Chúng ta đã thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia được hơn 2 năm. Sau hơn 2 năm đó, hình như chưa có một kết quả nào đáng để chúng ta tự hào nói rằng “chuyến tàu lịch sử” đã không bị bỏ lỡ. Bên cạnh đó, xuất hiện không ít những ngộ nhận, những nhận xét cảm tính về quá trình quan trọng và tất yếu này. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn đọc tham khảo.
Trong xã hội, nhiều người hiểu chuyển đổi số là việc chuyển từ ứng dụng các phần mềm rời rạc sang ứng dụng các phần mềm tổng hợp, kiểu ERP. Điều đó thế giới đã làm từ 30 năm trước. Dễ dàng nhận ra rằng dù có ứng dụng thành công ERP trong mọi tổ chức, doanh nghiệp thì cũng không làm thay đổi được phương thức sản xuất của xã hội hiện nay, mà chỉ có thể tạo ra một số cải tiến nhất định. Đó là cách làm phổ biến trong kỷ nguyên điện tử. Sang kỷ nguyên số, mọi thứ thay đổi. Yếu tố tạo ra sự khác biệt là sự xuất hiện của các cơ chế tự động thông minh tham gia vào quá trình sản xuất, làm thay đổi quy trình sản xuất, dẫn tới thay đổi phương thức sản xuất của xã hội. Đó mới là nội hàm chính của chuyển đổi số.
Có quan niệm cho rằng các công ty CNTT nghiễm nhiên là các doanh nghiệp số. Gần đây, trong một sự kiện quan trọng tầm quốc gia của ngành ICT, con số cả nước có 64.000 doanh nghiệp số đã được giới thiệu. Đó là quan niệm sai. Nếu các công ty CNTT không tự chuyển đổi số thì chính họ cũng vẫn là doanh nghiệp điện tử chứ không phải doanh nghiệp số. Có một điểm lý thú là quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp CNTT diễn ra cực kỳ mạnh mẽ và triệt để, nhất là đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. Chuyển đổi số làm cho các doanh nghiệp này thay đổi hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, trong quá trình chuyển đổi số, con người “nhường” một số việc cho máy thực hiện. Phần nhiều, đó là những việc nặng nhọc, độc hại, nhàm chán hay cần độ chính xác cao.
Trong các doanh nghiệp CNTT, khi chuyển đổi số, rất nhiều việc được thực hiện theo nguyên tắc tự động thông minh. Đơn cử như việc lập trình (coding) sẽ do máy đảm nhiệm vì máy làm nhanh hơn con người hàng triệu lần, lại rất dễ dàng sửa đổi, hiệu chỉnh khi con người chỉ ra những lỗi cần sửa và hướng dẫn cho máy điều chỉnh. Cơ chế máy học và học sâu giúp máy phát triển các hệ thống ứng dụng một cách hoàn hảo. Việc tổ chức dữ liệu cũng được giao cho máy. Máy tổ chức dữ liệu hoàn toàn khác với cách thức mà con người vẫn làm trong hàng chục năm qua, khoa học hơn, chặt chẽ hơn và dễ quản trị hơn theo nguyên lý tổ chức phiên bản số đúng nghĩa của các thực thể. Những doanh nghiệp CNTT thực hiện chuyển đổi số theo hướng này mới trở thành doanh nghiệp số.
Vì có máy làm thay người nên các doanh nghiệp số thường không có nhiều lao động mà là nhiều robots, cả cứng lẫn mềm. Nhân sự chủ lực của các doanh nghiệp số là các nhà phân tích và thiết kế hệ thống tài giỏi, những người dạy máy những điều mới mẻ mà con người có thể nghĩ ra nhưng không tự thực hiện được. Một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự hình thành của các SME trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số. Đó là các doanh nghiệp công nghệ số với quân số nhỏ nhưng có khả năng tạo ra các công cụ số cho cả triệu người dùng và có doanh thu không hề nhỏ.
Không ít người nói đến Internet kết nối vạn vật (Internet of things) nhưng hình như chưa đánh giá đúng về vai trò của chúng. Thực tế là trong rất nhiều hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, rất ít khi IoT được đề cập tới, thời lượng chính là dành cho các sản phẩm kiểu ERP mà con người vẫn phải tự cập nhật dữ liệu. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn đâu là cội nguồn của quá trình chuyển đổi số thì mới nhận diện đúng vài trò của các IoT. Gốc rễ của chuyển đổi số bắt nguồn từ khả năng thu thập dữ liệu tự động độc lập với con người. Việc này chỉ có các thiết bị IoT mới làm được. Chúng được chế tạo ra là để phục vụ mục đích này và cũng nhờ có sự tồn tại của các cảm biến, camera, RFID, GPS, QR code,… mà vạn vật mới có thể có được phiên bản số của mình trên Internet. Nghĩa đen của cụm từ Internet of things (Internet kết nối vạn vật) chính là xuất phát từ điều đó.
Dựa trên các dữ liệu do IoT thu thập, người ta phát triển các cơ chế tự động thông minh (các CPS) để sử dụng vào quy trình sản xuất. Sự xuất hiện của các CPS làm thay đổi quy trình sản xuất, giúp nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc máy làm thay người mà năng suất lao động tăng thêm, điều quan trọng hơn là máy không những có thể làm thay con người mà còn có thể làm tốt hơn nhiều, bởi máy có thể thực hiện cả những gì mà trước đó con người không thể thực hiện, có thể liên kết đa chiều, xử lý và mở rộng các tương tác logic gần như không có giới hạn. Vì khả năng này, người ta xem chuyển đổi số là động lực của CMCN 4.
Gần đây, trong một số buổi phỏng vấn, phóng viên hay hỏi diễn giả “Anh đánh giá thế nào về tình hình ứng dụng chuyển đổi số?”. Đây là một câu hỏi sai. Ở Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất thủ công bán tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Chuyển đổi số không phải là một công nghệ mới. Vì thế, không thể nói “ứng dụng chuyển đổi số”.
Cũng có nhiều tải liệu đề cập tới vấn đề “Cần nhanh chóng chuyển đổi số để phục hồi kinh tế và phát triển sau đại dịch”. Đó là cách nói theo cảm tính. Khi nói “phục hồi” người ta nghĩ đến chuyện cố gắng trở lại như cũ, theo cách cũ nhưng với nỗ lực cao hơn. Điều đó không đúng với tinh thần chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải ứng dụng một công nghệ mới cho cách làm cũ mà là sự chuyển đổi hoàn toàn từ cách làm cũ sang cách làm hoàn toàn mới! Như thế, nên hiểu chuyển đổi số là chìa khóa phát triển kinh tế VN lên một tầm cao mới là kinh tế số chứ không đơn thuần là liều thuốc phục hồi.
Ai cần được hưởng chính sách ưu tiên? Trong thực tế đã có địa phương ưu đãi chuyên gia CNTT bằng chính sách cho hưởng mức lương với hệ số hơn 2 lần hay đang nghiên cứu cho hưởng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân. Điều đó có thể là cần thiết trong kỷ nguyên điện tử. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số, các chuyên gia CNTT không còn đóng vai trò trung tâm nữa. Vai trò đó chuyển sang các chuyên gia chuyên ngành (domain experts). Ngày nay, các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực mới là những người quyết định sự thành bại của chuyển đổi số, bởi vì chỉ có họ mới hiểu rõ nhất quy trình sản xuất trong lĩnh vực mà mình là chuyên gia cần thay đổi như thế nào. Cái họ cần là công cụ và chính sách để thực hiện. Đối với các chuyên gia CNTT, nếu vẫn giữ cách làm cũ thì rất dễ bị loại khỏi cuộc chơi vì những gì vốn là niềm tự hào của họ như lập trình, kiểm soát hệ thống,… thì nay, máy làm tốt hơn nhiều. Chính họ phải phấn đầu trở thành chuyên gia công nghệ số – những người có khả năng dạy cho máy thông minh hơn – nếu không, sẽ không có tương lai.
Chúng ta cùng chia sẻ những gì chưa làm được hay làm chưa đúng để cùng nhau chung tay, góp sức thực hiện chuyển đổi số một cách chắc chắn, hiệu quả, từng bước một chuyển dịch phương thức sản xuất của toàn xã hội hướng tới nền kinh tế số, xã hội số – đó là việc lớn nhất, quan trọng nhất của đất nước trong 20 – 30 năm tới.
Schneider Electric đã hợp tác với Johnson & Johnson, nhằm tư vấn chuyển đổi số nhà máy của Johnson & Johnosn tại Normandy (Pháp) để giảm thiểu dấu chân carbon.
Amazon Global Selling Việt Nam cho biết sự kiện mua sắm thường niên của Amazon, Prime Day, sẽ chính thức diễn ra vào tháng 7/2022 tại hơn 20 quốc gia.
Ngày 28/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập Tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025.
Khi dịch Covid kéo dài suốt 2 năm, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các báo cáo mới cho thấy ngành này ở Việt Nam đang phục hồi, với góp công của các dịch vụ thanh toán số.
Vừa qua, Xiaomi Việt Nam chính thức hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), ủy quyền ra mắt gian hàng mở bán sản phẩm Xiaomi chính hãng trên nền tảng Shopee và Lazada.
Ngành du lịch Đông Nam Á đang trên đà phục hồi, các báo cáo mới Google cho thấy người Mỹ tìm kiếm nhiều thông tin về du lịch Việt Nam, trong khi đó, du lịch Singapore là mối quan tâm lớn của nhiều người Việt.
Übank – một ứng dụng ngân hàng số được phát triển bởi VPBank vừa hợp tác với nền tảng CleverTap để tối ưu hóa trải nghiệm, tăng khả năng thu hút, tương tác và thúc đẩy dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dùng.
Kênh mua sắm trực tuyến mới của vivo Việt Nam là Tiktok Shop vừa được ra mắt người dùng.
Ngày 23/4, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) đã được tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số đến năm2025.