Là sinh viên năm 3 nhưng cô gái trẻ Thanh Trúc đã chính thức trở thành kỹ sư Zalo nhờ tham gia chương trình Zalo Tech Fresher 2022 với dự án phân loại hình ảnh - Bad Face Classification.
Cô gái sinh năm 2001 Nguyễn Đỗ Thanh Trúc hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Trúc gia nhập vào nhóm Zalo AI Lab và nhận đề bài là tìm phương pháp lọc những hình ảnh không đạt tiêu chuẩn như không có mặt người, bị mờ, bị nghiêng, bị che… để tăng độ chính xác cho hệ thống nhận diện FaceID đang tại văn phòng Zalo.
“Một phút sau khi nhận đề bài, mình khá hoang mang vì còn mơ hồ về hướng giải quyết vấn đề. Nhưng nhìn một cách khách quan, mình thấy bài toán này khá mới lạ và có tính thử thách cao vì mình sẽ được xây dựng một mô hình có thể làm được bốn nhiệm vụ cùng lúc”, Trúc nhận xét về đề bài.
Suốt 3 tháng thực hiện dự án, Trúc cùng các bạn trẻ tham gia chương trình được trải nghiệm từ giai đoạn xây dựng bộ dữ liệu , đến thực nghiệm huấn luyện mô hình, triển khai ra thực tế nhằm theo dõi cách vận hành của mô hình cũng như đưa ra các chiến lược để cải thiện ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, cô gái trẻ cho rằng sự hỗ trợ từ các mentor (người hướng dẫn) là một phần rất quan trọng để bạn có thêm kiến thức và phát huy hết khả năng của mình trong thời gian chóng vánh. Nói vậy bởi hàng tuần Zalo đều tổ chức các buổi họp để các mentor giải đáp thắc mắc cùng các bạn trẻ. Đồng thời, để việc huấn luyện mô hình dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, Zalo đã cung cấp cho các bạn một server có sẵn GPU cùng với trang thiết bị hiện đại hàng đầu.
Vì vẫn còn là sinh viên, để cân bằng được thời gian giữa việc học tại trường và việc tập sự tại Zalo, Thanh Trúc đã lên kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý để có thể thực hiện các nhiệm vụ ở công ty mà song song đó vẫn hoàn thành đủ số tín chỉ bắt buộc tại trường để có thể tốt nghiệp đúng hạn.
Nói về lộ trình đào tạo các bạn trẻ từ con số 0, anh Khuê Nguyễn (ban chuyên môn chương trình) cho biết,khi mới vào chương trình, các bạn sẽ được tham gia các buổi trainning về kỹ năng mềm, tiếp đó là làm quen với kiến thức nền tảng và nâng cao tại Zalo như bảo mật, vòng đời phát triển sản phẩm…
Cụ thể về lộ trình đào tạo, anh Toàn Nguyễn (mentor Track ReactJS) nói thêm: “Giống như ngôi nhà muốn có nền tảng vững chắc thì cần được xây nên từ những viên gạch nhỏ bé, để kiến tạo nên một kỹ sư công nghệ trẻ tài năng cũng vậy, cần chú ý đào tạo từ những vấn đề cơ bản như kỹ năng phân tích, xử lý tình huống trong hoàn cảnh thực tiễn”.
Chương trình Zalo Tech Fresher là một trong số các chương trình được Zalo tổ chức với mục đích tuyển dụng và đào tạo nên thế hệ kỹ sư công nghệ trẻ tài năng. Chương trình dành cho các bạn sinh viên năm 3, năm 4 hoặc người đi làm dưới 1 năm kinh nghiệm.
Năm 2022, chương trình để lại ấn tượng với một số dự án như: Predicted Age Modeling – Bigdata; Flickr Photo Viewer – iOS; Xây dựng ứng dụng Chat sử dụng Reactjs x Electron framework – ReactJS…
Amazon Web Services (AWS) vừa công bố đơn vị truyền thông số Vietcetera đã chuyển toàn bộ nền tảng lên đám mây AWS để phục vụ 20 triệu người dùng toàn cầu hiệu quả hơn.
Bên cạnh các dòng smartphone thế hệ mới, Xiaomi còn thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi ra mắt robot hình người CyberOne và dự án sản xuất ô tô điện với kế hoạch đầu tư 3,3 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 11.400 tỷ đồng) cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Cuộc thi “ Design Thinking Camp” – dành cho người trẻ, start up trên quy mô toàn quốc, được tổ chức bởi Innovative Design Thinking Village (IDTV), Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, NSSC, VSMA, và các đơn vị hỗ trợ Khởi nghiệp.
Theo báo cáo của Công ty tư vấn và phân tích thị trường Mordor Intelligence, ước tính đến năm 2023, tổng giá trị thị trường TMĐT xuyên biên giới của Đông Nam Á sẽ đạt 12 tỷ USD, đóng góp tới hơn 40% tổng giá trị thị trường khu vực.
Home Credit đặt ra mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng “mua trước trả sau” mà không cần thế chấp, hỗ trợ đối tác kinh doanh, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo nghiên cứu “Số hóa thông minh: Thúc đẩy chính phủ điện tử cho người dân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của VMware vừa công bố, người dân sống trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng công nghệ số nhiều hơn bao giờ hết, nhưng các chính phủ trong khu vực vẫn chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ.
Visa đã đưa ra giải pháp cho chủ thẻ có thể tính toán lượng khí thải carbon tạo ra bởi giao dịch thanh toán qua Visa và tiếp cận các lựa chọn khác để bù đắp carbon hoặc quyên góp từ thiện ngay trên trang web hoặc ứng dụng ngân hàng.
Ngày 2/8/2022, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định.
Ngày 2/8/2022, Viettel công bố Dịch vụ chữ ký số từ xa MySign của Viettel đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp giấy phép.
FPT Software và SCSK (Nhật Bản) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn cầu, đưa bộ giải pháp công nghệ Monozukuri AUTOSAR (MaaZ) đến với các hãng sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu trong ngành ô tô, đặc biệt đến các thị trường Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.