Trải nghiệm ngân hàng thông minh và bảo mật trong kỷ nguyên AI 

Ngày 29/10, tại Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức, Microsoft đã giới thiệu các cam kết, xu hướng công nghệ và giải pháp AI mới nhất cho ngành ngân hàng nhằm nâng cao năng suất, tăng cường bảo mật, góp phần tăng tốc hành trình chuyển đổi ngân hàng trong kỷ nguyên AI. 

Đổi mới đang diễn ra ở mọi lĩnh vực trong ngành tài chính ngân hàng. Theo nghiên cứu mới nhất của Gartner về Các ưu tiên hàng đầu và Kế hoạch đầu tư công nghệ cho ngành ngân hàng năm 2025, những thay đổi lớn nhất được mong đợi trong các khoản đầu tư công nghệ ngành ngân hàng lần lượt là AI tạo sinh (39%), an ninh mạng/bảo mật thông tin (34%) và AI (33%). 

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ của Microsoft Việt Nam cho biết: “Microsoft tin rằng AI sẽ định hình lại thời đại của chúng ta và trao quyền cho các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính ngân hàng nói riêng tăng tốc nhanh và hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số. Những tiến bộ mới nhất về AI đều được phát triển theo nguyên tắc AI đáng tin cậy và an toàn bảo mật đã được tích hợp trong toàn bộ hệ sinh thái các sản phẩm và giải pháp của Microsoft, nhằm hỗ trợ các tổ chức tài chính ngân hàng lớn trên thế nói chung và Việt Nam nói riêng có được lợi thế cạnh tranh và thành công hơn trong kỷ nguyên của AI”.

Trải nghiệm ngân hàng thông minh và bảo mật trong kỷ nguyên AI  - AD 4nXdRifD8iSOlG9nHyxFK265hSlpPXuKJ9i4RxR6iPuwcKY2zASGtgfS4tuHpmTUAFG4bVczHBi3uNYPk9uBgMPMj9kdWC0pYRSW54bEOFzN09Gjo7aeoWrwbs4w5sYpFkxwh4E3pYkmpBVCg9AO88WlhsBRhf9UgBYJMTeNJtA?key=a2G14

Ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ, Microsoft Việt Nam.

Trong kỷ nguyên của AI, trải nghiệm ngân hàng thông minh là một yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến như Cloud và AI tạo sinh sẽ giúp các ngân hàng tăng cường hiệu suất, tối ưu hóa chi phí, phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác và kịp thời.

  • Nền tảng đám mây cho ngành tài chính ngân hàng với Microsoft Cloud for Financial Services: Microsoft Cloud for Financial Services là một nền tảng dành riêng cho các tổ chức tài chính ngân hàng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp đám mây Microsoft Azure với khả năng giúp các tổ chức mở rộng theo nhu cầu, tăng cường hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh nhanh chóng, từ việc chuyển đổi trải nghiệm khách hàng, trao quyền cho nhân viên, quản lý rủi ro và tuân thủ hay hiện đại hóa các hệ thống ngân hàng cốt lõi. 
  • Nền tảng AI tạo sinh với Microsoft Azure OpenAI: Microsoft Azure OpenAI được tích hợp GPT-4o và o1-preview mới nhất để cách mạng hóa các ứng dụng AI trong ngành ngân hàng, cho phép phát triển các giải pháp thông minh cho dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa và phân tích dự đoán nâng cao. Bằng cách tận dụng các mô hình AI tiên tiến này, các ngân hàng có thể thúc đẩy sự đổi mới và rút ngắn quá trình ra quyết định.
  • Nền tảng dữ liệu thông minh với Microsoft Fabric: Microsoft Fabric là giải pháp phân tích dữ liệu toàn diện, giúp đơn giản hóa quá trình quản lý và phân tích dữ liệu, tối ưu chi phí, đồng thời trao quyền cho các ngân hàng thúc đẩy đổi mới và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.  Ngoài ra, Microsoft Fabric còn là nền tảng dữ liệu phù hợp cho các ứng dụng AI tạo sinh, cho phép các ngân hàng tận dụng AI cho các dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa và phân tích dự đoán. 
  • Trợ lý AI trong mọi lĩnh vực: Sau hơn một năm ra mắt, trợ lý trí tuệ nhân tạo Copilot đã được Microsoft lần lượt tích hợp vào hệ sinh thái các sản phẩm và giải pháp của mình như Microsoft 365, Dynamics 365, GitHub và Copilot nhằm trao quyền cho các tổ chức và khách hàng thuộc mọi lĩnh vực khai thác tối đa những tính năng vượt trội của công nghệ AI để thúc đẩy năng suất nhân viên, gia tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường bảo mật, cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Vừa qua, hãng cũng đã có bước tiến quan trọng khi Copilot for Microsoft 365, trợ lý AI được tích hợp vào hệ sinh thái ứng dụng văn phòng Microsoft 365, mở rộng hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Việt, mang đến những trải nghiệm trọn vẹn hơn cho người dùng Việt Nam trong các ứng dụng quen thuộc như Word, Excel, Powerpoint, và Teams….  Đây là một bước tiến quan trọng, giúp người dùng có thể trải nghiệm toàn diện các tính năng tiên tiến của AI, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa công nghệ và ngôn ngữ bản địa, góp phần thúc đẩy tiến trình số hóa trong dịch vụ tài chính ngân hàng Việt Nam. 

Hiện nay, hơn 60.000 các tổ chức trên thế giới đang triển khai công nghệ Azure AI của Microsoft. Ngoài ra, có đến 85% các công ty thuộc danh sách Fortune 500 đang sử dụng công nghệ Microsoft AI và gần 60% sử dụng Microsoft 365 Copilot. 

Trải nghiệm ngân hàng thông minh và bảo mật trong kỷ nguyên AI  - AD 4nXf Vx0wgU3n2y xgZRjghFGyoxor5 DB0jUnsYh 8gNf0WYfpK20X7kIhzxuzLZFHkBefxes6TXnpLVCsgkUHm183N2U2f2YqEFzEg4w2YNxM5msw2j5EHgACYtbHBIeKqAwjoNpHlNTRCt9eH72OQEYylbmiaPGOaRRfoVA?key=a2G14

Trợ lý Microsoft 365 Copilot vừa được hãng mở rộng hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Việt.

Đổi mới đòi hỏi một nền tảng vững chắc về bảo mật, quyền riêng tư và sự tin cậy, Microsoft đặc biệt nhấn mạnh vào việc bảo vệ dữ liệu dựa trên các nguyên tắc AI có trách nhiệm, thực hiện các biện pháp bảo mật mạnh mẽ theo mô hình Zero Trust và cam kết tuân thủ các trụ cột an ninh quan trọng trong Sáng kiến Tương lai An toàn cho các tổ chức tài chính ngân hàng. 

  • AI có trách nhiệm: Microsoft cam kết thúc đẩy AI có trách nhiệm thông qua các nguyên tắc đạo đức. Công ty đã phát triển một tiêu chuẩn AI có trách nhiệm, đây là một khung làm việc để xây dựng các hệ thống AI theo 6 nguyên tắc: công bằng, độ tin cậy và an toàn, quyền riêng tư và bảo mật, tính bao gồm, minh bạch và trách nhiệm. 
  • Zero Trust: Microsoft đã áp dụng mô hình Zero Trust để bảo vệ dữ liệu của công ty và khách hàng. Dựa trên nguyên tắc “không tin tưởng, luôn xác minh”, thay vì giả định rằng mọi thứ bên trong tường lửa của tổ chức đều an toàn, Zero Trust giả định rằng có thể xảy ra vi phạm và xác minh từng yêu cầu như thể nó xuất phát từ một mạng mở. 
  • Sáng kiến Tương lai An toàn: Đây là sáng kiến được Microsoft khởi xướng từ năm 2023 với 34.000 kỹ sư tập trung nâng cao khả năng bảo vệ an ninh mạng cho công ty, cho khách hàng, và toàn ngành công nghệ với 6 trụ cột an ninh quan trọng là: Bảo vệ danh tính và thông tin xác thực; Bảo vệ người dùng và các hệ thống vận hành; Bảo vệ mạng; Bảo vệ hệ thống kỹ thuật; Giám sát và phát hiện mối đe dọa; Tăng tốc độ phản ứng và khắc phục sự cố. 

Khi AI được định hướng là một công cụ thay đổi cuộc chơi, giúp ngành tài chính ngân hàng tăng cường hiệu quả, bảo vệ chống lại gian lận và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, các nhà lãnh đạo ngân hàng cần phải đảm bảo rằng AI sẽ được tích hợp và quản lý một cách an toàn, bảo mật và có trách nhiệm để có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài. 

Có thể bạn quan tâm
MoMo tái định vị thương hiệu: trở thành “Trợ thủ tài chính với AI” giúp người dùng từ điều nhỏ nhất

MoMo, siêu ứng dụng tài chính hàng đầu tại Việt Nam, hôm nay chính thức ra mắt định vị thương hiệu mới, chuyển mình từ ví điện tử trở thành “Trợ thủ tài chính với AI”.

90 ngày triển khai thần tốc, transcosmos Việt Nam vận hành thành công hệ thống SAP S/4HANA Cloud Public Edition

Chỉ sau 90 ngày triển khai thần tốc, FPT IS đã vận hành thành công hệ thống SAP S/4HANA Cloud Public Edition cho transcosmos Việt Nam – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực BPO tại Việt Nam.

VNPT SmartCA – chữ ký số cá nhân khởi tạo ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10/2024, công dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Công nghệ thông minh nuôi côn trùng quý hiếm đạt giải nhất Solve for Tomorrow lần 6

Solve for Tomorrow 2024 thu hút hơn 150.000 học sinh tham gia, gấp 300 lần so với mùa đầu tiên đã khép lại với giải nhất thuộc về một dự án rất thú vị.

Bộ TT&TT: CMC cần làm chủ công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Tại buổi gặp gỡ, làm việc giữa lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Tập đoàn Công nghệ CMC ngày 25/10 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, CMC là công ty công nghệ nên cần phải làm chủ được công nghệ, và đã trung thành chọn con đường công nghệ thì phải đặt mục tiêu đầu đàn và vươn tầm quốc tế.

Ứng dụng BOOKAS tặng hơn 10 ngàn quyển sách nói cho TPHCM

Trong sự kiện khai mạc Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số (25/10/2024), Công ty Cổ phần BOOKAS đã trao tặng 10.000 quyển sách nói nghe sách nói đến Sở Thông tin và Truyền thông, với tổng giá trị hơn 500 triệu đồng

Tự động nhận diện bảng biểu trên giấy tờ siêu nhanh cùng AI

Tại hội nghị ECAI 2024, Viettel AI công bố giải pháp nhận diện, trích xuất thông tin từ bảng biểu trong thời gian thực với tốc độ nhanh gấp 4 lần so với các giải pháp hiện có trên thế giới.

TP.HCM khởi động bước vào giai đoạn chuyển đổi số toàn diện

Sáng ngày 22/10/2024 đã diễn ra lễ Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM 2024, chủ đề Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM. Thành phố kỳ vọng đến năm 2025 sẽ hoàn thành mục tiêu đưa toàn bộ nền hành chính vận hành trên các nền tảng số, ra quyết định bằng dữ liệu, mở ra một giai đoạn chuyển đổi số toàn diện.

Họp báo công bố: Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM 2024, chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM”

Ngày 19/10 năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức họp báo về Chuỗi sự kiện và tuần lễ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) với chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực kinh tế số của Thành phố.

Viettel TP.HCM công bố chương trình hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp chuyển đổi số miễn phí

Ngày 15/10/2024, nhân tháng kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, Viettel TPHCM tổ chức lễ khai trương giải pháp Văn phòng số Viettel – CODX và công bố chương trình “Hỗ trợ chuyển đổi số cho Doanh nghiệp tại TP.HCM giai đoạn 2024 – 2025”.