Câu trả lời ngắn gọn là có, một chiếc Smart TV có thể bị nhiễm virus và phần mềm độc hại. Hầu hết chúng ta không nhận ra các thiết bị thông minh quanh nhà cũng dễ bị nhiễm virus và phần mềm độc hại như điện thoại và máy tính.
Trên thực tế, năm 2019, hai thương hiệu TV khác nhau đã được báo cáo đã bị nhiễm phần mềm độc hại và virus trên Smart TV của họ.
Làm thế nào để virus xâm nhập vào Smart TV?
Trong một tweet (đã được gỡ xuống sau đó), Samsung khuyên người dùng Smart TV của họ nên quét TV để tìm các mối đe dọa bảo mật và virus. Điều này ngay lập tức khiến nhiều người tự hỏi liệu TV từ công ty này có bị hack hay một điều gì đó xấu đã xảy ra hay không.
Một ví dụ khác là phần mềm độc hại đã tấn công Amazon Fire TV khiến người dùng có nguy cơ bị nhiễm virus biến TV của họ thành công cụ đào tiền ảo. Trong thực tế, phần mềm độc hại không nhắm mục tiêu cụ thể vào các thiết bị Fire TV mà thay vào đó chúng tấn công vào hệ điều hành Android trên thiết bị.
Những nguyên nhân khiến TV của người dùng có thể bị nhiễm virus bắt nguồn từ hành động tải ứng dụng bên ngoài, cắm thẻ USB bị nhiễm độc vào TV hoặc tập tin cài đặt được thay thế bằng mã độc tống tiền. Bên cạnh đó, các tính năng tích hợp như micro trên TV cũng có thể bị xâm phạm và được sử dụng để nghe lén các cuộc hội thoại của người dùng.
Có nên lo lắng không?
Mặc dù việc nhiễm virus trên Smart TV có vẻ như là điều khiến mọi người lo lắng nhưng không hoàn toàn như vậy. Chúng không phổ biến vì không dễ tạo ra virus hoạt động trên TV. Nhiều TV đi kèm với một số tính năng gốc khiến các nhà phát triển khó tạo ra phần mềm độc hại và việc lây nhiễm thành công vào TV cũng không đơn giản.
Bởi lẽ, một số điều kiện phải được đáp ứng trước khi tin tặc có thể tấn công vào TV. Ví dụ: nếu tính năng sửa lỗi ADB trên Smart TV được bật, tin tặc cần phải sử dụng cùng mạng với mạng mà TV đang sử dụng và phải chiếm quyền điều khiển DNS hoặc truy cập vào đường dẫn mạng. Nguyên nhân của việc này vì hệ điều hành trên TV được thiết kế theo cách không thể ghi mã vào hệ thống chip của Smart TV. Mã này chỉ đọc được, có nghĩa là chỉ có hệ điều hành TV mới có thể đọc để TV hoạt động bình thường. Do đó, nhà phát triển phần mềm độc hại sẽ phải viết lại mã đó để khi phần mềm độc hại lây nhiễm TV có thể root và sao chép hoặc khai thác tài nguyên.
Ngoài ra, để cập nhật firmware diễn ra trên Smart TV, chúng yêu cầu chữ ký điện tử. Vì lý do này, phần mềm độc hại không thể root trong TV ngay cả khi chúng được đặt trong bộ nhớ của TV. Sau khi cập nhật firmware, phần mềm độc hại sẽ được gỡ bỏ cùng với mã mà bản cập nhật đã thay thế.
Tuy nhiên, nếu Smart TV bị nhiễm phần mềm độc hại hoặc virus, chúng sẽ chặn quyền truy cập vào các cài đặt cấu hình hoặc tập tin của TV. Chúng cũng có thể gây ra sự quá tải cho điện áp của TV, nhưng điều đó có thể cần phải rất nhiều nỗ lực, đó là lý do tại sao người viết phần mềm độc hại không tạo phần mềm độc hại vốn không thể gây ra nhiều thiệt hại cho các thiết bị.
Cách diệt virus trên Smart TV
Mặc dù Smart TV có vẻ khó bị lây nhiễm nhưng điều đó không có nghĩa là không có nguy cơ. Trên thực tế, nhiều thương hiệu Smart TV đã bị phát hiện có nguy cơ bị hack từ xa, cho phép tin tặc kiểm soát TV và thậm chí cài đặt virus hoặc phần mềm độc hại dựa trên các lỗi bảo mật nhất định.
May mắn là người dùng vẫn có thể bảo vệ Smart TV của mình nếu cảm thấy lo lắng về việc Smart TV có thể bị nhiễm virus, phần mềm độc hại hoặc hack bằng cách thực hiện một số bước phòng ngừa:
Mặc dù rất hiếm khi Smart TV bị nhiễm phần mềm độc hại nhưng thiết bị không hoàn toàn không có rủi ro. Nếu lo lắng rằng Smart TV có thể hoặc đã bị nhiễm phần mềm độc hại, người dùng có thể thực hiện thiết lập lại từ đầu để đưa mọi thứ trở về trạng thái mặc định của nhà sản xuất.
An Nhiên
V-Com là dịch vụ tích hợp các dịch vụ số gồm: VNPT iOffice (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử), VNPT e-Cabinet (Phòng họp không giấy tờ), VNPT Meeting (Hội nghị Truyền hình), VNPT CA (Chứng thực chữ ký số công cộng) và VNPT Ký số được ưu đãi đến 90% nhân mùa dịch.
Sau gần 4 năm cung cấp truy cập internet miễn phí cho người dân ở các nước đang phát triển, Google có kế hoạch đóng cửa chương trình Station của mình.
Zalo chính thức ra mắt chatbot “Phòng chống virus Corona”, cho phép kiểm tra khu vực lây nhiễm virus và cập nhân thông tin chính thống bằng thao tác đơn giản trên điện thoại.
“Chuyến Xe Hẹn Giờ” (Advance Booking) bắt đầu triển khai thử nghiệm tại Hà Nội, Đây là tính năng cho đặt trước chuyến đi GrabCar tối đa 7 ngày.
Không lâu sau khi Google AI giới thiệu hệ thống giúp cải thiện sàng lọc ung thư vú, giờ đây công ty tiếp tục đưa mạng lưới nơ-ron thần kinh tích chập (CNN) trong việc dự báo lượng mưa hiện tại.
Chỉ cần bật ứng dụng chat Zalo lên, 100 triệu người dùng của ứng dụng này có thể: chuyển tiền cho bạn bè, người thân, gia đình ngay trong khung chat, lì xì trong nhóm chat và tính năng thanh toán, qua ví điện tử ZaloPay.
Vụ việc lộ clip nóng của ca sĩ Văn Mai Hương như hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trước các camera an ninh. Câu hỏi là lỗi bảo mật camera, sự ác ý trục lợi của kỹ thuật viên, sự tấn công cố tình của hacker hay sự bất cẩn của người dùng… mới là lý do chính yếu để dữ liệu riêng tư bị phơi bày?
Diễn ra trong hai ngày 14 và 15/12, Zalo AI Hackathon với đề bài phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” đã thu hút sự tham gia của hơn 150 kĩ sư trí tuệ nhân tạo Việt Nam và có những giải pháp hiệu quả.
OPPO trong xu hướng trở thành một công ty công nghệ, có hệ sinh thái riêng chứ không chỉ bó mình trong nhận diện là nhà sản xuất smartphone, đã ra mắt loạt sản phẩm IoT và phụ kiện khá chất.
Trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc Cốc tại Việt Nam công bố mức tăng trưởng về người dùng và doanh thu của Cốc Cốc Đọc Tin (ra mắt với tên gọi Newtab 4.0). Sản phẩm này được ra mắt vào tháng 3 vừa qua và là kết quả hợp tác giữa Cốc Cốc và Yandex, công ty Internet châu Âu.