Ngày 16/7, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang 2022, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Hậu Giang và Tập đoàn FPT đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và các dự án phù hợp trong lĩnh vực chuyển đổi số và giáo dục.
Theo hợp tác, trong lĩnh vực chuyển đổi số FPT sẽ đồng hành cùng tỉnh Hậu Giang xây dựng các văn bản, chương trình hành động, kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Đồng thời, FPT hỗ trợ UBND tỉnh Hậu Giang cụ thể hóa chương trình hành động thành các nhiệm vụ, dự án, bám sát theo Nghị quyết Chuyển đổi số của tỉnh Hậu Giang, phù hợp với năng lực và thế mạnh của FPT, trong các lĩnh vực hạ tầng số, chính quyền số, phát triển hệ ứng dụng số cho người dân/doanh nghiệp Hậu Giang cũng như các lĩnh vực ưu tiên.
Hai bên cũng sẽ cùng hợp tác triển khai thí điểm đô thị thông minh sử dụng giải pháp toàn diện tích hợp hạ tầng số và các giải pháp số của FPT tại 01 thành phố/huyện trong tỉnh Hậu Giang; tư vấn các doanh nghiệp chuyển đổi số và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình đưa sản phẩm của Hậu Giang ra toàn quốc thông qua nền tảng thương mại điện tử Sendo.
Hai bên đồng thời phối hợp triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu cho lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức đặc biệt là đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng số. Cũng theo biên bản thỏa thuận, FPT đề xuất tỉnh Hậu Giang tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức giáo dục FPT tìm cơ hội phát triển về giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Hậu Giang được xem là một trong những tỉnh phục hồi kinh tế nhanh và khởi sắc trên nhiều lĩnh vực sau hai năm chịu tác động của đại dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2021 đạt 11%, đứng thứ 8 cả nước và thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh trong năm 2021 xếp thứ 38/63 tỉnh, thành trên cả nước với 63,80 điểm, tăng 12 bậc trong giai đoạn 2017 – 2021 (từ vị trí 50 năm 2017 lên vị trí 38 năm 2021). Cải cách hành chính (PAR Index) tăng 4 bậc so với năm 2019 (từ vị trí 31 năm 2019 lên vị trí 27 năm 2021), tạo đột phá quan trọng giúp tỉnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2021, Hậu Giang cũng nằm trong Top 30 tỉnh đi đầu về chuyển đổi số trên cả ba trụ cột kinh tế số – xã hội số – chính quyền số. Trong đó, ở trụ cột kinh tế số, Hậu Giang xếp thứ 18/63 tỉnh thành. Đây cũng được xem là 1 trong những hướng đi quan trọng giúp tỉnh bứt phá vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực và trên cả nước.
20.000 học bổng từ Google Career Certificates (phát triển nhân tài số) kỳ vọng giúp mở khóa cơ hội việc làm mới cho học viên chưa có kinh nghiệm hoặc bằng cấp
Công ty Electric Works, thuộc Tập đoàn Panasonic cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vật tư – thiết bị điện xây dựng tại Việt Nam với mức doanh thu kì vọng lên đến 10 nghìn tỷ đồng vào năm tài chính 2030, tăng khoảng 3.5 lần so với năm tài chính 2021.
VNPT Money và Công ty kiều hối Sacombank-SBR đã hợp tác để cung cấp dịch vụ nhận kiều hối qua VNPT Money.
Công nghệ Mini App hoạt động theo cơ chế app-in-app, tương tự như mô hình store-in-store (tức các cửa hàng bên trong một cửa hàng lớn) nhằm tận dụng được lượng khách hàng lớn hơn.
Tuần lễ Thúc đẩy Chuyển đổi số Phát triển Kinh tế vùng – Hậu Giang 2022 đã diễn ra từ ngày 7/7 đến ngày 9/7/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, góp phần thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các lĩnh vực trong tâm, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hậu Giang nói riêng và nền kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
“Chúng tôi tin rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo ra sự phồn thịnh trên toàn thế giới khi có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu”
Ngày 7/7/2022, Tập đoàn Tân Long và FPT đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hiện thực hóa mục tiêu đưa Tân Long trở thành Tập đoàn dẫn đầu về nông nghiệp Xanh – Sạch – Phát triển bền vững.
TopenLand đã xây dựng nền tảng toàn diện, triển khai ứng dụng công nghệ từ: Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI); Chuỗi khối (Blockchain)… giúp trao quyền, mở rộng kiến thức, chia sẻ và tạo lợi ích cho tất cả người dùng.
Việc chuyển đổi kỹ thuật số cần áp dụng mô hình CSKH kết hợp giữa yếu tố con người và máy móc được xem là chìa khóa để phục vụ, giữ lòng trung thành khách hàng tốt hơn – theo nghiên cứu của Infobip vừa công bố.
Bốn đột phá trong công nghệ y học và sức khỏe đang mở ra hi vọng mang lại cuộc sống và chất lượng sống cho con người.