAPP) nhận định, người tiêu dùng đã và tiếp tục có nhu cầu ngày càng lớn với việc trải nghiệm trợ lý giọng nói. Theo CAPP, 72% giám đốc điều hành trong ngành ô tô nói rằng, công nghệ trợ lý giọng nói là nhân tố chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhiều năm làm việc trong ngành trợ lý thông minh trên ô tô, một chuyên gia chất lượng của một OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc) lớn cho biết, khi bắt đầu ở Ấn Độ vào năm 2012, việc tích hợp trợ lý giọng nói trên xe đã tạo nên một cơn sốt. Và sau đó nó đã trở thành một điều cần thiết trong đời sống. Đến nay, thậm chí người tiêu dùng không chỉ nghĩ về trợ lý giọng nói như một điều cần thiết mà còn mong đợi nhiều hơn với các tính năng sử dụng nâng cao.

Theo số liệu báo cáo của CAPP, ba phần tư người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng trợ lý giọng nói thường xuyên miễn là họ có trải nghiệm tốt. Và 37% người tiêu dùng sẵn sàng trả phí để sử dụng trợ lý giọng nói trên ô tô, 48% khác cho biết sẽ xem xét làm như vậy trong tương lai. Chỉ có 15% cho biết họ không sẵn sàng trả tiền.

Trợ lý thông minh tiếng Việt trên xe hơi, tiềm năng rộng mở - Anh 2
Biểu đồ cho thấy lượng người dùng đang và sẽ trả tiền cho trợ lý ảo trên xe hơi chiếm đa số người dùng

Tại Việt Nam, để chinh phục kỷ nguyên ô tô thông minh, các doanh nghiệp Việt cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Trợ lý giọng nói đã đi vào đời sống người Việt. Tuy vậy, một số trợ lý ngoại nhập lại không được ưa chuộng bởi rào cản về ngôn ngữ và sự thấu hiểu người dùng bản địa. Chính điều này lại là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh thị trường.

Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý giọng nói Kiki do đội ngũ kỹ sư Zalo AI phát triển giúp người Việt thực hiện tác vụ thông qua việc điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt. Thế mạnh của trợ lý này là khả năng xử lý tiếng Việt, nghe hiểu tốt giọng nói địa phương, hiểu thói quen và văn hóa giao tiếp bản địa.

Có thể nói đây là một trong những trợ lý giọng nói trên ô tô phát triển thành công nhất tại Việt Nam. Mới đây trợ lý này đã cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng chỉ trong thời gian ngắn, với hơn 150.000 lượt truy vấn mỗi ngày.

Tháng 7/2021, cú bắt tay của Zalo AI với hãng màn hình Gotech đưa trợ lý tiếng Việt Kiki tích hợp lên màn hình xe hơi của hãng. Với sự kiện này, Gotech kỳ vọng có thể tăng thị phần từ 30% lên 50%.

Tiếp theo Gotech, đầu tháng 11/2021, hãng màn hình xe hơi thông minh Zestech là đơn vị thứ hai tích hợp Kiki. Đến nay, chỉ trong hơn 1 năm, đã có liên tiếp hơn 20 hãng màn hình khác tích hợp sẵn trợ lý Kiki.

Có thể bạn quan tâm
Bộ Nội vụ chính thức ra mắt trang Zalo sau 3 tháng thử nghiệm

Sau 3 tháng thử nghiệm, trang Zalo “Bộ Nội vụ” đã thu hút hơn 11.000 lượt người quan tâm, đăng tải hơn 350 tin bài truyền thông giúp người dân, công chức, viên chức tiếp cận các thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực Nội vụ nhanh chóng, dễ dàng.

Bình Dương và FPT ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số toàn diện

Ngày 25/3, UBND tỉnh Bình Dương và Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đầu tư giáo dục chất lượng cao, giáo dục nghề nghiệp để phát huy tối đa thế mạnh của hai bên, góp phần mang lại lợi ích chung cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Triển lãm Quốc tế vải cao cấp, nâng tầm Dệt may Việt Nam mạnh, thông minh và xanh

Triển lãm Quốc tế vải cao cấp – Texfuture Việt Nam Xuân Hè 2023 chủ đề “Dệt may Việt Nam: Mạnh hơn – Thông minh hơn – Xanh hơn” đã diễn ra tại TP.HCM trong hai ngày 23-24/3/2023, thu hút nhiều đơn vị tham gia và khách tham quan trong và ngoài nước..

Viettel đưa cấu thành mạng lõi 4G/5G “Make in Viet Nam” vào mạng lưới

Viettel triển khai thành công hệ thống tổng đài thoại cho mạng 4G/5G (hệ thống IMS) do chính Viettel High Tech nghiên cứu, sản xuất.

Ưu và nhược điểm của ChatGPT trong quản trị doanh nghiệp

Ngày 23/3, Toạ đàm “ChatGPT & Quản trị doanh nghiệp” chia sẻ những lợi ích và thách thức của ChatGPT và AI khi doanh nghiệp ứng dụng trong thực tiễn đã thu hút gần 400 khách mời trên cả nước tham dự theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Quỹ Châu Á chọn Học viện Doanh nhân MVV đào tạo kỹ năng số hóa cho 10 quốc gia

Học viện Doanh nhân MVV (MVV Academy) đã được The Asia Foundation (Quỹ Châu Á) lựa chọn để phát triển nội dung đào tạo kỹ năng số và tổ chức chương trình đào tạo cho các giảng viên cấp cao của 10 quốc gia Đông Nam Á.

Synology® ra mắt camera giám sát thông minh AI BC500 và TC500

BC500 và TC500, hai mẫu camera IP thân trụ và hình cầu, đáp ứng mọi điều kiện thời tiết để phục vụ giám sát thông minh, có tính năng phân tích bằng công nghệ AI tiên tiến, tích hợp liền mạch với hệ thống quản lý giám sát camera Surveillance Station của Synology.

Đại học số, một hướng tiếp cận xây dựng mới

Xây dựng đại học số là đề tài đang được nhiều trường đại học trong cả nước quan tâm. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho mục đích này. Dưới đây là một cách, chúng tôi chia sẻ để bạn đọc tham khảo.

Trợ lý giọng nói Kiki cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng

Sau chưa đầy 3 tháng (kể từ cuối Tháng 12/2022), trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki đã có thêm 100.000 lượt cài đặt sử dụng trên xe ô tô, mức tăng trưởng 50% và chính thức cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng.

MoMo vào top 10 ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam

MoMo là Fintech duy nhất góp mặt trong top 10 ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam. Trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và thanh toán di động, ứng dụng này đứng vị trí top 1 ứng dụng phổ biến nhất cả về số lượng người dùng và thời gian sử dụng.