Nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao hơn 36% cho nhân sự có kỹ năng về AI

Theo một nghiên cứu do Amazon Web Services (AWS) vừa công bố, khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng rộng rãi, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao hơn tới 36% cho người lao động trong khu vực ASEAN có kỹ năng và kinh nghiệm AI, trong đó nhân sự trong lĩnh vực IT (49%) và trong nghiên cứu và phát triển (46%) là những người được trả lương nhiều nhất.

Để hiểu rõ hơn về các xu hướng sử dụng và nhu cầu về kỹ năng liên quan đến AI tại các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), AWS đã tài trợ Access Partnership thực hiện nghiên cứu trong khu vực “Thúc đẩy kỹ năng AI: Chuẩn bị để lực lượng lao động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẵn sàng cho tương lai.” Gần 1500 người lao động và 5000 người sử dụng lao động tại 9 quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan đã tham gia khảo sát. 

Ngoài sự gia tăng đáng kể về tiền lương, 97% người lao động trong khu vực ASEAN kỳ vọng kỹ năng AI của họ sẽ có các tác động tích cực đến nghề nghiệp, bao gồm tăng hiệu suất, tăng mức độ hài lòng trong công việc và thăng tiến nhanh hơn. 92% người lao động tại ASEAN quan tâm đến phát triển kỹ năng AI để đẩy nhanh sự nghiệp, và mối quan tâm này xuất hiện trong mọi thế hệ. Khoảng 93% người lao động thuộc thế hệ Gen Z, 93% thuộc thế hệ Millennial và 90% thuộc thế hệ Gen X muốn có kỹ năng AI, ngoài ra 86% người lao động thuộc thế hệ baby boomer – đối tượng nhân khẩu học đang chuẩn bị nghỉ hưu – cho biết họ sẽ tham gia một khóa học nâng cao kỹ năng AI nếu được đề nghị. 

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng năng suất lao động do nhân lực có kỹ năng AI mang lại cho khu vực ASEAN rất to lớn. Những người sử dụng lao động tham gia khảo sát kỳ vọng năng suất lao động trong tổ chức của họ sẽ tăng 54% nhờ công nghệ AI tự động hóa các tác vụ trùng lặp (69%), cải thiện quy trình và kết quả (68%) và tăng cường truyền thông giao tiếp (64%). Người lao động tin rằng AI có thể giúp họ tăng 54% năng suất lao động.

Các tổ chức tại ASEAN tập trung đầu tư vào AI

Chuyển đổi sang AI tại ASEAN đang diễn ra nhanh chóng. 97% người lao động mong muốn tổ chức của họ trở thành công ty vận hành trên nền tảng AI vào năm 2028. Hầu hết các công ty (96%) tin rằng bộ phận IT của họ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, họ cũng dự đoán rằng các bộ phận nghiên cứu và phát triển (94%), tài chính (93%), bán hàng và tiếp thị (92%), nhân sự (87%) và pháp lý (81%) cũng mang lại giá trị đáng kể từ AI. 

Đi sâu hơn vào những lĩnh vực quan trọng trong khu vực ASEAN, nghiên cứu này cho thấy ngành Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính đang đi đầu trong ứng dụng AI, với 97% các tổ chức hiện đang sử dụng các công cụ và giải pháp AI, ngay sau đó là ngành Viễn thông (96%) và Khu vực công (92%).

AI tạo sinh – loại hình AI có thể nhanh chóng tạo nội dung và ý tưởng mới, bao gồm các cuộc trao đổi, câu chuyện, hình ảnh, video, nhạc và các nội dung khác – đã thu hút được sự chú ý của công chúng từ năm ngoái, và công nghệ này cũng đã góp phần chuyển đổi môi trường làm việc tại ASEAN. Hơn 97% người sử dụng lao động và người lao động tham gia khảo sát kỳ vọng sử dụng các công cụ AI tạo sinh trong vòng 5 năm tới, trong đó 76% người sử dụng lao động cho biết ‘tăng cường đổi mới và sáng tạo’ là lợi ích to lớn nhất, sau đó là tự động hóa các tác vụ trùng lặp (66%), và cải thiện kết quả công việc (64%). 

Emmanuel Pillai, Trưởng bộ phận Đào tạo và Chứng chỉ AWS khu vực ASEAN khẳng định – “AI tạo sinh mang tới cơ hội chưa từng có để chuyển đổi các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Nghiên cứu này cho thấy rằng kỹ năng AI là bắt buộc đối với lực lượng lao động tương lai. Các lĩnh vực từ dịch vụ tài chính tới xây dựng và bán lẻ đều đang nhanh chóng đón nhận AI, đó là lý do khiến nhân lực có kỹ năng AI là yếu tố thiết yếu để thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và năng suất tại khu vực. AWS đang giúp các tổ chức như NAB Innovation Centre Vietnam và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực, nhờ đó họ có thể nắm bắt và làm chủ các công nghệ mới, gồm cả AI, cho công việc của mình”. 

Thúc đẩy đào tạo thu hẹp khoảng trống kỹ năng AI

Nghiên cứu này cho thấy khoảng trống lớn về kỹ năng AI cần được xóa bỏ để bảo đảm khu vực này có đầy đủ điều kiện phát huy những lợi ích về mặt năng suất của AI. Thuê tuyển nhân lực có kỹ năng AI được 90% doanh nghiệp tại ASEAN ưu tiên, trong đó gần 72% không tìm kiếm được nhân lực AI cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng trống nhận thức về đào tạo, trong đó 81% người sử dụng lao động cho biết họ không biết cách thực hiện chương trình đào tạo AI cho nhân viên. Trong khi đó, 73% người lao động cho biết họ không chắc chắn về những lộ trình sự nghiệp mà trong đó kỹ năng AI có thể hữu ích. 

Nghiên cứu chỉ ra nhu cầu về sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ, các ngành và các đơn vị giáo dục đào tạo để giúp các doanh nghiệp tại ASEAN triển khai các chương trình đào tạo về AI cũng như hướng dẫn người lao động sử dụng kỹ năng AI của mình trong những vị trí công việc phù hợp, để khai thác những khả năng AI mới học được. 

“Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, việc nâng cao kỹ năng cho người lao động về AI, được thành lập dựa trên các khuôn khổ và nguyên tắc đạo đức, không chỉ là một lựa chọn chiến lược, mà còn là một yêu cầu quan trọng đối với các chính phủ và tổ chức trên khắp châu Á – Thái Bình Dương”, Tiến sĩ Rupa Chanda, Giám đốc Bộ phận Thương mại, Đầu tư và Đổi mới, Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) cho biết. Báo cáo này cho thấy tương lai của việc làm đòi hỏi một lực lượng lao động được trang bị trình độ AI để điều hướng những thách thức mới nổi và khai thác các cơ hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững và công bằng cũng như đổi mới toàn diện.

Kể từ năm 2017, AWS đã đào tạo 50.000 người tại Việt Nam, và hơn 1,2 triệu người trong khu vực ASEAN về kỹ năng đám mây. Tuy nhiên, cùng với quá trình ứng dụng nhanh chóng các công nghệ trên nền đám mây như AI, cần phải làm nhiều hơn nữa để đào tạo nguồn nhân lực trên quy mô lớn, giúp các tổ chức có thể đổi mới sáng tạo và tăng trưởng trong tương lai khi ứng dụng AI.

Vào tháng 11/2023, Amazon đã ra mắt sáng kiến AI Ready để bổ trợ cho cam kết của Amazon trong việc đào tạo miễn phí kỹ năng điện toán đám mây cho 29 triệu người trên toàn cầu vào năm 2025.  Thông qua sáng kiến AI Ready, Amazon cung cấp một số khóa đào tạo miễn phí về AI và AI tạo sinh, trong đó có 7 khóa học bằng tiếng Việt, phù hợp với các vị trí công việc kỹ thuật và phi kỹ thuật, để mọi người đều có thể phát triển kỹ năng AI của mình. Các khóa học này bổ sung cho hơn 100 khóa học và tài nguyên học tập khác về AI, máy học và AI tạo sinh được cung cấp qua AI Skill Builder và AWS Educate – là các trung tâm học tập số dành cho những người học mới nhập môn và nâng cao.


Có thể bạn quan tâm
Ra mắt CADDi Drawer: Nền tảng quản lý bản vẽ ứng dụng AI giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, quản trị sản xuất

CADDi Vietnam vừa chính thức ra mắt SaaS CADDi Drawer – nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây (SaaS) được phát triển dựa trên công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI), kỳ vọng đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các khó khăn tồn đọng trong quy trình vận hành – quản trị sản xuất.

Chó dẫn đường dựa trên AI có thể sớm thành hiện thực

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Tây Bắc (Trung Quốc) vừa công bố một bước tiến đáng kể trong mô hình ngôn ngữ lớn của trí tuệ nhân tạo (AI).

Sản xuất bền vững, tăng trưởng xanh – hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp

Ngày 26/3, Công ty QTSC và Trung tâm Hỗ trợ & Tư vấn Chuyển đổi Số TPHCM (DXCenter) tổ chức Hội thảo về “Sản Xuất Bền Vững Hướng Đến Tăng Trưởng Xanh”, nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất bền vững và mô hình tăng trưởng xanh, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về việc xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất xanh và phát triển kinh tế bền vững. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 23 năm thành lập Khu Công viên phần mềm Quang Trung (16/3/2001 – 16/3/2024).

Toyota Việt Nam hệ thống lưu trữ dữ liệu lên cấp petabyte bằng công nghệ của Synology

Toyota Việt Nam vừa công bố hợp tác với Synology, nhằm nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu lên cấp petabyte hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu ngày càng tăng của doanh nghiệp.

Nền tảng VNPT iAlert cảnh báo sự cố cháy nổ

Với thiết bị đầu cuối tích hợp vào hệ thống PCCC hiện có của khách hàng, VNPT iAlert không chỉ gửi và nhận tin cảnh báo một cách nhanh nhất mà còn cung cấp phần mềm trực tuyến để giám sát và quản lý thiết bị trên các nền tảng website và smartphone.

Dell hợp tác với NVIDIA ra giải pháp AI Factory

Dell AI Factory (Xí nghiệp sản xuất vận hành bằng AI) kết hợp NVIDIA là giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện giúp doanh nghiệp nhanh chóng tận dụng tối đa các khoản đầu tư vào AI.

Các y tá AI sẽ có giá 9 USD/giờ, rẻ chỉ bằng 1/10 so với lương y tá thật

Sức khỏe của nhiều người có thể sớm nằm trong tay các y tá AI được hỗ trợ bởi Nvidia với khoản phí dịch vụ khá rẻ so với chi phí khám chữa thông thường.

Microsoft và NVIDIA hợp tác thúc đẩy ứng dụng AI tạo sinh trong doanh nghiệp

Microsoft và NVIDIA vừa công bố mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài bằng những tích hợp mới, tận dụng các công nghệ AI tạo sinh và Omniverse™ mới nhất của NVIDIA trên Microsoft Azure, các dịch vụ AI của Azure, Microsoft Fabric và Microsoft 365.

Gemini của Google sắp tích hợp vào… iPhone?

Tờ Bloomberg đưa tin, Apple và Google đang đàm phán để tích hợp mô hình AI Gemini của Google vào iPhone. Nếu thỏa thuận này thành hiện thực, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào công ty xAI của Elon Musk và OpenAI của Sam Altman.

VNPT đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần  3700 – 3800 MHz phát triển mạng 5G

Chiều ngày 19/3, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới.