Đó cũng chính là chủ đề của Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 lần thứ IV (VFTE 2022) vừa diễn ra với sự tham gia của các bộ, ban ngành cùng những doanh nghiệp “đầu tàu” thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của quốc gia.
VFTE là diễn đàn thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép vừa phát triển đồng bộ ba trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Năm 2022, cũng là năm đầu tiên, VFTE được kết nối trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản, Singapore. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện diện tại 27 quốc gia, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa và đại diện các công thành viên của Tập đoàn tại Nhật Bản và Singapore đã đối thoại, hiến kế để phát triển cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho biết sau 20 năm làm việc tại nước ngoài đã giúp FPT trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, Hệ thống quản lý thuế TMS, Hệ thống vé tàu điện tử, Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital… đóng góp vào sự phát triển KTXH quốc gia.
Ông Khoa cũng đưa ra 5 đề xuất và cam kết FPT sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp CNTT Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của ngành và của đất nước. Đó là Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp; Thúc đẩy phá triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Make in Vietnam cho từng ngành, từng lĩnh vực; Thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ; Đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số Quốc gia; Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT.
Trong khuôn khổ sự kiện, hai sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT cũng đã được vinh danh sản phẩm số Make in Vietnam xuất sắc hạng mục kinh tế số. Cụ thể, sản phẩm FPT Cloud – Điện toán đám mây thế hệ mới đạt giải Vàng và sản phẩm FPT.eSign – Dịch vụ chữ ký số từ xa đạt giải Top 10.
FPT Cloud là nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới, sản phẩm chiến lược của Tập đoàn FPT với hơn 50 dịch vụ từ dịch vụ hạ tầng (IaaS), tới nền tảng (PaaS) và đa dạng ứng dụng (SaaS) từ FPT, cùng các đối tác trên toàn thế giới. Trong khi đó, FPT.eSign là dịch vụ ký số từ xa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, có khả năng xử lý hơn 100 giao dịch/giây, đảm bảo ổn định cả khi đột biến lượng lớn giao dịch. FPT.eSign được xây dựng trên kiến trúc chuẩn toàn cầu, cho phép tích hợp, triển khai nhanh chóng (chỉ từ 1 tuần) theo mọi mô hình kinh doanh và cho phép người dùng có thể ký số linh động mọi lúc, mọi nơi mà không bị phụ thuộc vào thiết bị phần cứng như USB Token hay SIM.
Ông Romaric Ernst – Phó Tổng Chủ tịch Marketing & Phát triển Kinh doanh Schneider Electric Khu vực Đông Á và Nhật Bản tái khẳng định vai trò đối tác số trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững cũng như kêu gọi cần hành động nhanh hơn vì một Việt Nam xanh hơn, thịnh vượng hơn.
Ngày 7/12, hội thảo Microsoft Technology Summit 2022 – sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm do Microsoft Việt Nam và các đối tác công nghệ đồng tổ chức đã diễn ra, nhằm cập nhật những công nghệ và giải pháp mới nhất của Microsoft, giúp các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số.
Amazon DataZone là một dịch vụ quản lý dữ liệu mới giúp khách hàng nhanh chóng và dễ dàng lập danh mục, tìm kiếm, chia sẻ và quản lý dữ liệu được lưu trữ trên các nền tảng như AWS, tại chỗ (on-premise) hay bên thứ ba.
Đây là con số khá ấn tượng nếu so sánh với 10.566 xã phường ở Việt Nam. Đáng chú ý là trong năm qua, hơn 5.000 đơn vị Công an mở tài khoản Zalo (OA Zalo) tính đến tháng 12/2022.
Từ ngày 28/11 đến 30/11 tại GEFE 2022, Schneider Electric và hơn 100 doanh nghiệp tham gia tọa đàm với Thủ tướng Chính phủ về kinh tế xanh.
Lâu nay, trong chuyển đổi số (CĐS), các doanh nghiệp đều có chung câu hỏi: CĐS bắt đầu từ đâu? Có người cho rằng cần bắt đầu từ việc số hóa dữ liệu, trang bị các phần mềm ứng dụng hay đẩy mạnh kinh doanh qua mạng,… Chúng tôi có cách tiếp cận khác, đã kiểm nghiệm trong thực tế có kết quả nên muốn chia sẻ cho những ai quan tâm: Nên bắt đầu từ việc nâng cao năng suất lao động của từng cá nhân, mọi việc khác để công nghệ số đảm nhiệm.
Jake Dyson, Kỹ sư trưởng tại Dyson, mới đây vừa chia sẻ trong một đoạn video mới trên kênh YouTube của thương hiệu rằng các kỹ sư tại đây đang phát triển một thế hệ sản phẩm kết nối, thông minh, và có khả năng tự cải tiến, khi công ty này đang xây dựng đội ngũ phát triển phần mềm của riêng mình.
TrueID, đơn vị phát triển ứng dụng Định danh người dùng với công nghệ AI thuộc Công ty CP VNG, trở thành tổ chức đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đạt ISO/IEC 30107-3 do iBeta chứng nhận về công nghệ xác định người thật chỉ từ một bức hình đơn.
Chương trình Kỹ năng Quản lý Tài chính được tổ chức bởi Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (CCVSA) và Visa nhằm khuyến khích sinh viên tìm hiểu và áp dụng kiến thức về tài chính cá nhân, vừa công bố 3 đội thắng cuộc Chương trình Kỹ năng Quản lý Tài chính thường niên lần thứ 10, với giải nhất thuộc về đội H2L
Hội chợ Du lịch trực tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu 2022 diễn ra từ ngày 27/11 – 28/12, có quy mô 408 doanh nghiệp với hơn 1.500 sản phẩm – dịch vụ, bao gồm tour du lịch, nhà hàng, khách sạn, đặc sản… được trưng bày trực tuyến trên sàn TMĐT Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.