Ngành công nghệ thông tin: không còn “hot”, nhưng luôn “khát”

Vài năm trở lại đây, ngành CNTT không còn hút sinh viên như trước nữa. Các bạn học sinh không mấy mặn mà với ngành này bởi rất nhiều lý do, trong đó lý do dễ thấy nhất do CNTT không còn là ngành “hot”, tỷ lệ sinh viên ra trường ở lĩnh vực này có việc làm thấp cũng là nguyên nhân khiến các em e dè khi đến với CNTT. Thế nhưng thực tế lĩnh vực CNTT lại đang rất “khát” nhân lực, có rất nhiều cơ hội việc làm tốt, hấp dẫn mà các bạn có thể nắm bắt hoặc tham khảo.

Ngành công nghệ thông tin: không còn “hot”, nhưng luôn “khát” - 08q24cca


“Khát” nhân lực

Có thể nói, lĩnh vực CNTT là một trong những ngành nghề hiện nay tuy không còn “hot” như trước nhưng nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực này rất lớn, bởi quy mô của các doanh nghiệp cũng như của ngành này đang ngày càng phát triển và được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác cũng như sự đổ bộ của các doanh nghiệp trong ngành “xâm lấn” ra thị trường nước ngoài. Cụ thể, trong năm 2013, các doanh nghiệp gia công phần mềm cho thị trường nước ngoài như Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) đang rất “khát” nhân lực (cần tuyển  2.200 – 2.300 người); Công ty TMA; KMS, Global Cybersoft…cũng cho biết nhu cầu tuyển dụng nhân lực rất lớn, bởi đơn hàng nhiều và do các doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường.

Đó là thực tại, tương lai TP.HCM xác định đến năm 2015: nhu cầu nhân lực CNTT cần của thành phố lên đến 56.518 người, đến năm 2020 là 67.324 người (báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Dự báo nguồn nhân lực CNTT tại TP.HCM giai đoạn 2011-2020” của Tiến sĩ Cao Hào Thi).

Chắc hẳn, các bạn cũng đã nghe nói nhiều về “Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT”. Để thực hiện đề án này thành công, Chính phủ xác định cần khoảng 1 triệu nhân lực. Con số nhân lực này quả không hề nhỏ, là cơ hội rất tốt cho các bạn khi tham gia vào lĩnh vực CNTT. Các bạn tham gia học CNTT không có nghĩa là chỉ để phục vụ cho ngành CNTT mà còn làm việc trong các cơ quan, ban ngành nhà nước, các tổ chức tài chính, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, giao thông… Chưa kể CNTT còn được xác định là hạ tầng của các hạ tầng để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác. Như vậy, CNTT sẽ có mặt ở mọi ngóc ngách của cuộc sống.

Mới đây, Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành CNTT giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu của việc thành lập Ban chỉ đạo là nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành đến năm 2020.  Theo đó, đến năm 2015, ngành CNTT sẽ cần khoảng 700 người, và đến năm 2020 là khoảng 800 người. Bên cạnh đó, là nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước ở địa phương, các Sở TT-TT cần khoảng 2.800 người, các Phòng Văn hóa Thông tin cấp quận, huyện khoảng 700 người, và đến năm 2020 cần khoảng 3.100 người ở các Sở, khoảng 730 người ở các Phòng…

Những con số trên mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ về nhu cầu rất lớn của xã hội đối với nhân lực CNTT. Đây là những thông tin rất tốt cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào mùa thi 2013 tham khảo trong việc lựa chọn ngành nghề, phát triển tương lai của mình.

Ngành công nghệ thông tin: không còn “hot”, nhưng luôn “khát” - 9rp33pkg


Nhìn thực tại, khắc phục tương lai

Nhu cầu nhân lực lĩnh vực CNTT đang “khát” là có thực. Nhưng phải nhìn nhận một thực tế rằng, hiện nay, tỷ lệ sinh viên CNTT ra trường làm trái ngành, nghề vẫn còn rất cao (theo số liệu thống kê của Sở TT-TT TP.HCM, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay chiếm đến 70%, nhưng trong đó chỉ có 43% sinh viên làm việc đúng chuyên ngành), tỷ lệ không kiếm được việc làm cũng nhiều, hầu hết sinh viên đi xin việc gặp khó khăn, bị nhà tuyển dụng từ chối.

Không xin được việc, phải làm trái ngành, trái nghề phần lớn là do các bạn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như chưa hòa nhập được với doanh nghiệp. Ở rất nhiều chương trình, hội thảo, ngày hội việc làm…do các doanh nghiệp, hội tin học, các trường đại học phối hợp tổ chức, nhà tuyển dụng luôn than thở về sự yếu kém của sinh viên. Ngay khâu đầu tiên khi nhận hồ sơ của các bạn nhà tuyển dụng đã không mấy hài lòng. Có những bạn qua được vòng này vào đến phỏng vấn, cứ ú ớ, trả lời không nên hơi, nói lăng cộc lốc, không có trọng tâm, không trình bày gì được về khả năng bản than. Khi nhà tuyển dụng hỏi sự am hiểu của các bạn về công ty, rất nhiều bạn lơ mơ, thậm chí có bạn còn không nhớ, không đọc đúng tên công ty… Càng đi sâu vào các vòng trong, các bạn càng bộc lộ rõ sự yếu kém, thiếu tìm tòi, hiểu biết của mình đối với chính ngành nghề và công việc mà mình muốn làm.

Ngoài chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất chú trọng đến các kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tiếng Anh…Những kỹ năng này được các nhà tuyển dụng nhắc đi nhắc lại, thậm chí nhấn rất mạnh, rất gay gắt trong các cuộc tiếp xúc với các bạn sinh viên nhưng dường như sự cải thiện vẫn  chưa đáng kể.

Có thể kết luận rằng, lĩnh vực CNTT không thiếu các cơ hội tốt cho các bạn phát triển. Các doanh nghiệp vẫn đang mong mỏi chờ đón các bạn. Nhưng để được họ tiếp nhận, các bạn phải ý thức nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân, trau dồi, tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng để đáp ứng và nâng tầm mình lên.



Diệu Hạnh
Tin học & Nhà trường tháng 3.2013

Các ứng dụng iPhone làm thay đổi thế giới của bạn

iPhone lần đầu tiên tung ra thị trường cách đây gần 5 năm và đã làm rung chuyển cả thế giới. Sự thành công của sản phẩm này một phần là nhờ vào ứng dụng tuyệt vời trên đó. Dưới đây là những ứng dụng làm thay đổi thế giới người dùng.

Tại sao năm 2013 là năm của đồng hồ thông minh

Giữa nhiều suy đoán về tương lai của đồng hồ thông minh (smartwatch), thì số người nhất trí thời điểm đã tới đang tăng lên.

AMD tiết lộ chiến lược Unified Gaming tại GDC 2013

Tại diễn đàn các nhà phát triển game GDC vừa qua, AMD ddaxc tiết lộ chiến lược mới của hãng với mục tiêu hướng đến thị trường game toàn cầu. Với “Unified Gaming Strategy”, AMD sẽ dồn toàn bộ sự tập trung cho thị trường game, trong đó bao gồm các hệ máy chơi game, nền tảng game đám mây, máy tính bảng và máy tính cá nhân. Bằng cách kết hợp với các nhà sản xuất phần cứng cũng như các nhà phát triển game, AMD hi vọng hiệu năng xử lý đồ họa trong game của mình sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Học Sử Việt trên di động

Góp phần tạo sự hứng thú trong việc đọc và học Sử, TH&NT xin gửi đến các bạn học sinh những ứng dụng rất hữu ích được xây trên các thiết bị di động Android với các chức năng tra cứu, tìm hiểu và kiểm tra trắc nghiệm những kiến thức lịch sử.

Mẹo đặt lịch gửi tin nhắn tự động cho iPhone

Thông thường để gửi tin nhắn chúc mừng, kỷ niệm thì bạn thường phải soạn tin nhắn và ngồi chờ đúng thời điểm để gửi đi. Giờ đây việc chờ đợi này sẽ được công cụ biteSMS làm thay bạn.

Người dùng làm gì trên smartphone và tablet?

Có bao giờ bạn thắc mắc những người dùng khác sẽ làm gì với chiếc smartphone hay máy tính bảng của họ? Lướt web, check mail, chơi game hay xem ảnh “hot”?

Windows Blue sẽ chính thức lộ diện trong tháng 6

Ít ngày sau khi bản nâng cấp Windows Blue của Windows 8 bị rò rỉ trên Internet, Microsoft đã thông báo về sự kiện Build 2013 dành cho các nhà phát triển sẽ diễn ra vào tháng 6 tới đây, mà nhiều khả năng sẽ là dịp để Microsoft chính thức công bố Windows Blue.

20 ứng dụng tốt nhất cho Windows Phone

20 ứng dụng này sẽ phục vụ những nhu cầu quan trọng của người dùng Windows Phone như đăng nhập mạng xã hội, sắp xếp công việc, nhắn tin và gọi điện miễn phí, phần mềm đọc sách, tập luyện thể thao…

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ pin trên smartphone?

Thời lượng pin là một yếu tố không kém phần quan trọng để bạn cân nhắc trước khi chọn mua một chiếc smartphone. Tuy nhiên, chỉ số dung lượng pin (đơn vị mAh) không phải luôn quyết định rằng pin trên smartphone sẽ hoạt động được bao nhiêu tiếng.

Giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đại

Giải pháp Symantec Endpoint Protection Small Business Edition 2013 (SEP SBE 2013) – bảo vệ thiết bị đầu cuối 2013 phiên bản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là sản phẩm bảo mật chiến lược của Symantec đã được tung ra thị trường Việt Nam.