Thư viện lên mây: Nhẹ tiền, tra cứu tiện

Sau một thời gian tìm kiếm giải pháp phù hợp ứng dụng cho thư viện điện tử, trường Đại học Luật TPHCM đã ứng dụng giải pháp thư viện điện tử trên nền điện toán đám mây (iDragon Cloud) của Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số. Giải pháp hiện đang được triển khai ở giai đoạn 2 nhưng đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả này khiến giải pháp có thể đạt mục tiêu thương mại hóa - xây dựng kho dữ liệu phục vụ cho đa số người dùng…

 

Thư viện lên mây: Nhẹ tiền, tra cứu tiện - hinhnho
 

Không đòi hỏi đầu tư phần cứng


Lâu nay, khi nói đến triển khai một hệ thống hay một giải pháp cho doanh nghiệp hay trường học, việc đầu tư nhiều trang thiết bị từ phần cứng đến phần mềm, chuẩn bị nguồn nhân lực triển khai, rào cản con người luôn được đặt ra… Thế nhưng việc đưa các tài liệu của Thư viện Trường đại học Luật TPHCM “lên mây” ngược lại, rất đơn giản. Cụ thể, chỉ một thao tác đưa tài liệu giấy vào máy scan được kết nối với một máy vi tính được cài đặt tự động, các tài liệu được scan sẽ tự lên mây (đẩy vào các thư mục ảo hóa được tạo sẵn lưu trên máy chủ của trường). Quy trình và thao tác tìm kiếm (tra cứu) dữ liệu trên các đám mây này cũng đơn giản, nhanh chóng và khá hiệu quả chỉ bằng công cụ tìm kiếm và từ khóa.

Ông Đặng Văn Thống, Phó Giám đốc Trung tâm Thư viện Trường ĐH Luật TPHCM cho biết, “Nhà trường muốn đầu tư ứng dụng CNTT vào thư viện để nhằm giúp các thầy cô tra cứu dữ liệu đỡ vất vả hơn nhưng do ngân sách có hạn nên không thể chọn những giải pháp đòi hỏi phải đầu tư tốn kém về máy chủ, đường truyền, các thiết bị phần cứng, phần mềm… Khi chúng tôi biết đến giải pháp iDragon Cloud, một giải pháp mã nguồn mở, chi phí không cao, có quy trình số hóa các tài liệu không đòi hỏi quá nhiều thiết bị, phần cứng và không cần người dùng có trình độ CNTT, chúng tôi đã quyết định chọn ứng dụng ngay. Chỉ cần phần mềm iDragon Cloud và phần cứng máy chủ để triển khai, không gây xung đột với các hệ thống CNTT khác đã được ứng dụng trong trường”.
 
Tạo ra tri thức cho xã hội
 
 
 
Giải pháp iDragon Cloud được trường triển khai từ tháng 8/2011 và kết thúc giai đoạn 1 ngày 16/12/2011. Ở giai đoạn 1 trường đã xây dựng được kho tài liệu điện tử với gần 600 đầu sách quý liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật quốc tế… Hiện dự án đang ở giai đoạn 2, ở giai đoạn này nhà trường vẫn đang tiếp tục số hóa tài liệu, xây dựng chính sách khai thác kho tài liệu điện tử cho đội ngũ cán bộ giảng viên; phối hợp với Trung tâm CNTT, các phòng ban chức năng để phát triển nhanh số lượng kho tài liệu điện tử và khuyến khích cán bộ, giảng viên trong toàn trường tra cứu, sử dụng kho tài liệu điện tử trên nền tảng iDragon Cloud; tập huấn về mặt kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho Trung tâm CNTT và nhân viên IT của Thư viện.Ở giai đoạn này, nhà trường đang lên các đề mục: tên tác giả, tên đầu sách, để cùng nhà triển khai bàn thêm về vấn đề quyền tác giả với các tác giả sách trước khi chuyển sang giai đoạn cho tiếp cận rộng rãi các tư liệu này.
 
Theo ông Thống, trước mắt kho dữ liệu này được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu tra cứu thông tin của cán bộ và giáo viên trong trường. Trước đây với ứng dụng thông thường, các đầu sách chỉ được lữu trữ dưới dạng Excel, quản lý được đầu sách, nội dung thì vẫn ở trên giấy. Khi cần tra cứu một cuốn sách nào đó, thầy cô tìm kiếm rất vất vả, mất rất nhiều thời gian cho nhiều công đoạn để đi đến nơi cuốn sách được lưu trữ. Việc đọc và hệ thống các thông tin cũng rất khó khăn. Với ứng dụng mới trên nền tảng điện toán đám mây, đầu sách, nội dung của sách đều được số hóa và đưa lên kho dữ liệu. Do vậy, chỉ cần được cấp mật khẩu là các thầy cố có thể truy vập vào hệ thống tự do, thoải mái tìm kiếm những tư liệu mình cần, tra cứu đầu sách, đọc sách, hệ thống tư liệu rất đơn giản chỉ bằng con chuột và bàn phím.
 
Các thầy cô khi tra cứu tài liệu ngay tại trường có thể dùng iDragon Cloud Explore hoặc iDragon CloudPC và Tài khoản ID truy cập vào Thư viện điện tử để tra cứu và xem toàn văn nội dung các tài liệu trong kho điện tử. Nếu sử dụng bên ngoài trường việc tra cứu vào kho dữ liệu này thông qua sử dụng Internet. Để đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn thông tin, nhà trường có phân quyền cho các thầy cô khi truy cập vào các kho dữ liệu. Do vậy, có những tài liệu cho phép người dùng được tải về hoặc chỉ được tham khảo mà không tải được hoặc không được truy cập vào.
 
Theo TS.Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số, xu hướng điện toán đám mây không chỉ là nhu cầu của thế giới mà nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam muốn hướng đến. Ứng dụng điện toán đám mây sẽ giúp việc sử dụng máy tính ngày càng trở nên đơn giản và tiện ích mà vẫn đảm bảo các yếu tố về bảo mật thông tin. Với giải pháp iDragon Cloud, người dùng máy tính bảng, điện thoại di động…đều có thể truy cập vào được kho dữ liệu của trường đại học Luật TPHCM một cách dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi.
 
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện quốc gia “Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì việc ảo hóa dữ liệu từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số ngày càng cần thiết và quan trọng. Ứng dụng thư viện điện tử trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây sẽ phần nào giúp việc quản lý, lưu trữ, chỉnh sửa tài liệu dễ dàng hơn. Đây cũng là giải pháp mà các thư viện trên cả nước hướng đến ứng dụng, vì thư viện không chỉ là nơi lưu trữ quản lý các đầu sách quý mà còn là nơi tạo ra tri thức cho xã hội.”

Thương mại hóa kho dữ liệu

Ông Phạm Huy Hoàng, Giám đốc dự án Dự án iDragon Cloud cho biết, sau khi triển khai xong giai đoạn 2, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 3 cho trường. Ở giai đoạn 3 sẽ phát triển kho dữ liệu điện tử và xây dựng chính sách khai thác dành cho sinh viên và người dùng bên ngoài trường; Thực hiện cài đặt  iDragon Cloud cho toàn bộ máy trạm của Trung tâm Thông tin Thư viện; Tập huấn cho sinh viên tra cứu khai thác… Mục tiêu hướng đến của nhà trường và nhà triển khai giải pháp iDragon Cloud là muốn thương mại hóa kho dữ liệu dành cho sinh viên (sẽ có kho dữ liệu cho dùng miễn phí và có kho thu phí), vì sinh viên mới là đối tượng có nhu cầu tra cứu thông tin nhiều và số lượng truy cập lớn. Mặc dù, với không gian mạng hiện nay sinh viên có thể tìm kiếm thông tin khắp nơi nhưng những dữ liệu mang tính chuyên ngành, đặc thù vẫn cần phải tìm đúng nơi mới có thể có được tài liệu cần tìm.
 
Ông Hoàng cho biết thêm, ở một số nước, những chi phí đầu tư trang bị công nghệ cho giáo dục đều được Chính phủ hỗ trợ, ưu tiên trải nghiệm công nghệ cho sinh viên. Nhưng ở Việt Nam chưa có chính sách này hoặc có thì thủ tục chờ được duyệt rất lâu và phức tạp. Để sinh viên được sử dụng miễn phí chỉ khi trường có điều kiện hỗ trợ trang bị đầu đầu tư máy chủ để ảo hóa, đường truyền chất lượng để đảm bảo truy cập… Chi phí cho các đầu tư này rất lớn nên cần phải có sự hỗ trợ chi phí từ chính người dùng thì mới có thể có được một kho dữ liệu phục vụ cho sinh viên.
 
“Sau khi triển khai giải pháp iDragon Cloud cho đại học Luật TPHCM, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số đã nhận được khá nhiều đề nghị của khách hàng cũng muốn triển khai giải pháp iDragon Cloud như: Đại học Luật Hà Nội, Văn phòng quốc hội, một số giám đốc các thư viện…Viện sẽ sớm xúc tiến quảng bá mạnh giải pháp iDragon Cloud, hướng đến cung cấp cho cả đối tượng là các doanh nghiệp.” ông Phạm Huy Hoàng.

Hải Thanh


 

Dassault Systèmes hỗ trợ Việt Nam nền tảng thiết kế sáng tạo bền vững

Ngày 14/9/2012, Dassault Systèmes – công ty trực thuộc 3DEXPERIENCE chuyên về phần mềm thiết kế 3D và các giải pháp Giả lập 3D (3D Digital Mock Up), Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management – PLM) đã công bố thỏa thuận với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (Vietnam Cleaner Production Centre – VNCPC) để thúc đẩy hoạt động sáng tạo sản phẩm sạch tại Việt Nam.

Vmware phát kiến mô hình vận hành đám mây mới

Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết những thách thức hoạt động liên quan tới việc xây dựng, vận hành, phân bổ nhân sự cũng như đánh giá một tổ chức CNTT có năng lực cao, VMware – hãng chuyên về hạ tầng ảo hóa và đám mây vừa ra mắt Tài sản sở hữu trí tuệ – mô hình điện toán đám mây mới mang tên Cloud Ops IP (Cloud Ops Intellectual Property), đi kèm với các dịch vụ tư vấn, giáo dục và chuyển đổi.

Dragon Dictation –hiểu tiếng Việt như người Việt

Siri của Apple, S-voice của Samsung rất thú vị, khi nhận diện tiếng nói qua công nghệ điện toán đám mây nhưng điều đáng tiếc cả 2 “cô thư ký” này vẫn chưa thể hiểu được một từ tiếng Việt nào. Ứng dụng nhận diện giọng nói Dragon Dictation của tập đoàn Nuance Communications, Mỹ khác hẳn, nghe và hiểu cũng như hoàn thành các thao tác của người dùng bằng tiếng Việt hoàn chỉnh. Ứng dụng am hiểu tiếng Việt như một người Việt.

Microsoft chính thức công bố về Windows 8 RTM

Sau 2 năm phát triển, hôm qua (01/08), Microsoft đã chính thức công bố hoàn tất phát triển Windows 8 và phiên bản RTM sẽ được đến các đối tác OEM trong vài ngày tới để đảm bảo các sản phẩm dùng hệ điều hành mới này được phát hành đúng vào ngày 26/10 tới đây.

Nghe nhạc trên “đám mây” cùng với Kleii Meida Streaming

Quản lí bộ sưu tập nhạc, phim trong kho lưu trữ trên “mây” và đồng bộ chúng với các thiết bị nghe nhạc chưa bao giờ dễ dàng hơn với ứng dụng KMedia Streaming.

Internet giúp người lớn tuổi giảm trầm cảm

Sử dụng Internet có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ở người trẻ tuổi nhưng lại giúp người lớn tuổi giảm được chứng trầm cảm, theo Daily Mail.

Sau Euro 2012: Cảm biến thay thế cho trọng tài?

Như mọi giải đấu khác, Euro 2012 đã có những bàn thắng và những tình huống gây tranh cãi. Tình huống trong trận đấu cuối cùng của bảng D giữa Anh và Ukraina vào rạng sáng nay, ngày 20/6/2012 là một minh chứng cụ thể. Và cũng lại như mọi lần, mối quan hệ giữa bóng đá và công nghệ lại dược đem ra cân nhắc, bàn cãi. Sự cần thiết của công nghệ trong các trận đấu bóng đá đang ở mức nào và bao nhiêu là đủ? Liệu công nghệ có giải quyết được những bất công và tranh cãi này?

Ứng dụng OneVoice sẽ mang tiếng nói đến cho những người câm

Một số lượng lớn các ứng dụng ngày càng tăng được các nhà phát triển tạo ra để làm cho các thiết bị iPad và iPhone trở thành một phương pháp thay thế cho giao tiếp đối với những người câm. Một ứng dụng OneVoice được nhà phát triển ứng Legend ra mắt cho mục đich như vậy.

JDI giới thiệu màn hình 2,3″, độ phân giải WXGA, 651ppi

Japan Display Inc. (JDI) vừa chính thức giới thiệu màn hình LCD có kích thước 2,3″ với độ phân giải là 1280 x 800.

[Computex 2012] MOSFET mới cho các bo mạch chủ

MOSFET có thể là những điểm nhấn nhỏ trong các bo mạch chủ, nhưng cũng có thể là kẻ thay đổi vị thế của cuộc chiến giữa các sản phẩm này với nhau. Gigabyte đã trình diễn công nghệ tương lai của hãng, với hàng loạt các bo mạch chủ thuộc dòng “UP” tại Computex lần này.