Siêu máy tính nghiên cứu Covid-19, được chế tạo chỉ trong 3 tuần

Siêu máy tính Selene dùng để nghiên cứu Covid-19, được chế tạo chỉ trong 3 tuần. Ảnh: @Hpcwire.

Trong vòng chưa đầy một tháng giữa đại dịch Covid-19 toàn cầu, một nhóm kỹ thuật của Tập đoàn Nvidia đã lắp ráp xong chiếc siêu máy tính chạy nhanh thứ bảy thế giới.

Tập đoàn phát triển chip công nghệ và xử lý đồ họa Nvidia công bố thông tin rằng, họ đã chế tạo thành công một siêu máy tính mới chạy nhanh thứ 7 trên thế giới, dùng để nghiên cứu dịch bệnh Covid-19, nhưng điều đặc biệt là thiết bị này được chế tạo chỉ vỏn vẹn trong 3 tuần.

Được biết, siêu máy tính này có tên Selene, được chế tạo dựa trên nền tảng DGX A100 thế hệ thứ tư để nghiên cứu các cách ngăn chặn Covid-19, bằng cách nghiên cứu, tính toán giải quyết các vấn đề xung quanh các khái niệm như kết nối protein và hóa học lượng tử. Đây là chìa khóa quan trọng để hiểu rõ hơn về sự phát triển của dịch bệnh Covid-9, cũng như tìm ra phương pháp chữa trị tiềm năng nhất sớm có trong tương lai. 

Hiện Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Chicago đang dùng Selene để nghiên cứu sứ mệnh ở trên.

Siêu máy tính nghiên cứu Covid-19, được chế tạo chỉ trong 3 tuần - may tinh 1
Siêu máy tính Selene dùng để nghiên cứu Covid-19, được chế tạo chỉ trong 3 tuần. Ảnh: @Hpcwire.

Ngoài ra, hệ thống này cũng áp dụng để nghiên cứu, phân tích dữ liệu trong lĩnh vực ô tô, chăm sóc sức khỏe và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Nó có thể thực hiện hàng nghìn công việc mỗi tuần, thường xuyên đồng thời cùng nhau. Thậm chí, nó còn chạy phân tích dữ liệu AI, học máy truyền thống và vận hành cùng các ứng dụng HPC.

Nvidia cho biết, Selene hoạt động dựa trên kiến trúc DGX SuperPOD tiên tiến nhất của hãng hiện này. Đây là một nền tảng mới được phát triển tích hợp trí tuệ thông minh nhân tạo để giải quyết khối lượng công việc, dữ liệu lớn đã được công bố vào đầu năm nay.

Về cấu trúc, nền tảng DGX SuperPOD kết hợp tám đơn vị xử lý đồ họa A100 mới nhất của Nvidia, được thiết kế đủ để xử lý khối lượng công việc phân tích dữ liệu lớn, cũng như tính toán khoa học và đồ họa, dữ liệu điện toán đám mây.

Điểm cộng cho siêu máy tính này đó là việc chế tạo vỏn vẹn chỉ trong 3 tuần là hoàn thành, dù đang giữa đại dịch thế nên đây không phải là điều dễ dàng, nhưng Nvidia cho biết trong một bài đăng trên blog rằng, họ có thể rút ra kinh nghiệm trước đó về việc ghép các siêu máy tính dựa trên hệ thống DGX-2 cũ hơn của mình để cải thiện, tăng tốc thiết kế xây dựng thiết bị mới này.

Những kinh nghiệm đó đã dạy cho Nvidia một số bài học khó hơn về cấu trúc mạng, lưu trữ, nguồn điện và nhiệt điện cũng như cách hiệu quả nhất để ghép các thành phần cần thiết đó lại với nhau, để tạo ra một cỗ máy siêu máy tính dành riêng cho nghiên cứu khoa học.

Siêu máy tính nghiên cứu Covid-19, được chế tạo chỉ trong 3 tuần - may tinh 2
Ảnh minh họa: @Medicalexpo.

Để chế tạo, có hàng chục kỹ sư chia thành các nhóm để đảm nhiệm công việc lắp ráp, kiểm ra, nhóm thử vận hành thống siêu máy tính.

Chiến thuật của Nvidia là sử dụng các đội kỹ sư chuyên dụng, cứ hai người một nhóm để mở hộp và lắp ráp các linh kiện bộ phận thuộc hệ thống DGX SuperPOD lại với nhau, và các nhóm này phải làm việc theo ca riêng biệt, suốt ngày đêm, để tránh nhầm lẫn.

Các nhóm kỹ thuật hầu như được hỗ trợ bởi các quản trị viên, các chuyên viên xác thực hệ thống cáp từ xa, nhóm kiểm tra 20 mô-đun hệ thống…

Hiện sau khi hoàn thành, đánh giá sơ bộ về Siêu máy tính Selene, các chuyên gia tạo Đại học Florida hy vọng thiết bị này có thể kết nối, và cấp nguồn hoạt động cùng với siêu máy tính HiPerGator hiện có của họ để tiếp tục phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Hiện Siêu máy tính Selene có thể giao tiếp với các nhà điều hành của nó thông qua kênh hệ thống Slack, để báo cáo bất kỳ sự cố nào như phần cứng bị trục trặc hoặc cáp lỏng lẻo xảy ra trong bộ máy.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chế tạo thêm một robot dịch chuyển lên xuống quanh hệ thống Siêu máy tính Selene để giúp theo dõi việc vận hành hệ thống từ xa qua camera và micrô của robot.

Hiện Selene từng đứng vị trí thứ 7 trong danh sách TOP500 siêu máy tính chạy nhanh nhất thế giới. Cũng vào tháng 7 vừa qua, nó thiết lập kỷ lục mới trong tất cả tám bài kiểm tra hệ thống về hiệu suất đào tạo AI trong các điểm chuẩn MLPerf mới nhất.

Huỳnh Dũng – Theo Siliconangle

Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ để tồn tại

Theo thông tin của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Business – SMBs) đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Châu Á với hơn 90% doanh nghiệp thuộc nhóm này và họ chiếm hơn một nửa lực lượng lao động. Bên cạnh đó, SMBs cũng là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Công nghệ AI sẽ giúp đối phó với các đại dịch tương lai ra sao?

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tàn khốc đối với thế giới ở nhiều phương diện, lĩnh vực thậm chí cả tính mạng con người.

Dễ dàng tra cứu hành trình các bệnh nhân COVID-19 ở Đà nẵng trên Zalo

Tài khoản Zalo 1022 Đà Nẵng thiết lập phím chức năng COVID-19, tích hợp tính năng tra cứu thông tin dịch tễ, hành trình di chuyển của những ca mắc virus SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Samsung Family Hub chính thức bán tại Việt Nam kèm nhiều ưu đãi

Samsung Family Hub không chỉ là trung tâm điều khiển cho ngôi nhà thông minh (smart home) mà còn là trung tâm giải trí đa phương tiện, trung tâm kết nối các thành viên trong gia đình. Máy vừa được Samsung chính thức bán thị trường Việt với nhiều ưu đãi.

Ngôi nhà thông minh Samsung, hiện thực sự tiện nghi từ mọi thiết bị gia dụng

Không chỉ có không gian giải trí hiện đại với Smart TV 4K, ngôi nhà Samsung còn rất tiện dụng và thông minh với bộ sưu tập thiết bị gia dụng Samsung Elite mới nhất.

Ứng dụng Pulse by Prudential cho tư vấn sức khỏe miễn phí với bác sĩ

Từ nay đến hết ngày 31/08/2020. Người dùng sau khi tải miễn phí ứng dụng Pulse, đăng ký tài khoản thành công và hoàn thành bài “Đánh giá toàn diện” 15 phút sẽ được các bác sĩ tư vấn sức khỏe riêng, miễn phí.

ViewSonic cung cấp miễn phí myViewBoard Entity cho giáo dục

Sau thời gian cũng cấp miễn phí myViewBoard cho các trường học trên toàn cầu từ tháng 3/2020 để chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, ViewSonic tiếp tục cung cấp miễn phí gói dịch vụ myViewBoard Entity cho tất cả cơ sở giáo dục thường xuyên.

Nuôi tôm thời công nghệ số

Nuôi tôm ở nước ta là một nghề đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ nếu trúng thì trúng đậm còn thua thì thua trắng, nhất là nuôi kiểu truyền thống. Dần dần, người ta rút kinh nghiệm, cải tiến, áp dụng nguyên lý tuần hoàn và thu được kết quả khá hơn. Gần đây, sự góp mặt của công nghệ số giúp hiểu ra nhiều chuyện mà trước kia không hình dung được vì thiếu thông tin. Nuôi tôm kiểu công nghệ số đạt tới đỉnh cao của nghề nhưng không đơn giản và không phải ai cũng làm được.

Xiaomi ra mắt loạt sản phẩm trong hệ sinh thái AioT

Ngày 15/7, Xiaomi chính thức ra mắt các sản phẩm trong hệ sinh thái AioT của hãng tại một sự kiện diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Ứng dụng Go!Bus: kết nối xe buýt với Grab

Ngày 10/7, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan chính thức ra mắt ứng dụng Go!Bus trên hai hệ điều hành di động Android và iOS.