Samizdat trên thế giới mạng

Ngày nay, những người có sự am hiểu nhất định về sử dụng mạng internet đều biết rằng việc tự xuất bản, lưu hành một tác phẩm dưới dạng eBook chỉ qua vài thao tác click. Và thế giới những bản thảo cho đến các cuốn sách hoàn chỉnh đang “sống” trên các thư viện mạng, các nhà sách điện tử là vô thiên lủng và khó ngăn chặn.

Thực ra, phương thức xuất bản phi chính thức đã có từ xa xưa, nhất là khi công nghệ in ấn còn kém phát triển và trong những xã hội chuyên chế, việc “cung đình hoá” văn hoá, học thuật còn nặng nề.

Người Nga gọi phương thức xuất bản này là samizdat. Gương mặt tiêu biểu cho trào lưu samizdat là nhà văn đoạt giải Nobel Văn học 1970, Aleksandr I. Solzhenitsyn (1918 – 2008), tác giả của một loạt tác phẩm được giới phê bình đương thời đánh giá cao song không được xuất bản công khai trên quê hương: Tầng đầu địa ngục, Khu ung thư, Quần đảo GULAG hay Bánh xe đỏ. Hầu hết những tác phẩm của ông đều được “lưu hành” theo hình thức samizdat (sam: tự thân; izdat: xuất bản, tức người đọc tự nhân bản rồi truyền tay nhau – theo giải thích của Đào Tuấn Ảnh trong lời tựa cuốn Một ngày của Ivan Denisovich, NXB Văn Học, 2011).

Trong phần chú giải bản dịch tiếng Việt bài viết Không sống bằng dối trá của Solzhenitsyn, dịch giả Phạm Ngọc cũng có giải thích khái niệm samizdat như sau: “Samizdat (nghĩa đen là tự xuất bản): trào lưu văn học ngầm, xuất bản tự do, không được in mà chỉ tồn tại dưới dạng viết tay hoặc đánh máy, lưu hành trong giới trí thức Nga sau khi Khrushov lên nắm quyền, và mở ra thời kỳ tương đối tự do hơn trong văn nghệ. Các tác phẩm như Tầng đầu địa ngục của Solzhenitsyn, Bác sĩ Zhivago của B. Pasternak… là các ví dụ của trào lưu văn học này”.

Tuy nhiên, với trường hợp Pasternak cũng có chuyên gia cho rằng, do có dính dáng đến vấn đề chính trị, nên tác phẩm Bác sĩ Zhivago được xuất bản lần đầu ở Ý trước khi ấn hành tại Nga, nên phải dùng một từ khác thay thế, đó là: ramizdat (nôm na là: xuất bản ở bên kia). Như vậy, có thể hiểu, ramizdat là trường hợp “tập hợp con” của phương thức xuất bản tự do – samizdat.

Samizdat trên thế giới mạng -


Trước đó, thế giới cũng đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ tương tự ở khu vực văn chương Iran. Tác phẩm Buf-e Kur (Con cú mù, bản dịch tiếng Việt của Hà Vũ Trọng, Phương Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2012) của nhà văn Sadegh Hedayat (1903 – 1951) cũng bị chế độ độc đoán Riza Shah ngăn cản xuất bản tại Iran, cho nên ấn bản ronéo đầu tiên của nó xuất hiện vào năm 1936 tại Bombay, Ấn Độ. Về sau, tác phẩm này có được xuất hiện một cách chính thức tại Iran, song nó luôn “gặp trục trặc” với nhà cầm quyền.

Và ngày nay

Không cần phải đến các tiệm in, photo hay ngồi hì hục viết tay rồi truyền tay, ngày nay, samizdat phổ biến hơn nhờ công nghệ máy tính cá nhân và mạng internet. Vài năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị đọc và dịch vụ kinh doanh sách điện tử cũng đem lại nguồn cảm hứng mới cho những nhà văn nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp trên thế giới trong việc tự công bố tác phẩm qua mạng.

Rất nhiều tác phẩm samizdat trên mạng được các công ty sách, nhà xuất bản chính thống kiếm tìm xuất bản công khai, thường được gọi là “văn học mạng”, “văn học blog”. Trong khi đó, ngược lại, nhiều tác phẩm khó lách được lưỡi kéo kiểm duyệt cũng dễ dàng tìm thấy vị trí, thậm chí, tiếng vang, doanh thu khi samizdat trên mạng.

Các nhà phát hành lớn đến các công ty cung cấp dịch vụ tự xuất bản toàn cầu như Amazon, CBC hay Harlequin đều đẩy mạnh mảng kinh doanh sách số do tác giả tự xuất bản. Chính điều này làm cho samizdat trong thời đại số có thêm một hình thái mới, dân chủ hơn, văn minh hơn và nhất là tiện ích hơn cho độc giả. Đồng thời, nó cũng mang lại sự cạnh tranh cần thiết cho những nền xuất bản còn chìm đắm trong không khí kiểm duyệt hà khắc và chế độ độc quyền trong phát hành tạo trở lực cho việc tác phẩm tới tay người đọc.

Chắc chắn, đến khi hình thức samizdat trở nên phổ biến, xu hướng thời đại, thì chúng ta sẽ đặt lại vấn đề cốt tuỷ: đâu mới là tính công khai thực sự trong xuất bản?


Theo SGTT

Fortinet: 6 dự đoán bảo mật trong năm 2013

Ngày 12/12, Fortinet – công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bảo mật mạng hiệu năng cao đã công bố các dự đoán về nguy cơ bảo mật năm 2013 của FortiGuard Labs, đánh dấu sáu nguy cơ bảo mật cần phòng ngừa trong năm tới.

AMD APU Trinity A10-5800K – Mạnh mẽ ở đồ họa tích hợp

Mới đây, AMD tung ra dòng APU Trinity thế hệ thứ 2 với kiến trúc Piledriver mới. Tuy xét về sức mạnh xử lý, AMD Trinity mới chưa thể sánh bằng dòng bộ xử lý cao cấp của Intel nhưng xét về giá trị sán phẩm thì AMD đã có nhiều thành công.

Fotor: Bộ lọc phong cách Instragram cho Windows 8

Ứng dụng Fotor trên Windows 8 cho phép sử dụng nhiều bộ lọc giống Instragram để tạo hiệu ứng cho ảnh, thêm border (khung ảnh), hiệu ứng tilt-shift (thay đổi độ nghiêng) và một số tính năng khác.

Cách tăng tuổi thọ và hiệu suất cho SSD

Để đảm bảo ổ SSD luôn “khỏe mạnh” và hoạt động ổn định, bạn đừng bao giờ thực hiện thao tác Disk Defragment.

Twitter cho phép tải về bản lưu trữ dữ liệu người dùng.

Twitter đã bắt đầu cung cấp tùy chọn “Tweet Archive Download”, cho phép người dùng của tiểu blog này lưu trữ các tin nhắn mà họ đã từng đăng.

Ưu và nhược của việc sử dụng máy tính ảo

Những máy tính ảo đem lại cho người dùng quyền quản trị cũng như quản lý các tác vụ một cách dễ dàng hơn, bởi những người dùng trên cùng một máy tính cá nhân có thể sử dụng cùng một image (file duy nhất lưu trữ toàn bộ thông tin về hệ điều hành).

Lưu ảnh vào Google Drive từ trình duyệt Chrome

Google vừa công bố sự xuất hiện của phần mở rộng mới cho người dùng trình duyệt Chrome có tên Save to Drive Chrome, giúp người dùng Chrome có một cách mới để lưu hình ảnh vào tài khoản Google Drive của mình.

Facebook có thêm loạt thiết lập bảo mật mới

Cuối năm 2012, Facebook sẽ áp dụng một số tính năng bảo mật mới cho phép người dùng tùy chỉnh tốt hơn cách chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Robot sẽ là xu hướng giai đoạn tiếp theo

Nhân dịp dự và tham gia trao giải tại Cuộc thi Robotics quốc tế dành cho học sinh cấp 1 do DTT và Eduspec tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội ngày 27/10 qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã chia sẻ ý kiến từ ngành Robot đến các vấn đề khác của CNTT-TT Việt Nam .

Nếu Photoshop có thật trong cuộc sống

Bộ phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng của Adobe khi đó sẽ giúp phái đẹp tẩy vết khiếm khuyết của da, làm trắng hơn và thậm chí là mang đến cả một diện mạo mới.