Khi dịch Covid kéo dài suốt 2 năm, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các báo cáo mới cho thấy ngành này ở Việt Nam đang phục hồi, với góp công của các dịch vụ thanh toán số.
Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm dịch 2020 – 2021. Mãi đến quý 1 năm 2022, thị trường F&B mới thực sự hồi phục trở lại. Theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo tính đến hết quý 1/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với Quý 4/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.
Dự kiến trong quý 2, ngành F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa nhờ 2 nguyên nhân:
Một là, nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.
Hai là, nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm.
Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4/2022 cũng phần nào phản ánh xu hướng này, khi mức tăng trưởng đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 1/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4/2021.
Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026. Trong khi đó, VNDirect cũng cho rằng, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, từ 10-12% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.
Thanh toán không tiếp xúc (contactless) góp công
Trong hội thảo về Thực phẩm và đồ uống được tổ chức mới đây, Mastercard đã chia sẻ khảo sát “Chỉ số thanh toán mới 2021″ của họ, trong đó 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy việc tiếp cận các hình thức thanh toán mới nổi của họ đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có đến 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái. Có tới 2/3 số người được khảo sát, trong đó có 75% thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 – 1996), chia sẻ rằng họ đã thử các phương thức thanh toán mới mà họ nghĩ rằng mình sẽ không sử dụng nếu không có đại dịch.
Ở Việt Nam, theo số liệu được thống kê trên mạng lưới đối tác F&B của Payoo, các nguồn thanh toán phổ biến là Thẻ (thẻ nội địa và thẻ quốc tế) chiếm 85 %, QR code qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng chiếm 15%. Trong nguồn thanh toán thẻ, hình thức thanh toán không tiếp xúc (contactless) có xu hướng tăng cao. Quý 1/2022, thanh toán không tiếp xúc chiếm khoảng 38% trên khối lượng và 33.5% theo giá trị giao dịch. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 4/2022, thanh toán không tiếp xúc đang chiếm đến gần 44% tổng khối lượng giao dịch và chiếm gần 40% giá trị giao dịch.Trong khi đó, con số này ở Quý 4/2021 lần lượt là 27% và 28%.
Hiện tại, Payoo phối hợp với đối tác Mastercard triển khai ưu đãi tại nhiều cửa hàng F&B nhằm khuyến khích khách hàng trải nghiệm hình thức thanh toán mới phù hợp hơn trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn tồn tại, giúp người dân hạn chế tiếp xúc, doanh nghiệp xử lý nhanh gọn, đơn giản hóa quá trình thanh toán của khách hàng.
Do các yêu cầu về thanh toán điện tử tại quầy tăng cao, Payoo cũng đã tích cực kết nối để triển khai giải pháp chấp nhận mọi thanh toán tại các đối tác mới là Haidilao, Jollibee và Highlands Coffee, Gongcha,…
Theo đó, tại hơn 400 cửa hàng của Highlands Coffee trên toàn quốc và các cửa hàng Jollibee, Gongcha, Haidilao,… khách hàng có thể thanh toán bằng bất kỳ phương thức thanh toán nào: Thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR của hơn 40 ngân hàng và ví điện tử phổ biến trên thị trường, và cả các phương thức thanh toán mới nổi như thanh toán không tiếp xúc.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) chia sẻ: “Do những giới hạn của đại dịch, người dân đã buộc phải sử dụng các phương thức thanh toán mới, dần dần trở nên yêu thích và hình thành một “thói quen số”. Do đó, việc các doanh nghiệp chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán số, thanh toán toàn diện không chỉ là bước “đi trước, đón đầu” nữa mà đã là yêu cầu cấp thiết để đa dạng hóa kênh bán hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và vững vàng đón nhận các thách thức khác trong tương lai”.
Vừa qua, Xiaomi Việt Nam chính thức hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), ủy quyền ra mắt gian hàng mở bán sản phẩm Xiaomi chính hãng trên nền tảng Shopee và Lazada.
Ngành du lịch Đông Nam Á đang trên đà phục hồi, các báo cáo mới Google cho thấy người Mỹ tìm kiếm nhiều thông tin về du lịch Việt Nam, trong khi đó, du lịch Singapore là mối quan tâm lớn của nhiều người Việt.
Übank – một ứng dụng ngân hàng số được phát triển bởi VPBank vừa hợp tác với nền tảng CleverTap để tối ưu hóa trải nghiệm, tăng khả năng thu hút, tương tác và thúc đẩy dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dùng.
Kênh mua sắm trực tuyến mới của vivo Việt Nam là Tiktok Shop vừa được ra mắt người dùng.
Ngày 23/4, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) đã được tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số đến năm2025.
Được đánh giá và giám sát bởi bên thứ ba là ISB – Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc, VNPT Cloud của VNPT hiện đang là một trong số ít các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đạt được chứng chỉ danh giá này.
Chỉ Dẫn Đỏ là tên chuỗi toạ đàm do thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức, đã chính thức phát sóng số đầu tiên, chủ đề “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”.
Cùng với Schneider Electric, PepsiCo đã công bố sáng kiến pep+ REnew đầu tiên trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B).
MoMo Tài chính – Bảo hiểm vừa công bố cán mốc 10 triệu người dùng sau 4 năm cung cấp dịch vụ trên nền tảng của mình.