Tại chuỗi hội nghị thượng đỉnh đổi mới toàn cầu “Innovation Summit World Tour 2022”, Schneider Electric cũng đưa ra các cách tiếp cận và giải pháp để giải quyết hữu hiệu 3 vấn đề lớn của thế giới hiện nay.
Chuỗi hội nghị “Innovation Summit World Tour 2022” dành cho khách hàng sẽ diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2022 trên nền tảng số. Tại đây, Schneider Electric sẽ giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới, phần mềm và dịch vụ sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề môi trường và xã hội phát sinh do cuộc khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu.
Mở đầu bài phát biểu khai mạc chuỗi hội nghị, ông Jean-Pascal Tricoire, Chủ tịch kiêm CEO Schneider Electric nhấn mạnh rằng: “Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Giữa bối cảnh khủng hoảng gia tăng, chúng ta cần hiểu rõ hơn nữa về hành trình đang đi và đích đến sẽ tới. Nhu cầu năng lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng kỷ lục lên gấp 3 lần trong vòng 30 năm tới, do đó, chúng ta buộc phải hành động ngay và ứng dụng mọi thành tựu công nghệ sẵn có để tăng tốc điện khí hóa, số hóa và theo đuổi phát triển bền vững.”
Trong khuôn khổ của hội nghị, Viện Nguyên Cứu Schneider Electric lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu định lượng, chứng minh được tiềm năng to lớn của các công nghệ hiện hữu. Các công nghệ này, nếu được kết hợp triển khai đồng bộ và hiệu quả, sẽ giảm đến 2/3 mức phát thải carbon vào năm 2030, đồng thời tiết kiệm lên tới 70% mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà.
Liên tiếp nhiều năm qua, Schneider Electric không ngừng triển khai kết hợp các công nghệ hiện hữu để giảm thiểu lãng phí năng lượng, đầu tư vào năng lượng tái tạo, điện khí hóa và số hóa các hệ sinh thái năng lượng nhằm đảm bảo rằng tất cả các giải pháp này được triển khai hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao và nhiều lợi ích khác cho nhân loại.
Nối tiếp loạt sự kiện thành công ở Mỹ, UK, Argentina, Trung Đông và Châu Phi, Singapore, Trung Quốc và Bỉ, chuỗi hội nghị “Innovation Summit World Tour 2022” sẽ được tổ chức lần lượt tại Indonesia vào 2-3/11; Hongkong vào 8/11 và tại Việt Nam vào 6-7/12/2022
Dịch vụ Synology C2 đem đến cho doanh nghiệp một nền tảng tập trung được tất cả dữ liệu dữ liệu cũng như đơn giản hóa việc quản lý CNTT.
Từ ngày 5/9/2022, mọi thanh toán tại căng tin trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM đều đã được số hóa và người dùng hoàn toàn không cần sử dụng tiền mặt khi giao dịch.
Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới 2022 đã và đang diễn ra ở TPHCM, kết nối hàng ngàn nhà bán hàng Việt Nam và khai phá tiềm năng gia nhập sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp Việt.
Ngày 30/10 tại Đà Nẵng, Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin 2022 – 2023” (Education Exchange Vietnam) do Microsoft Việt Nam tổ chức hằng năm với sự đồng hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức được phát động, nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học và quản lý nhà trường.
Giải pháp SITS: Vision do tập đoàn Tribal cung cấp sẽ được trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV) ứng dụng trong việc xây dựng nền tảng mới, tái thiết lập hoàn toàn hệ thống quản lý sinh viên của trường.
AquaEasy vừa công bố hợp tác với Tập đoàn Grobest giới thiệu các giải pháp công nghệ tiến tiến giúp cải thiện chất lượng, tăng lợi nhuận của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam.
Giải pháp RuralLink (Kết nối Nông thôn) được Huawei đưa ra tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu 2022 (MBBF2022).
Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.
Trải qua 5 lần tổ chức, chương trình Zalo AI Challenge năm nay nâng tổng giá trị giải thưởng lên 15,000 USD. Trong đó, 3 đội quán quân tương ứng với 3 bảng thi đấu sẽ nhận được phần thưởng 3,.00 USD/giải, 3 đội á quân sẽ giành về 1.500 USD/giải.
Ngày 26/10/2022, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số đến năm 2025 nhằm huy động nguồn lực trí tuệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; kết nối liên thông đa chiều, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.