Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT thế hệ mới bỏ sử dụng khí nhà kính SF6 sang tận dụng không khí tinh khiết và công nghệ đóng cắt chân không, cho phép người dùng khai thác tối đa tính năng kỹ thuật số để mở khóa dữ liệu.
Đây là phiên bản thân thiện môi trường hơn của dòng thiết bị đóng cắt SM6 truyền thống và phổ biến nhất của Schneider Electric dành cho nguồn điện thứ cấp.
Công nghệ cải tiến Shunt Vacuum Interruption (SVI)™ đóng cắt bằng chân không kết hợp công nghệ cách điện bằng không khí tinh khiết, được Schneider Electric công bố lần đầu tại Hội thảo Quốc tế về Phân phối điện (CIRED) và Tuần lễ Tiện ích công châu Âu năm 2019. Liên tục sau đó, công ty đã báo cáo nhiều dự án thí điểm thành công tủ đóng cắt trung thế không sử dụng SF6 trên cả hai lĩnh vực tiện ích công và tư nhân. Các hãng điện lực thử nghiệm thành công phải kể đến E.ON ở Thụy Điển, GreenAlp ở Pháp và EEC Engie ở New Caledonia, ghi nhận nguồn điện lớn được cấp thường xuyên hơn, kể cả trong mạng điện cục bộ phục vụ các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Gần đây, thiết bị đã được thiết kế riêng cho các thị trường điện thứ cấp, bước đầu ra mắt ở một số khu vực thuộc châu Á và châu Âu.
Ưu điểm lớn khác của thiết bị là doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi từ SM6 sang SM AirSeT với công nghệ thân thiện với môi trường hơn mà không gây lãng phí. SVI kết hợp không khí sạch cho phép thiết bị loại bỏ SF6 mà vẫn duy trì lợi thế kích cỡ nhỏ gọn.
Sản phẩm cung cấp bộ chức năng toàn diện, bao gồm cầu chì chuyển mạch không có SF6 – giải pháp cải tiến ưu tiên trong lắp đặt tòa nhà và cơ chế hoạt động đáng tin cậy của thiết bị truyền thống dùng SF6. Đến nay, Schneider Electric đã lắp đặt hơn 1,5 triệu ngăn tủ SM AirSeT trên toàn thế giới.
Ngoài ưu điểm không có SF6, Schneider Electric cũng nhấn mạnh thêm về lợi ích từ nhiều công nghệ số hóa có thể trang bị cho tủ đóng cắt trung tế mới. Chẳng hạn, các cảm biến giám sát trạng thái nhằm phục vụ kế hoạch quản lý tài sản, dự đoán và phòng ngừa bằng cách cung cấp dữ liệu cho công cụ phân tích được cung cấp bởi nền tảng kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric.
Bệnh viện Udon Thani (Thái Lan) đã ứng dụng giải pháp in ấn và quét mã của Zebra để số hóa quy trình đăng ký khám chữa bệnh vốn đang được thực hiện thủ công của họ. Giải pháp này đã giúp bệnh viện tăng hiệu suất và độ chính xác lên đến 20%, đồng thời giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam có cơ hội tham gia cuộc đua toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, công nghệ giọng nói đang tạo những dấu ấn mới trong kỷ nguyên AI tại Việt Nam.
Ngày 21/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025.
Bách Hóa Xanh và MoMo vừa chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên tích hợp thanh toán tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Mỏ khai khoáng của Tập đoàn Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km được Huawei hỗ trợ mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G.
Công ty Cổ phần VNG chính thức khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Freeform hiện được cung cấp miễn phí trên mọi iPhone, iPad và Mac hỗ trợ iOS 16.2, iPadOS 16.2 hoặc macOS Ventura 13.1.
14/12/2022 tại Hà Nội, Quỹ Saemaul đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ký biên bản ghi nhớ nhằm phổ biến Phong trào Saemaul và thúc đẩy số hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ngày 12/12/2022, TV360 – ứng dụng do Viettel Telecom phát triển chạm mốc 10 triệu người dùng trong tháng và bứt phá lên vị trí dẫn đầu các ứng dụng truyền hình trong nước.
Ngày 8/12/2022, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 đã được khai mạc tại sân bay Gia Lâm – Hà Nội. Triển lãm quy tụ 170 đơn vị tham gia trưng bày các sản phẩm quân sự và dân sự phục vụ an ninh quốc phòng đến từ 30 quốc gia.