Ngày 28/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập Tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025.
Sau 30 năm tái lập trên cơ sở tách từ tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, tiềm lực kinh tế – xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng GRDP bình quân của tỉnh đạt 10,18%/năm. Năm 2021, quy mô nền kinh tế tăng gấp 38 lần so với năm 1992. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng của tỉnh, đến khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trị giá xuất khẩu hơn 1,2 tỷ USD, gấp 51 lần so với năm 1992, trong đó xuất khẩu thủy sản đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Theo thỏa thuận ký kết, trên tinh thần phát triển chung, hai bên sẽ huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp về nhận thức, phương thức làm việc dựa trên công nghệ số.
Cụ thể, FPT sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình, giải pháp chuyển đổi số cho Sóc Trăng tập trung vào các lĩnh vực: y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, an sinh xã hội, tài nguyên môi trường và du lịch. Đồng thời, dựa trên thế mạnh của tỉnh, FPT cũng sẽ hỗ trợ kết nối, quảng bá các sản phẩm nông sản ra thị trường trong và ngoài nước thông qua nền tảng thương mại điện tử như Sendo; tư vấn, cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt kịp các xu hướng công nghệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
FPT cũng sẽ đồng hành cùng tỉnh, triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu cho lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức đặc biệt là đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng số.
Tính đến hiện nay, FPT đã xúc tiến trao đổi cấp cao với lãnh đạo hơn 40 địa phương, ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số với 18 địa phương trên toàn quốc, đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho gần hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của các địa phương. Dựa trên thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số của Tập đoàn và đặc thù kinh tế xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành, FPT sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phát triển kinh tế – xã hội toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, chính phủ số, xã hội số hướng đến mô hình quốc gia số.
Khi dịch Covid kéo dài suốt 2 năm, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các báo cáo mới cho thấy ngành này ở Việt Nam đang phục hồi, với góp công của các dịch vụ thanh toán số.
Vừa qua, Xiaomi Việt Nam chính thức hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), ủy quyền ra mắt gian hàng mở bán sản phẩm Xiaomi chính hãng trên nền tảng Shopee và Lazada.
Ngành du lịch Đông Nam Á đang trên đà phục hồi, các báo cáo mới Google cho thấy người Mỹ tìm kiếm nhiều thông tin về du lịch Việt Nam, trong khi đó, du lịch Singapore là mối quan tâm lớn của nhiều người Việt.
Übank – một ứng dụng ngân hàng số được phát triển bởi VPBank vừa hợp tác với nền tảng CleverTap để tối ưu hóa trải nghiệm, tăng khả năng thu hút, tương tác và thúc đẩy dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dùng.
Kênh mua sắm trực tuyến mới của vivo Việt Nam là Tiktok Shop vừa được ra mắt người dùng.
Ngày 23/4, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) đã được tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số đến năm2025.
Được đánh giá và giám sát bởi bên thứ ba là ISB – Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc, VNPT Cloud của VNPT hiện đang là một trong số ít các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đạt được chứng chỉ danh giá này.
Chỉ Dẫn Đỏ là tên chuỗi toạ đàm do thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức, đã chính thức phát sóng số đầu tiên, chủ đề “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”.
Cùng với Schneider Electric, PepsiCo đã công bố sáng kiến pep+ REnew đầu tiên trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B).