Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa lên tiếng cảnh báo rất nhiều thiết bị, dịch vụ tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Qua rà quét trên không gian mạng Việt Nam, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện 6 lỗ hổng/nhóm lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng lớn đến người dùng ở Việt Nam trên các sản phẩm, dịch vụ CNTT phổ biến như: Microsoft, D-link, hệ thống WordPress, hệ điều hành Linux, Foxitsoftware, Android…
Chẳng hạn, nhóm 60 lỗ hổng trên hệ điều hành Microsoft (Chakracore, excel, Internet Explorer, Windows 7, Windows 10…) cho phép đối tượng tấn công thu thập thông tin, chèn và thực thi mã lệnh từ xa. Hay nhóm 32 lỗ hổng trên WordPress cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công thực thi mã lệnh tùy ý. Nhóm 9 lỗ hổng trên hệ điều hành Android (Android 9, Android 7.1.2, Android 10..) cho phép đối tượng tấn công thực thi mã lệnh từ xa…
Riêng với nhóm lỗ hổng trên một số thiết bị D-Link, hãng bảo mật Fortinet cho biết các lỗ hổng cho phép thực thi các đoạn mã độc hại từ xa trên các dòng sản phẩm của hãng D-Link.
Theo các nhà nghiên cứu của Fortinet, lỗ hổng ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm DIR-655, DIR- 866L, DIR-652 và DHP-1565 các dòng sản phẩm modem tích hợp wifi được phân phối phổ biến ở Việt Nam.
Tuy nhiên, lỗ hổng trên các dòng sản phẩm này dự kiến hãng D-Link sẽ không được vá, do tất cả các sản phẩm đã không được hỗ trợ. Vì vậy người dùng các bộ định tuyến này nên xem xét thay thế các sản phẩm cũ của mình để giảm thiểu rủi ro khai thác.
Các nhà vệ sinh công cộng sẽ được trang bị cảm biến phát hiện cơ thể người và gửi cảnh báo cho nhân viên thành phố nếu ai đó ngồi quá 15 phút.
Cuộc thi AI for Accessibility Hackathon do Microsoft tổ chức đã tìm được 3 ý tưởng AI đại diện cho Việt Nam tiếp tục tham dự vòng loại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tiếp nối năm 2019, Zalo AI Challenge 2019 là cuộc thi dành cho hoạt động nghiên cứu và thực hành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, có giải thưởng lớn hơn và nhiều đề bài thực tế hơn.
Trong tháng 10 này, Lào sẽ là thị trường nước ngoài thứ 3 của Viettel ra mắt dịch vụ 5G sau thị trường Campuchia, Myanmar.
Tối qua ngày 6/9, người dùng ở Việt Nam không thể tải được ứng dụng theo dõi chất lượng không khí khi ứng dụng AirVisual trên cả 2 kho ứng dụng Android và iOS. Ngoài việc vẫn có cách để sử dụng AirVisual thì còn khá nhiều các ứng dụng đo chất lượng không khí, ô nhiễm bụi mịn khác.
Theo một báo cáo của F-Secure, trong nửa đầu năm 2019 lưu lượng tấn công mạng từ các thiết bị IoT đã tăng 300% so với năm trước.
Các mẫu iPhone 11 mới của Apple đi kèm chip U11 với công nghệ siêu băng rộng (Ultra-Wideband, hay UWB). Đây không phải là công nghệ mới nhưng là lần đầu tiên xuất hiện trong một chiếc smartphone hiện đại.
Lỗ hổng bảo mật trên các thiết bị “cửa ngõ” và dùng chung mạng internet có thể khiến hàng loạt thiết bị IoT khác trong gia đình như máy pha cà phê, ổ khoá thông minh bị tấn công.
Ví điện tử MoMo và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT Information System – FPT IS) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác cùng thúc đẩy việc đưa tiện ích thanh toán điện tử Ví MoMo vào các Hệ thống Quản lý Bệnh viện FPT.eHospital và Hệ thống Chính quyền Điện tử FPT.eGov mà FPT IS đang cung cấp.
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCert nhận định các cuộc tấn công mạng tới đây sẽ vượt ra ngoài các cuộc tấn công DDoS, Botnet… Sự phát triển của AI, Big Data sẽ dẫn đến các hình thức tấn công mới, nguy hiểm hơn.