Thành lập liên doanh G-AsiaPacific Vietnam cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam

Lễ ký kết thành lập Liên doanh G-Asiapacific Vietnam.

Ngày 23/11 tại TP.HCM, công ty G-AsiaPacific Sdn Bhd (thuộc tập đoàn công nghệ K-One Technology Berhad, trụ sở Malaysia) công bố hợp tác cùng Công ty CP Phân phối Việt Nét thành lập công ty liên doanh mang tên G-AsiaPacific Vietnam. Liên doanh này sẽ tham gia vào các hoạt động ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam.

Liên doanh G-AsiaPacific Vietnam sẽ được thành lập dựa trên thỏa thuận giữa G-AsiaPacific và Việt Nét nhằm tham gia các hoạt động ứng dụng điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Cùng sự hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu Amazon, G-AsiaPacific Vietnam được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về thị trường dịch vụ điện toán đám mây và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.

Tham dự lễ ký kết có đại diện Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, đại diện Sở Ban Ngành của TP.HCM, đại diện của Tổng Lãnh Sự Canada và Malaysia tại TP.HCM cùng các đối tác.

Chia sẻ mục đích thành lập liên doanh, ông Mark Goh, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập G-Asiapacific cho biết, Việt Nam đang phấn đấu làm chủ các công nghệ dùng cho điện toán đám mây và đa dạng các loại hình ứng dụng. Lần hợp tác này là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh điện toán đám mây tại ASEAN và Châu Đại Dương của tập đoàn K-One.

Thành lập liên doanh G-AsiaPacific Vietnam cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam - 316147151 1742822712757470 1689675141264045735 n
Ông Mark Goh, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập G-Asiapacific.

Theo mô hình hợp tác này, mỗi bên sẽ tham gia đồng đều và tích cực vào liên doanh, cả hai phía đối tác sẽ tận dụng hết khả năng chuyên môn của mình. Theo đó, Việt Nét sẽ là bên phụ trách phát triển kinh doanh thương mại thông qua mạng lưới trải rộng và bề dày hoạt động của nhà phân phối tại Việt Nam. Trong khi đó, G-AsiaPacific với đội ngũ chuyên gia của mình sẽ hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và khách hàng.

Nhận định về thị trường cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Công ty CP Phân phối Việt Nét cho biết thêm, Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ công nghệ thế giới, cùng điều kiện cơ sở hạ tầng số phát triển mạnh mẽ, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại ASEAN nhờ việc tăng tốc quá trình chuyển đổi số.

Xu hướng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây là không thể đảo ngược. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi ứng dụng lên đám mây không hề dễ dàng. Bằng việc đầu tư vào công ty Liên doanh G-AsiaPacific Vietnam, chúng tôi cam kết mang đến cho các khách hàng ở thị trường Việt Nam một đối tác có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu khu vực Đông Nam Á để tư vấn và triển khai thành công các ứng dụng trên nền tảng đám mây của Amazon và các nền tảng khác. Có lợi thế về nguồn nhân lực mạnh mẽ, liên doanh hoàn toàn đủ năng lực để triển khai từ quy mô lớn đến nhỏ” – ông Hùng khẳng định.

Thành lập liên doanh G-AsiaPacific Vietnam cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam - 316053724 1479781655877021 2324513068660223493 n
Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Công ty CP Phân phối Việt Nét.

Thị trường Việt Nam hiện có hơn 40 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây của các nhà cung cấp lớn nhất thế giới như Amazon Web Service (AWS). Sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel, CMC… cho thấy Việt Nam đang là một thị trường sôi động và đầy tiềm năng. Theo thống kê, nếu xu hướng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây tiếp tục phát triển, thì riêng dịch vụ lưu trữ trên Cloud sẽ phục vụ cho 100 triệu người dùng Internet, tương đương 500 triệu USD. Nếu toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang dùng dịch vụ điện toán đám mây, thị trường sẽ đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2025.

Tập đoàn K-One đang cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến trong hai phân khúc kinh doanh chính là sản xuất điện tử tập trung vào thiết bị y tế/chăm sóc sức khỏe (OEM/ODM/OBM), điện tử tiêu dùng, sản phẩm internet vạn vật (IoT), thiết bị công nghiệp và Điện toán đám mây. Trong khi đó, tiên phong trong lĩnh vực điện toán đám mây, G-AsiaPacific là công ty có quan hệ đối tác chặt chẽ với AWS và các nhà cung cấp lớn khác. Nhà phân phối Việt Nét (thuộc tập đoàn Đầu tư Công nghệ Jolow), ra đời 2011 cung cấp các sản phẩm công nghệ, giải pháp an ninh mạng. Việt Nét có trụ sở chính tại TP.HCM, văn phòng ở Hà Nội, Phnom Penh (Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia), Viêng Chăn (Lào), và đang tiếp tục kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước trong khu vực ASEAN.

Có thể bạn quan tâm
Nền tảng 3DEXPERIENCE: Mô phỏng những giải pháp xây dựng thành phố thông minh

Ngày 23/11, công ty Dassault Systèmes hợp tác cùng AREP cung cấp nền tảng 3DEXPERIENCE để thiết lập các mô phỏng về những giải pháp xây dựng thành phố thông minh đáp ứng theo từng nhu cầu riêng biệt của từng dự án cụ thể tại Việt Nam.

Timo xây dựng nền tảng ngân hàng lõi thuần đám mây trên AWS, mở rộng giao dịch

Theo công bố mới từ Amazon Web Services (AWS), chỉ trong 6 tháng, ngân hàng số Timo Bank đã xây dựng và ra mắt nền tảng ngân hàng lõi thuần đám mây trên AWS, thực hiện chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh và sẵn sàng phục vụ thêm 5 triệu khách hàng mới trong 3 năm tới.

120 triệu người ở vùng sâu vùng xa sẽ được hỗ trợ kết nối với thế giới số

Huawei công bố thực hiện ký cam kết toàn cầu, tham gia liên minh kỹ thuật số Partner2Connect (P2C) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecomunication Union – ITU) với mục tiêu mang lại kết nối cho khoảng 120 triệu người ở vùng sâu vùng xa tại hơn 80 quốc gia vào năm 2025.

Doanh nghiệp cần có sự kết nối giữa các ứng dụng và chiến lược đám mây của mình

Một nghiên cứu mới của Vanson Bourne do VMware tài trợ thực hiện đã chỉ ra rằng, trong khi nhiều tổ chức thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày nay đang vận hành hoàn toàn trên môi trường đa đám mây, một phần lớn trong số họ vẫn chưa có cách tiếp cận chiến lược về đa đám mây một cách phù hợp.

Giải pháp chuyển đám mây từ tình trạng hỗn loạn sang thông minh

Tại sự kiện VMware Explore 2022 Singapore, VMware đã công bố các sản phẩm đổi mới sáng tạo, các giải pháp, dịch vụ mới và những quan hệ hợp tác mở rộng nhằm tăng cường hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa hành trình lên đám mây.

SEENSIO hướng đến trở thành nền tảng kết nối Metaverse

Thông qua bản cập nhật mới, SEENSIO được nhà phát triển cập nhật thêm nhiều công cụ và tính năng mới, giúp người dùng cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể tạo ra Metaverse của chính mình.

Viettel tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bình Phước phát triển hạ tầng nền tảng số

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc về việc tiếp tục phát triển hạ tầng nền tảng số, tư vấn phát triển chính quyền số, kinh tế số và đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương này.

Đừng để vuột mất cơ hội chuyển đổi số

Trên thế giới, người ta xem tự động hóa là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3), còn thông minh hóa là linh hồn của CMCN 4. Về cơ bản, chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.

Google Wallet đã sử dụng được tại Việt Nam, thanh toán qua thẻ Visa 7 ngân hàng

Bắt đầu từ hôm nay, chủ thẻ thanh toán Visa của ACB, Sacombank, Shinhan Bank, TP Bank, Techcombank (áp dụng cho thẻ tín dụng), Vietcombank và VPBank và sẽ có thể thêm thẻ của mình vào Google Wallet.

Tech Awards 2022 mừng 10 tuổi với nhiều đổi mới

Tech Awards là chương trình bình chọn thường niên từ năm 2012 của VnExpress dành cho các sản phẩm và thương hiệu công nghệ nổi bật trong năm tại thị trường Việt Nam.