Từ nay, người dùng Grab sẽ có thể lựa chọn Ví điện tử ZaloPay để thanh toán các dịch vụ: đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online và giao hàng, bên cạnh hình thức thanh toán qua Ví Moca trên ứng dụng Grab, bằng các thẻ ngân hàng đã liên kết hoặc tiền mặt như trước đây.
Cả Grab và ZaloPay đều đang sở hữu hệ sinh thái riêng. Grab là siêu ứng dụng kết nối người dùng với các dịch vụ hàng ngày đa dạng từ giao nhận, di chuyển cho đến các dịch vụ tài chính. Còn ZaloPay cung cấp loạt tính năng tiện ích và độc đáo để đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán trong cuộc sống và kinh doanh của người dùng.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc điều hành Grab Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất trân trọng và đánh giá cao nỗ lực hợp tác của ZaloPay trong suốt giai đoạn kết nối giữa hai tổ chức. Với cam kết mạnh mẽ của các bên, chúng tôi tin rằng sẽ có thể cùng nhau thúc đẩy đưa thanh toán không dùng tiền mặt lên một tầm cao mới”.
Bên cạnh đó, cả Grab và ZaloPay đều có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp cận nền tảng người dùng đông đảo của mỗi bên và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nâng cấp chất lượng dịch vụ. Đây là nỗ lực của cả Grab và ZaloPay nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Bà Lê Lan Chi, Tổng Giám đốc ZaloPay cho biết: “Việc hợp tác cùng Công ty TNHH Grab là một trong những bước đi quan trọng trong năm 2023 trên hành trình xây dựng thế giới không tiền mặt của ZaloPay. Tận dụng nguồn lực về kỹ thuật và con người của hai bên, ZaloPay tin rằng có thể triển khai nhiều ý tưởng, mang đến các sản phẩm công nghệ mới hữu ích để phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh hình thức ứng dụng độc lập, ZaloPay còn là ví điện tử tích hợp trong nền tảng chat Zalo. Với cách sử dụng độc đáo và thân thiện này, ZaloPay tự tin tiếp cận đa dạng đối tượng sử dụng, chứ không riêng nhóm khách hàng đã quen với các ứng dụng hiện đại. Qua đó, giúp người dùng nói chung và khách hàng Grab nói riêng có thể sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn”.
Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023
Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.
Tiếp nối chiến dịch #VaccineSo được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021, chiến dịch năm nay sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích và chuỗi video hướng dẫn an toàn được thực hiện bởi TikTok và các nhà sáng tạo nội dung nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trên không gian mạng cho cộng đồng.
Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT thế hệ mới bỏ sử dụng khí nhà kính SF6 sang tận dụng không khí tinh khiết và công nghệ đóng cắt chân không, cho phép người dùng khai thác tối đa tính năng kỹ thuật số để mở khóa dữ liệu.
Bệnh viện Udon Thani (Thái Lan) đã ứng dụng giải pháp in ấn và quét mã của Zebra để số hóa quy trình đăng ký khám chữa bệnh vốn đang được thực hiện thủ công của họ. Giải pháp này đã giúp bệnh viện tăng hiệu suất và độ chính xác lên đến 20%, đồng thời giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam có cơ hội tham gia cuộc đua toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, công nghệ giọng nói đang tạo những dấu ấn mới trong kỷ nguyên AI tại Việt Nam.
Ngày 21/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025.
Bách Hóa Xanh và MoMo vừa chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên tích hợp thanh toán tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Mỏ khai khoáng của Tập đoàn Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km được Huawei hỗ trợ mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G.
Công ty Cổ phần VNG chính thức khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.