Người dân khu vực châu Á- Thái Bình Dương mong muốn sử dụng dịch vụ số chất lượng cao

Theo nghiên cứu "Số hóa thông minh: Thúc đẩy chính phủ điện tử cho người dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" của VMware vừa công bố, người dân sống trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sử dụng công nghệ số nhiều hơn bao giờ hết, nhưng các chính phủ trong khu vực vẫn chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ.

Nghiên cứu này do Deloitte thực hiện cho thấy, tại các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, việc các cá nhân sử dụng dịch vụ công được cung cấp trực tiếp đã giảm xuống một nửa chỉ trong hai năm vừa qua, và 77% người dân hiện nay chủ yếu sử dụng nền tảng số để truy nhập các dịch vụ công.  

Tuy nhiên, 67% đối tượng tham gia khảo sát kỳ vọng chất lượng dịch vụ công tương đương với chất lượng dịch vụ do các đơn vị thuộc khu vực tư nhân cung cấp, với 41% người dân gặp khó khăn khi tự truy cập các dịch vụ số do thiếu kỹ năng số cơ bản hoặc hạ tầng số không thích hợp. Khi có thêm 900 triệu người sử dụng internet mới vào năm 2025 ở các nước trong khu vực (Úc, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc), nhu cầu đầu tư vào các dịch vụ số của chính phủ tiếp tục tăng.  

Sylvian Cazard, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng Giám đốc VMWare khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Từ nghiên cứu có thể thấy rằng người dân kỳ vọng cấp độ – và chất lượng dịch vụ – tương đương với cấp độ và chất lượng dịch vụ do các công ty hay tổ chức tư nhân cung cấp. Cung cấp dịch vụ qua hạ tầng đa đám mây cũng như các ứng dụng và dịch vụ hiện đại được container hoá là cách thức của tương lai. Do đó chính phủ các nước cần điều chỉnh tư duy và nguồn lực theo các xu hướng này để đáp ứng đúng nhu cầu của người dân”.

Sự sẵn sàng chuyển đổi số trong tương lai của chính phủ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có rất nhiều điểm khác biệt giữa các quốc gia. Ở Singapore, 84% người kỳ vọng truy cập các dịch vụ công với tần suất bằng hoặc cao hơn hiện nay trong 5 năm tới và 76% đồng ý hoặc rất nhất trí rằng chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho công nghệ.

Việt Nam, 85% đối tượng tham gia khảo sát mong muốn học được những kỹ năng số mới hoặc sử dụng nền tảng mới và 80% dự kiến truy cập các dịch vụ công với tần suất bằng hoặc cao hơn hiện nay trong 5 năm tới. Trong khi đó, 81% đối tượng tham gia khảo sát tại Indonesia thoải mái hơn với việc sử dụng công nghệ số, đáng lưu ý hơn, các website của chính phủ đã thay thế dịch vụ cung cấp trực tiếp và trở thành biện pháp truy nhập dịch vụ công phổ biến nhất hiện nay. 

Tương tự, 82% đối tượng tham gia khảo sát tại Úc kỳ vọng hầu hết các dịch  vụ công sẽ được cung cấp trực tuyến trong vòng 5 năm tới và mong muốn có trải nghiệm tích hợp hơn. 55% người dân Úc sẵn lòng cung cấp dữ liệu cá nhân nếu dữ liệu này có thể giúp đơn giản hóa việc truy cập dịch vụ. An ninh dữ liệu cũng là mối quan tâm hàng đầu của người dân Úc khi truy cập các dịch vụ công. 

Ở Hàn Quốc và Nhật Bản tỷ lệ này cao hơn, đạt mức 90%. Tại Ấn Độ cũng có đến 89% ý kiến tham gia khảo sát mong muốn học kỹ năng số mới hoặc sử dụng nền tảng mới. 

Có thể bạn quan tâm
Tính toán lượng khí thải carbon tạo ra khi… xài tiền

Visa đã đưa ra giải pháp cho chủ thẻ có thể tính toán lượng khí thải carbon tạo ra bởi giao dịch thanh toán qua Visa và tiếp cận các lựa chọn khác để bù đắp carbon hoặc quyên góp từ thiện ngay trên trang web hoặc ứng dụng ngân hàng.

UBND tỉnh Nam Định và FPT ký kết hợp tác chuyển đổi số

Ngày 2/8/2022, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định.

Dịch vụ chữ ký số từ xa MySign của Viettel chính thức được cấp phép

Ngày 2/8/2022, Viettel công bố Dịch vụ chữ ký số từ xa MySign của Viettel đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp giấy phép.

FPT Software hợp tác với SCSK triển khai bộ giải pháp AUTOSAR ra toàn cầu

FPT Software và SCSK (Nhật Bản) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn cầu, đưa bộ giải pháp công nghệ Monozukuri AUTOSAR (MaaZ) đến với các hãng sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu trong ngành ô tô, đặc biệt đến các thị trường Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

MobiFone ký kết hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với tỉnh Vĩnh Long

Tại Thành phố Vĩnh Long, đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone và UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.

Mức tăng lượng người dùng GoFood ở Hà Nội cao gấp 5 lần ở TPHCM

Tổng lượng đơn hàng đặt qua nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood 6 tháng đầu năm 2022 tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021.

Công ty nền tảng 3D nổi tiếng của Pháp khánh thành văn phòng ở Hà Nội

Dassault Systèmes đã cắt băng khánh thành văn phòng mới tại Việt Nam, chính thức tạo lập quan hệ và củng cố cam kết với một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Vinhomes có ứng dụng trợ lý ảo riêng

Ngày 27/7/2022, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt tính năng Trợ lý ảo tích hợp trên ứng dụng Vinhomes Resident và website Vinhomes Online, dành cho cư dân và khách hàng Vinhomes.

Doanh nghiệp chuyển phát nhanh cạnh tranh bằng dịch vụ giá trị gia tăng

Báo cáo của Allied Market Research ước tính tổng giá trị thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam năm 2021 đạt mốc 0,71 tỷ USD và con số này dự kiến sẽ tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030, với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm là 24,1%.

Schneider Electric xây dựng nền tảng đào tạo nhân lực Trung Tâm Dữ Liệu

Với chứng nhận CPD (Continuing Professional Development – Phát triển nghề nghiệp liên tục), Học viện Schneider Electric, trước đây là Học viện Trung tâm Dữ liệu APCTM, sẽ cung cấp đến một triệu khóa học cho hơn 650.000 người dùng trên toàn cầu