Sự ảo diệu của nút “like”

Nút like là một nút bấm có tuổi đời thuộc dạng “lão làng” trên Facebook vì nó xuất hiện ngay từ thuở “khai thiên lập địa” của mạng xã hội (MXH) số 1 thế giới này. Với Mắc - cha đẻ của Facebook, có lẽ nút like được sinh ra với một sứ mệnh rất rõ ràng, đó là bày tỏ sự yêu thích, đồng tình của một thành viên này với nội dung do một thành viên khác tạo ra. Thế nhưng rất nhanh sau đó, với sự sáng tạo bất ngờ của nhiều bạn trẻ, nút like đã phát huy những công năng vô cùng “ảo diệu” và tạo ra những tình huống dở khóc dở cười.

Sự ảo diệu của nút “like” -
 

Vô thưởng vô phạt

“Ê nhỏ kia, đã đọc gì chưa mà like tầm bậy vậy?”

“Ờ, chưa. Mà có gì không mày”

“Có cái đầu mày. Tao nói bị giựt đồ, không an ủi thì thôi còn cố tình bấm like cho được?”

“Ủa dzậy hả? Không biết, sorry bạn…”

Những mẩu đối thoại “khó đỡ” thế này xuất hiện vô vàn trên Facebook. Mà lý do chính xuất phát từ việc bấm like theo quán tính. Cứ vào Facebook là phải bấm like, bấm like từ trên xuống dưới, like từ bài viết cho tới còm-men mà không quan tâm chủ nhân Facebook viết gì, không để mắt tới những người tham gia thảo luận đưa ý kiến ra sao.
Những người thế này, được cộng đồng đặt cho một biệt danh rất kêu, đó là chuyên gia… like dạo!

Các bạn “like dạo” xét cho cùng, ngoài việc đôi khi bị “quá có duyên” và like ngập nốt-ti-phai-cây-sừn của bạn bè thì cũng chưa gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Thế nên, số lượng các chuyên gia mảng này cũng gia tăng nhanh chóng và chưa có dấu hiệu ngưng phát triển.

Một số thành viên trên Facebook không theo chủ nghĩa like dạo like bừa, like theo quán tính mà chuyển qua khu vực like… đặt gạch! Tức là họ sẽ đi vòng vòng Facebook của bạn bè, đọc vài ba dòng đầu tiên của post mà thấy hay ho hấp dẫn, hoặc thấy đang có một cuộc tranh luận “tưng bừng khói lửa” thì sẽ… không đọc tiếp hay tham gia thảo luận mà sẽ bấm like “đặt gạch” rồi bỏ “đi săn” tiếp. Mục đích vô cùng đơn giản là để “tối về rảnh sẽ xem sau”.

Đó là 2 công dụng kỳ ảo của nút like được ứng dụng biến hóa từ phía khách. Còn về phía “chủ nhà” cũng có nhiều bạn tự viết tự like tự sướng. Những vị chủ nhà đáng kính này giải thích rằng nội dung mình viết ra hay quá nên viết xong phải like ngay, like gấp, like liền cho nóng! Có lẽ, đến chính những người lập ra Facebook cũng không ngờ đến tình huống nút like được sử dụng theo cách thế này!

Không chỉ thể hiện độ cuồng bản thân bằng việc like tự sướng ở “phây” của chính mình, một số bạn còn tích cực share bài viết lên khắp tường của bạn bè để like tiếp, và nhiệt tình kêu bạn bè bấm like… an ủi!

Trái với những bạn quá tích cực đi kêu gọi thế này, trên Facebook có một số nhỏ thành viên được gọi là hot-facebooker hay influencer, là những người có hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn người nối đuôi theo dõi (follower, subsriber). Họ không cần phải quăng bài viết đi khắp nơi mà mỗi bài họ viết ra đã có một số lượng “fan” đông đảo nằm vùng chờ sẵn để bấm like ủng hộ và để “bóc tem” bài viết.

Thậm chí, có một vài influencer chỉ cần sau khoảng 10 giây đăng bài viết đã có cả trăm người bấm like ủng hộ – số lượng nhiều hơn cả tổng số tất cả các loại like mà một thành viên bình thường làm đủ mọi cách mới có được.

Cũng chính vì một bài viết đưa ra nhận được quá nhiều like và comment ủng hộ nên những bạn influencer này cũng chẳng thể “a còng” để nói chuyện với từng người, trả lời từng mục comment. Thế nên khi này, chính influencer cũng lại phát minh ra một công dụng tiếp theo của nút like đó là like điểm danh. Họ sẽ bấm like cho mọi comment kể cả tích cực hay tiêu cực về bài viết, với ngụ ý nhắn gửi rằng “tôi đã đọc được comment của bạn rồi”. Nhiều bạn thì không biết “tính năng” này của nút like nên hay bị “bé cái nhầm” rồi âm thầm tự sướng, cứ nghĩ được người nổi tiếng đồng tình với quan điểm bình luận của mình trong bài viết.

Nếu đã sử dụng internet, dù biết nhiều hay biết ít, thậm chí không cần biết tiếng Anh cũng khó phủ nhận được một thực tế rằng ai ai cũng được phổ cập nghĩa của chữ like nghĩa là “yêu thích”. Nếu sử dụng Facebook phiên bản tiếng Việt, người dùng cũng không thấy nút like mà được thay bằng nút “thích”. Thế nhưng “đạp trên dư luận”, nhiều bạn chẳng quan tâm nút đó nghĩa là gì. Like chỉ đơn giản là like thôi. Cho nên trong nhiều trường hợp, nút này được hiểu là like phản đối.

Rất nhiều bài báo hay hình ảnh xấu xí của một bộ phận thanh thiếu niên hoặc những vấn đề tiêu cực trong xã hội được các bạn trẻ nhà mình tích cực chia sẻ lên tường. Sau đó, những liên kết, hình ảnh như vậy được mọi người tích cực bấm like. Nhưng rõ ràng, like ở đây không đồng nghĩa với việc yêu thích nhé. Họ đang like để bày tỏ sự phản đối nội dung trong hình đấy!

Tác động xã hội

Ngoài những “tính năng vui” vô thưởng vô phạt như vậy của nút like, thì cũng tồn tại nhiều vấn đề cần suy ngẫm.

Có một nhà báo đã “chua chát” thốt lên rằng “Chưa ở đâu và chưa khi nào người ta tôn sùng và thần thánh hóa nút like trên Facebook như cách mà giới trẻ Việt Nam đang “ảo tưởng”. Các bạn cho rằng có một nút like phép thuật có thể làm được mọi việc trên đời, từ chữa bệnh ung thư, ngăn ngừa động đất, sản xuất ra bánh mì cho trẻ em nghèo ở Châu Phi, giúp tê giác mọc sừng cho đến biến Doreamon thành người thật, mang thần tượng Hàn Quốc tới Việt Nam, giúp cha mẹ sống lâu trăm tuổi hay like trên mạng xã hội này để đòi đóng cửa một mạng xã hội khác”.

Nhận xét này không phải là không có lý. Nếu đã là cư dân của “Quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới này, đã không ít lần bạn nhận được những lời kêu gọi kiểu như “Em bé trong hình này thật hết sức đáng thương, hãy nhấn like ủng hộ. Mỗi like của các bạn sẽ được Facebook/Yahoo/Google/MSN đóng góp 200đ vào Quỹ chống đói của Liên hiệp Quốc để giúp trẻ em nghèo Châu Phi”.

Nếu lần tới nhận được một lời “khẩn cầu” như vậy, hãy khoan bấm like và hỏi lại chủ nhân Facebook đó nguồn gốc của thông tin.

Sở dĩ chúng ta nên có sự cẩn trọng như vậy vì trong thực tế, vẫn có rất nhiều tổ chức Phi chính phủ, các nhóm từ thiện, hoạt động xã hội sử dụng MXH để quyên tiền cho các dự án mà họ đang triển khai. Trong trường hợp ấy, cách làm thông thường nhất sẽ là lập một fanpage cho nhà tài trợ và nhờ mọi người bấm like trang đó để nhận tiền ủng hộ. Tuy nhiên, việc like từ thiện như vậy sẽ được thể hiện qua uy tín của tổ chức kêu gọi, các cách thức xác minh kiểm tra thông tin và uy tín của nhãn hàng. Sẽ không có việc bạn like vu vơ một tấm hình trôi nổi nào đó trên cách Facebook cá nhân để mong Google hay Facebook quan tâm để ý rồi quyên tiền cho từ thiện được.

Trong dòng chảy ồn ào của đời sống ảo trên Facebook, vẫn có những lúc mà việc bấm like của cư dân mạng trở nên vô cùng ý nghĩa, dù cái mà họ đóng góp chỉ là 1 giây click chuột.

Câu chuyện cảm động về việc like tìm cha qua Facebook của anh Nguyễn Quốc Anh, 27 tuổi, hiện sống ở TPHCM khiến cho rất nhiều người phải ngạc nhiên về “sức mạnh” kết nối cộng đồng của các MXH hiện nay. Vì sau khi thử đăng tin tìm người nhà trên báo chí, truyền hình và radio mà không hiệu quả, Nguyễn Quốc Anh mới “thuận lòng” để bạn bè giúp sức phát tán thông tin trên Facebook.

Bài viết sau đó đã được cư dân mạng tích cực share và like để phát tán thông tin. Chỉ sau đó 3 ngày, một thành viên trên Facebook ở Biên Hòa đã liên hệ báo tin và Nguyễn Quốc Anh thực sự tìm thấy và cha con đoàn tụ.

Hay mới đây, trên fanpage của chương trình từ thiện Ngày Hạnh Phúc đăng tải thông tin “tố” ca sĩ Ngọc Anh hứa lèo việc gửi tiền làm từ thiện đã khiến cộng đồng mạng một phen dậy sóng.

Theo đó, cô ca sĩ đất mỏ có cam kết sẽ trao tặng số tiền 3 triệu đồng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn phải kiếm sống ngoài đường trong thời gian nửa đêm về sáng. Tuy nhiên đến… tròn 1 năm sau, số tiền được Ngọc Anh hứa vẫn “chưa bao giờ xuất hiện”. Dù trước đó cả năm trời, Ban tổ chức đã không dưới 4 lần “nhắc nhở” nhưng ca sĩ vẫn nhất quyết không chịu trả.

Sau khi bài viết được đăng lên, ngay lập tức cộng đồng mạng đã phản ứng bằng cách truyền tay nhau chia sẻ bài viết đi khắp mọi nơi và kêu gọi bấm like tẩy chay việc làm thiếu thiện tâm của ca sĩ đất mỏ Quảng Ninh. Dưới sức ép của dư luận, chỉ sau đó 2 ngày, Ngọc Anh đã phải mở hầu bao thực hiện lời hứa của mình

Like có ý thức

Mạng xã hội là một không gian ảo nhưng rõ ràng đã có tác động rất thật và chi phối nhiều hoạt động trong đời sống. Với sự kết nối và lan tỏa cực nhanh, Facebook đã dần trở thành một kênh truyền tin hàng đầu thế giới với ưu thế tuyệt đối mà các kênh truyền thông chính thống không theo kịp.

Bạn hãy thử hình dung, trung bình mỗi người chỉ cần có 500 người bạn trên Facebook, thì một bài viết “tố” Ngọc Anh quỵt tiền từ thiện nhận được khoảng 400 chia sẻ, 5.000 người bấm like và 300 bình luận sẽ được viral tới (400+5000+300)x500 là khoảng gần 3 triệu người chỉ sau có 2 ngày.

Tức là mỗi khi click vào 1 nút like, bạn đang không chỉ bày tỏ quan điểm đồng tình hay phản đối với chủ nhân bài viết, mà còn đang gián tiếp cất tiếng nói của bạn lên trước toàn thể công luận cư dân khoảng 1 tỉ người trên Facebook và trực tiếp với toàn bộ những người trong danh sách “bạn bè” của mình. Việc bày tỏ quan điểm như vậy có thể tạo ra nhiều hiệu ứng mà chính bạn không ngờ tới. Vì thế, hãy like có ý thức như thể hiện thái độ cẩn trọng và tự coi trọng quyết định của mình trước khi “hạ phím”.



Nguyễn Ngọc Long (Blogger Truyền thông xã hội)
Tin học & Nhà trường tháng 1&2.2013

9 phần mềm chỉnh sửa video miễn phí tốt nhất

Tuyển chọn những phần mềm chỉnh sửa video miễn phí tốt nhất hiện nay cho bạn lựa chọn tùy theo sở thích và mục đích sử dụng.

Say với đồ handmade

Xuất hiện từ khoảng hơn 2 năm trước, thuật ngữ cùng xu hướng sử dụng đồ handmade nay đã trở nên quá thân quen với giới học sinh, sinh viên. Đây thực sự không còn là một trào lưu mà là một cuộc chơi đầy sáng tạo, đậm chất nghệ sĩ và cá tính.

Khi nào cần cập nhật driver máy tính

Có một số nguyên tắc đáng giá mà bạn cần nhớ khi muốn cập nhật driver (trình điều khiển) cho máy tính. Đó là không hư không sửa, dùng driver thích hợp do Windows hay hãng sản xuất cung cấp.

Đường truyền kéo Trường Sa gần với đất liền

Ngày 13/1/2013 tại Bệnh viện 175, TPHCM, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đỗ Năng Tĩnh, Ban quản lý dự án CNTT Quân y Tổng cục Hậu cần đã tổ chức nghiệm thu hệ thống Telemedicine chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa – kết nối giữa Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn và Bệnh viện 175. Hệ thống hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng sẽ là công cụ trợ giúp hữu hiệu để nâng cao chất lượng khám bệnh và điều trị cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo, ngư dân đánh bắt xa bờ; là biểu hiện cụ thể sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe lực lượng trực tiếp giữ đảo; là nguồn động viên to lớn với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa yên tâm bảo vệ và giữ gìn biển đảo tổ quốc.

Google Map trên iPhone lần đầu tiên được cập nhật

Một số tính năng và cài đặt được Google chỉnh lại trên bản đồ trực tuyến của hãng, tuy nhiên, phiên bản dành cho iPad vẫn chưa xuất hiện và một số dịch vụ vẫn chưa dùng được ở Việt Nam.

Mẹo chụp ảnh siêu tốc trên iPhone/iPad

Với sự trợ giúp của ứng dụng Fast Camera, người dùng iPhone/iPad đã có thể chụp liên tục 800 bức ảnh sau chỉ một lần chạm.

Chrome nâng cấp trên tất cả nền tảng hệ điều hành

Phiên bản dành cho iOS và Android có những tính năng mới thú vị trong khi Windows và Linux chủ yếu sửa lỗi và cập nhật khả năng bảo mật.

“Mã độc” mới quấy rối người dùng Facebook Việt

Gần đây, người dùng Facebook Việt thường gặp phải những mẩu thông báo vừa được thêm vào một nhóm nào đó và liên tục bị “dội bom” thông báo từ các nhóm này. Để xử lý, người dùng nên sử dụng tính năng “leave group” và không làm theo các thông báo nếu chưa hiểu rõ.

MiniDuke – kẻ gián điệp trong cơ quan chính phủ

Kaspersky Lab vừa công bố kết quả nghiên cứu, phân tích chương trình độc hại mới MiniDuke được thiết kế với mục đích gián điệp ở các tổ chức, cơ quan chính phủ trên thế giới.

Mách bạn cách luyện ngoại ngữ siêu tốc trên iPhone/iPad

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì chỉ cần một chiếc iPhone/iPad được kết nối mạng là người sử dụng đã có thể tiếp cận với một khoá học ngoại ngữ với hiệu quả cao.